Tổ Chức Hiệu Quả Hoạt Động Dạy Học Lịch Sử Địa Phương Tại Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư

và phong phú, nhưng để thực hiện nhiệm vụ này, GV chỉ cần chọn lựa một nguồn tư liệu trong số đó là về đền thờ vua Lê – nơi vừa có giá trị nội dung về hiện vật, di vật, cổ vật, công trình kiến trúc tiêu biểu:

+ GV đưa ra hình ảnh về di tích đền thờ Lê Đại Hành (ảnh đền thờ và một số di vật, cổ vật thuộc di tích trên sau lần khai quật khảo cổ năm 1997 như gạch trang trí, gạch xây dựng in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, đồng tiền “Thái Bình hưng bảo”…) và yêu cầu HS dựa vào các hình ảnh ví dụ để trả lời câu hỏi: Di tích lịch sử - văn hóa là gì?

+ HS quan sát ảnh, đọc tài liệu LSĐP và phát biểu ý kiến. GV khuyến khích HS phát biểu theo suy nghĩ và ý hiểu của mình.

+ GV nhận xét, bổ sung và chốt lại khái niệm về Di tích lịch sử - văn hóa. GV mở rộng: Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận của DSVH vật thể, nên có thể gọi tắt di tích lịch sử - văn hóa là di sản. Sau đó, cũng dựa trên tư liệu hình ảnh minh họa về di tích đền thờ Lê Đại Hành, GV giúp học sinh phân biệt các khái niệm: di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, danh lam thắng cảnh.

- Mặt khác, nguồn tư liệu về di sản rất phong phú: tranh ảnh, hiện vật, video… và phạm vi nội dung rất đa dạng về lĩnh vực lịch sử, văn học – ca dao, đồng dao, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc… Vì vậy, GV trong quá trình dạy học phải khéo léo sử dụng đa dạng các tư liệu này để tăng sự hứng thú của HS đối với bài học và thể hiện được cụ thể, chính xác, đa chiều kiến thức về LSĐP.

- Ngoài ra, khi dạy học về LSĐP nhưng không được tách rời, độc lập với lịch sử dân tộc. Bởi vậy, khi khai thác tài liệu về di sản địa phương cần liên hệ vị trí, mối quan hệ của nó với lịch sử cả nước để HS có cái nhìn toàn diện, đa chiều và nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc học LSĐP. Ví dụ khi dạy về di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư ở trên lớp, GV không thể bỏ qua việc liên hệ với lịch sử Việt Nam ở thế kỉ X – giai đoạn buổi đầu của thời kì xây dựng nhà nước độc lập Đại Cồ Việt. Trong khi đó, tài liệu về di sản Hoa Lư – kinh đô xưa của nước ta thời kì Đinh - Tiền Lê là một minh chứng sống động về cả một giai đoạn lịch sử đã đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của chế độ phong kiến nước ta ở các thế kỉ sau.

- Những tài liệu về di sản được sử dụng trong hình thức này như là các phương tiện trực quan, nguồn kiến thức do đó cần được kết hợp chặt chẽ với trình bày

miệng và các phương pháp dạy học khác như sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án. Tuy là dạy học ở trên lớp học nhưng GV có thể tổ chức phân công nhiệm vụ học tập cho HS theo nhóm, tương ứng với các tiểu dự án. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm HS sẽ phân công nhiệm vụ, đi thu thập và xử lí thông tin, hoàn thiện và báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm trước lớp. Việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học khiến cho bài học lịch sử ở trên lớp trở nên lôi cuốn HS và kích thích sự hứng thú, say mê học tập ở các em.

Về các biện pháp thực hiện khi sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học trên lớp cần vận dụng cấu trúc mềm dẻo của bài học lịch sử theo kiểu dạy học nêu vấn đề, các hoạt động của bài học phải linh hoạt, sáng tạo.

