Bảng 1.12. Thuận lợi của giáo viên trong việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Kết quả | Tỷ lệ | |
Bộ GD và Sở GD quan tâm (tổ chức tập huấn năm 2011, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình…) | 9 | 64,3% |
Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu | 3 | 21,4% |
Học sinh hứng thú, hưởng ứng | 9 | 64,3% |
Có thể huy động xã hội hóa cho HS tham quan, học tập tại di sản | 5 | 35,7% |
Giáo viên được đào tạo, có trình độ ứng dụng CNTT tốt | 6 | 42,8% |
Học sinh có thể khai thác, ứng dụng tốt CNTT | 6 | 42,8% |
Tài nguyên mạng phong phú | 6 | 42,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Khi Khai Thác Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương Tỉnh Ninh Bình
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương
- Khái Quát Về Thực Trạng Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư
- Vị Trí, Mục Tiêu, Nội Dung Cơ Bản Của Lịch Sử Địa Phương Trong Chương Trình Lịch Sử Lớp 10 Trung Học Phổ Thông Tỉnh Ninh Bình
- Tổ Chức Hiệu Quả Hoạt Động Dạy Học Lịch Sử Địa Phương Tại Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư
- Vận Dụng Dạy Học Dự Án Để Tổ Chức Tham Quan Học Tập Tại Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Kết quả cho thấy những thuận lợi chủ yếu là thuộc về yếu tố chủ quan, nhân tố con người như sự quan tâm của ngành giáo dục (64,3% GV), HS hứng thú tham gia (64,3%), năng lực GV và HS tương đối thuận lợi (chiếm 42,8% ý kiến). Còn lại yếu tố cơ sở vật chất được đánh giá thấp nhất trong các thuận lợi (chỉ có 21,4% GV).
Thứ chín là đối với những khó khăn của GV, chúng tôi đặt ra câu hỏi: Theo thầy (cô), những khó khăn khi sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào dạy học lịch sử địa phương là:
Bảng 1.13. Khó khăn của giáo viên trong việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Kết quả | Tỷ lệ | |
Nguồn sử liệu còn hạn chế | 6 | 42,8% |
Thời lượng chương trình còn ít | 10 | 71,4% |
Dạy học trải nghiệm, tham quan học tập tại di sản khó khăn do thiếu kinh phí | 12 | 85,7% |
Dạy học lịch sử địa phương chưa được quan tâm đúng mức do không thi môn lịch sử | 9 | 64,3% |
Phải đầu tư, mất nhiều thời gian | 5 | 35,7% |
Trình độ công nghệ thông tin của GV còn hạn chế | 2 | 14,3% |
Khả năng khai thác công nghệ thông tin của học sinh còn hạn chế | 3 | 21,4% |
Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu | 6 | 42,8% |
Điều đáng mừng là đa số các GV được hỏi đều không gặp khó khăn gì chủ quan mà đều là những trở ngại mang tính khách quan như 71,4% GV cho rằng thời lượng chương trình LSĐP còn quá ít, 85,7% GV có ý kiến việc dạy học trải nghiệm, tham quan học tập tại di sản khó khăn do thiếu kinh phí và 64,3% GV
nhận thấy dạy học LSĐP hiện tại chưa được quan tâm đúng mức. Đó cũng là những nguyên nhân dù khách quan nhưng rất lớn dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc giảng dạy LSĐP ở các trường THPT hiện nay.
- Về kết quả khảo sát học sinh:
Để tìm hiểu hứng thú, phương pháp học tập của HS đối với bộ môn và sự hiểu biết về DSVH địa phương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 121 HS tại một số trường THPT thuộc tỉnh Ninh Bình theo vùng miền: thành phố (THPT Đinh Tiên Hoàng), nông thôn (THPT Gia Viễn B), vùng sâu (THPT Gia Viễn C), qua một số câu hỏi:
Thứ nhất, Về mức độ yêu thích bộ môn Lịch sử của HS. Chúng tôi đã hỏi: “Em có thích Lịch sử không?”. Kết quả là:
Bảng 1.14. Các mức độ thích môn Lịch sử của học sinh
Rất thích | Thích | Không thích | |
121 HS | 23 | 89 | 9 |
100% | 19% | 73,6% | 7,4% |
Kết quả điều tra cho thấy 92,6% số HS được hỏi yêu thích bộ môn Lịch sử, trong đó có 19% rất thích, và 73,6% thích bộ môn Lịch sử. Như vậy đa số các em đã nhận thức được đúng đắn vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. Chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số HS về vấn đề này và được biết: Những em trả lời thích học môn Lịch sử bởi môn học này giúp em có được kiến thức bổ ích về lịch sử dân tộc và thế giới, về truyền thống đấu tranh vẻ vang bất khuất của thế hệ đi trước,… Thêm vào đó là các em thích những câu chuyện lịch sử qua lời kể của giáo viên và qua những hoạt động học tập được tổ chức linh hoạt ở trường, lớp và địa điểm lịch sử, giúp các em có cái nhìn sinh động, chân thực, kích thích sự tò mò và tái hiện phần nào đó những gì cha ông ta ngày trước đã trải qua.