(*) Sử dụng tài liệu, tranh ảnh để khởi động quá trình nhận thức của HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Trên cơ sở mục tiêu, kiến thức cơ bản của bài học, GV tổ chức hoạt động khởi động, dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề để tạo hứng thú học tập cho các em. Mục tiêu của tình huống học tập ở hoạt động khởi động là với việc quan sát một số hình ảnh, lược đồ, video tư liệu về nội dung có liên quan đến bài học, HS sẽ được kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. Trên cơ sở đó, GV nêu lên bài tập nhận thức, cũng chính là mục tiêu nhận thức cơ bản của bài học.

Để khởi động quá trình nhận thức của HS khi tiến hành bài học LSĐP “Di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Ninh Bình”, GV thực hiện:

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 10

- GV tổ chức hoạt động theo 4 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ: Hãy kể tên các di tích ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

- Các nhóm có thời gian 3 phút thảo luận và trình bày trên phiếu học tập.

- Sau khi các nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm, GV cung cấp lược đồ, hình ảnh của 8 di tích ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tính đến năm 2014. Đó là: 2 di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (1994 và 2000), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003); 5 di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Phố Cổ Hội An (1999), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010); Thành nhà Hồ (2011), 1 Di sản thế giới hỗn hợp (di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới): Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

- GV giới thiệu khái quát về 8 di sản vật thể của thế giới ở Việt Nam và Quần thể danh thắng Tràng An (video về Quần thể khu du lịch Tràng An…). Chỉ rõ trên lược đồ 1 số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu nhất: Trung tâm cố đô Hoa Lư, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, chùa Bái Đính …

GV dẫn dắt vào bài học: Vậy thế nào là di tích lịch sử - văn hóa và tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa? Di tích lịch sử - văn hóa nào là đặc trưng nhất của quê hương Ninh Bình? Di tích lịch sử ấy phản ánh nội dung lịch sử nào của địa phương và dân tộc? Đánh giá (nhận xét) của em về di tích đó? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề nói trên.

(*) Hướng dẫn HS sử dụng tài liệu, tranh ảnh của DSVH để hình thành kiến thức

Sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong hoạt động hình thành kiến thức có thể thực hiện nhằm mục đích:

- Sử dụng để khôi phục kiến thức lịch sử, giúp HS tạo biểu tượng lịch sử một cách chân thật, chính xác.

- Tổ chức HS tìm hiểu tài liệu, tranh ảnh của di sản và báo cáo trước lớp.

- Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

GV có thể tổ chức đàm thoại, nêu vấn đề trao đổi, thảo luận, tranh luận cho HS.

Ví dụ: Ở hoạt động tìm hiểu về về DSVH tiêu biểu Cố đô Hoa Lư (thuộc Quần thể danh thắng Tràng An) là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Ninh Bình. Vì vậy, GV tập trung cho HS khai thác kĩ hơn về di tích này.

GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm tìm hiểu về di tích và các giá trị của di tích dựa trên chuỗi hình ảnh minh họa dành cho từng nhóm (thời gian quan sát tư liệu về di sản là 1 phút cho mỗi nhóm). Chuỗi tư liệu minh họa này bao gồm các hình ảnh chạy thành 3 dải song song được thiết kế trên ứng dụng Powerpoint tương ứng với 3 gợi ý để thực hiện 3 nhiệm vụ dành cho các nhóm:

+ Nhóm 1: Địa điểm phân bố, loại hình và cấp quản lý của di tích cố đô Hoa Lư (Sơ đồ khu di tích Cố đô Hoa Lư, hình ảnh đền vua Đinh, đền vua Lê, núi Mã Yên)

+ Nhóm 2: Kể tên nhân vật và sự kiện lịch sử gắn liền với di tích cố đô Hoa Lư? (Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân; Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế; ảnh Lê Hoàn đánh Tống, bình Chiêm; Lê Hoàn cày ruộng tịch điền; Lý Công Uẩn dời đô về Đại La)

+ Nhóm 3: Trình bày hiểu biết về lễ hội cố đô Hoa Lư (lễ hội Trường Yên) (Hình ảnh khai mạc Lễ hội Cố đô Hoa Lư; Lễ rước nước trên sông Hoàng Long; Múa cờ lau tập trận và một số hình ảnh phần hội trong lễ hội Trường Yên)

Hết thời gian hoạt động nhóm, các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày kết quả thống nhất của nhóm mình. Sau mỗi sản phẩm của nhóm trình bày, GV tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, phản biện và có thể định hướng thêm một số câu hỏi để HS hiểu kĩ hơn về các nội dung như hình ảnh rồng vàng trong lễ hội Hoa Lư gắn với “Sự tích sông Hoàng Long”,… Cuối cùng, GV kết luận, xâu chuỗi lại cả 3 vấn đề.

(*) Sử dụng tư liệu, tranh ảnh của DSVH trong hoạt động củng cố và luyện tập.

Mục tiêu của hoạt động luyện tập là nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Để giúp củng cố kiến thức đã học, GV đưa ra các nhiệm vụ học tập yêu cầu HS tự huy động vốn kiến thức mới được lĩnh hội để giải quyết. Cụ thể là yêu cầu các em vẽ lại sơ đồ tư duy về kiến thức cơ bản (từ khóa chính) của bài, hoặc GV có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm theo nội dung kiến thức của bài.

Ở hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức về một số di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Ninh Bình trong đó có di sản Cố đô Hoa Lư (cả di sản vật thể và phi vật thể), GV tổ chức trò chơi theo nhóm “Khám phá bức tranh bí ẩn”. Một bức tranh được giấu trong 8 ô chữ bí ẩn. Mỗi ô chữ sẽ có một gợi ý về một mảnh ghép của bức tranh đó. Các nhóm lần lượt lựa chọn ô chữ mình trả lời, các nhóm khác cùng tham gia trả lời câu hỏi trong ô chữ ấy trên bảng phụ. 8 ô chữ bí ẩn là 8 câu hỏi – chìa khóa để lật 8 mảnh ghép của bức tranh bí ẩn. Các câu hỏi này được thiết kế đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức thể hiện di sản góp phần phát triển tính tích cực, sự hứng thú của HS khi tham gia hoạt động nhằm củng cố, hoàn thiện các kiến thức đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

Ô số 1: Kinh đô Hoa Lư của nhà nước Đại Cồ Việt tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 944 – năm 1009 B. Từ năm 944 – năm 979

C. Từ năm 968 – năm 1009 D. Từ năm 968 – năm 1010 Đáp án: D

Ô số 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành bài đồng dao của trẻ em thuộc cố đô Hoa Lư xưa: “Tập tầm vông/ Bổng bồng bông/ Có đức …/ Chữa khỏi bệnh mọc lông/ Cho đức vua nhà Lý”.

Đáp án: Nguyễn Minh Không

Ô số 3: Nội dung nào trong hình ảnh dưới đây không nằm trong phần Lễ của lễ hội cố đô Hoa Lư ?

A. Nghi lễ rước nước. B. Tế cửu khúc.

C. Hội cờ người. D. Lễ mộc dục. Đáp án: Hội cờ người

Ô số 4: Nhận định sau đây nói về danh nhân văn hóa nào của tỉnh Ninh Bình?

“ … Một vai gánh vác cả đôi sơn hà”

Đáp án: Thái hậu Dương Vân Nga

Ô số 5: Giải thích địa điểm “Đại Hữu” trong câu tục ngữ “Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương/Giang sinh thánh” ?

Đáp án: Làng Đại Hữu – xã Gia Phương – Gia Viễn là nơi sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng (kèm theo hình ảnh tư liệu về di sản)

Ô số 6: Nơi hiện đang lưu giữ cột kinh cổ nhất của Việt Nam là ở đâu ? (hình ảnh tư liệu về di sản và hiện vật cột kinh cổ)

Đáp án: Chùa Nhất Trụ - xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình

Ô số 7: Trong kho tàng văn hóa dân gian Hoa Lư có câu ca dao nói về một đặc sản nổi tiếng của kinh đô Hoa Lư. Đó là món ăn gì?