Trong số các em được điều tra có 7,4% HS không thích bộ môn Lịch sử vì kiến thức môn Lịch sử nhiều sự kiện, khó nhớ; hình thức học tập chủ yếu là hoạt động học tập nhàm chán, tẻ nhạt ở trên lớp. Vì vậy, theo chúng tôi khâu đột phá mang tính chất nền tảng nhất thuộc về việc tổ chức các hình thức và biện pháp giảng dạy của đội ngũ GV.
Thứ hai, về nhận thức của HS đối với DSVH địa phương: Với câu hỏi: Hãy kể tên từ 3 đến 5 di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Ninh Bình mà em biết?
Kết quả như sau: có 119/121 HS trả lời, trong đó:
119 HS (98,3%) đều kể tên được từ 3 đến 5 di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Ninh Bình.
Cá biệt có 17 HS (14,3%) cho rằng Cố đô Hoa Lư và Đền thờ vua Đinh - vua Lê là hai di tích khác nhau.
Để tìm hiểu đánh giá của HS về vị trí của DSVH Cố đô Hoa Lư, chúng tôi có câu hỏi: Theo em, di tích nào là đặc trưng nhất của tỉnh Ninh Bình?
Bảng 1.15. Quan niệm của học sinh về di tích đặc trưng nhất của tỉnh Ninh Bình
Kết quả | Tỷ lệ | |
Cố đô Hoa Lư | 90 | 75,6% |
Chùa Bái Đính | 19 | 16% |
Khu du lịch sinh thái Tràng An | 10 | 8,4% |
Di tích khác | 0 | 0% |
Như vậy có đến 75,64% HS đánh giá được vị trí, tính đặc trưng của DSVH Cố đô Hoa Lư trong hệ thống DSVH địa phương của tỉnh Ninh Bình, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức sử dụng DSVH này vào dạy học LSĐP ở tỉnh Ninh Bình.
Để đánh giá mức độ hiểu biết của các em về LSĐP, với 5 câu hỏi TNKQ về kiến thức LSĐP, kết quả thu được là:
Bảng 1.16. Hiểu biết của học sinh về kiến thức lịch sử địa phương
Số lượng HS trả lời | Kết quả | ||
Đúng | Sai | ||
Câu 1. Chỉ rõ được công lao lớn nhất của Đinh Bộ Lĩnh | 121 | 15 (12,4%) | 106 (87,6%) |
Câu 2. Nêu tên của kinh đô nhà nước quân chủ chuyên chế độc lập đầu tiên | 121 | 91 (75,2%) | 30 (24,8%) |
Câu 3. Chỉ ra tên của di tích chứng tỏ sự quan tâm đến luật pháp của nhà Đinh | 115 | 44 (38,3%) | 71 (61,7%) |
Câu 4. Nêu được tên danh nhân có công “Phá Tống, bình Chiêm” ở thế kỉ X | 121 | 72 (59,5%) | 51 (42,1%) |
Câu 5. Trình bày được tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê | 117 | 59 (50,4%) | 58 (49,6%) |
Trong 5 câu hỏi thì HS trả lời sai nhiều nhất ở các câu 1; 3 và 5, đó là việc đánh giá sai công lao lớn nhất của anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh (87,6% HS); có 61,7% HS chưa xác định được di tích có liên quan đến chính sách luật pháp của nhà
Đinh và có 49,6% HS trả lời sai về cơ cấu tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê. Điều đáng lo ngại là