“Dập dìu cánh hạc chơi vơi

Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô Khi đi nhớ cậu cùng cô

Khi về lại nhớ ………………………….”

Đáp án: Cá rô Tổng Trường (kèm theo hình ảnh minh họa về di sản ẩm thực)

Ô số 8: Hãy lắng nghe đoạn nhạc sau đây và liệt kê tên những địa điểm gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa được nhắc đến trong đoạn nhạc vừa nghe. (kèm theo đoạn nhạc trích từ bài hát: “Ninh Bình quê mẹ” – nhạc sĩ Thuận Yến sáng tác)

Đáp án: 1. Bích Động; 2. Cố đô Hoa Lư; 3. Nhà thờ đá Phát Diệm.

(*) Sử dụng tư liệu, tranh ảnh của DSVH để tổ chức hoạt động vận dụng và mở rộng.

Hoạt động sau cùng của tiết học LSĐP trên lớp về DSVH Cố đô Hoa Lư phải là hoạt động liên hệ, mở rộng vấn đề nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, giúp HS có thể biến lý thuyết sách vở thành thực tiễn hành động.

GV mở rộng về thực trạng bảo tồn di sản vật thể hiện nay thông qua một số hình ảnh minh họa và đặt câu hỏi: Theo em, giải pháp nào để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa?; Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa? Và cuối cùng GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà viết bài thu hoạch với chủ đề: Cần phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương? Hoặc ra bài tập về nhà yêu cầu các em sưu tầm thêm tư liệu có liên quan đến di tích đã học.

2.3.1.2. Tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học lịch sử địa phương tại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư

Tiến hành bài học tại nơi có di sản - Bài học tại thực địa là một thế mạnh và có khả năng thực hiện cao trong dạy học lịch sử địa phương. Bởi vì, có thể khai thác DSVH địa phương ở xung quanh địa bàn HS sinh sống, rất gần gũi với nhà trường và sự hiểu biết ban đầu của các em. Tư liệu về di sản tại thực địa chính là sự cụ thể hóa kiến thức trong sách vở, giúp HS dễ dàng hiểu các vấn đề khái quát, trừu tượng của môn học để hiểu sâu sắc thêm kiến thức. Ngoài giúp các em hiểu những kiến thức về di sản nói chung, tổ chức bài học tại di sản còn rèn luyện HS các kĩ năng như sưu tầm tài liệu, phỏng vấn, làm hồ sơ, làm việc nhóm, quay phim, chụp ảnh… Trên cơ sở đó, giúp HS hình thành thái độ tích cực, yêu quê hương, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Vì vậy, việc tổ chức hiệu quả bài học LSĐP tại di sản tiếp tục góp phần phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho HS.

So với bài học LSĐP được tiến hành trên lớp, bài học LSĐP được tiến hành tại di sản có nội dung phong phú hơn, có nhiều lựa chọn hơn với nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ: về loại hình kiến trúc nghệ thuật ở Cố đô Hoa Lư, GV có thể lựa chọn địa điểm dạy học tại đền vua Đinh (hai cặp Long sàng, cửa Bắc, tòa nhà Bái

đường…) hoặc có thể lựa chọn di tích đền vua Lê với khu trưng bày các hiện vật khảo cổ. Bởi vậy, bài LSĐP tại di sản ngoài nội dung, chủ đề rộng, phong phú hơn còn có tính linh hoạt tùy theo đặc điểm của mỗi trường; không bị bó buộc về thời gian diễn ra bài học; khả năng khai thác tư liệu của HS cũng nhiều hơn… Tuy vậy, bài học tại di sản ngoài tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của bài học nội khóa còn phải thực hiện đầy đủ các bước tiến hành của một bài học tại thực địa.

Bài học tại di sản có thể tiến hành theo hai cách:

Cách 1: GV kết hợp cùng với ban quản lí di sản để tiến hành bài học nghiên cứu kiến thức mới như sau:

- Mở đầu bài học, GV giới thiệu khái quát về nội dung kiến thức có liên quan đến di sản.

- Sau đó, GV mời một cán bộ địa phương (có thể là cán bộ thuộc ban quản lý di tích, hay hướng dẫn viên du lịch) trình bày cụ thể về nội dung kiến thức bài học liên quan đến di sản. Đối với loại bài học này thì trước đó GV cần trao đổi kĩ với cán bộ địa phương để đảm bảo việc trình bày nội dung bài học và kết hợp giới thiệu, tham quan di tích, không biến buổi học thành buổi tham quan ngoại khóa.

- Cuối cùng, GV chốt lại những vấn đề chính của bài học. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà tổ chức các hoạt động sau buổi học như viết báo cáo, trưng bày, triển lãm…

Cách 2: Đối với bài học chủ yếu do GV đảm nhiệm, có thể tiến hành theo hai hướng:

Thứ nhất, GV liên hệ với ban quản lý di tích chuẩn bị một một phòng riêng ở nơi có di sản (nếu có) để tiến hành dạy học bình thường như ở trên lớp. Sau đó hướng dẫn HS tham quan những dấu vết, chứng tích, hiện vật có liên quan để minh chứng và làm rõ hơn những kiến thức cơ bản vừa mới học.

Thứ hai, GV sử dụng dấu vết, hiện vật tại di sản là đồ dùng trực quan khi tiến hành bài học ngay tại phòng trưng bày (nếu có) hoặc nơi có chứng tích, hiện vật của di sản.

Ở đây chúng tôi tiến hành theo cách thứ hai với các biện pháp:

a. Xác định đúng mục đích của bài học

Mục tiêu này phải đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và

phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS. Đây là công việc đầu tiên giúp định hướng toàn bộ quá trình sư phạm của bài học.

Ví dụ: Mục đích, yêu cầu cụ thể khi dạy học bài “Tìm hiểu di sản Cố đô Hoa Lư tại di tích lịch sử Đền vua Đinh – vua Lê” là: Qua bài học, HS đạt được:

Về kiến thức:

+ HS được củng cố những kiến thức được học trên lớp về bước đầu xây dựng nhà nước phong kiến độc lập ở thế kỉ X và tiếp thu mở rộng kiến thức về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư.

+ Trình bày được sự hình thành, giá trị lịch sử và văn hóa của di tích lịch sử Đền thờ vua Đinh và Đền thờ vua Lê.

+ Giải thích được lí do tại sao vua Đinh lại chọn Hoa Lư làm nơi định đô. Đánh giá được vị trí của kinh thành Hoa Lư trong lịch sử. Lí giải được nguyên nhân vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long).

Về kĩ năng:

+ Rèn cho HS kĩ năng liên hệ kiến thức lí thuyết trong sách vở với thực tiễn.

+ Rèn luyện cho HS một số kĩ năng thao tác tư duy, phân tích, so sánh rút ra kết luận, kĩ năng quan sát đối chiếu, kĩ năng sưu tầm nghiên cứu, xử lí tư liệu lịch sử.

Về thái độ: Hứng thú, say mê với bài học lịch sử tại di sản. Xây dựng lòng tự hào đối với di sản dân tộc. Từ đó hình thành ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản.

Về năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực chuyên biệt: Thực hành bộ môn LS: Khai thác kênh hình, sử dụng lược đồ...; Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; Nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm.

+ Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

Mục tiêu của bài học chính xác, cụ thể sẽ giúp GV định hướng được các công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động dạy học tại thực địa sao cho phù hợp, đảm bảo cho sự thành công của bài học tại di sản.

b. Chuẩn bị tiến hành bài học tại di sản chu đáo, kỹ lưỡng

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí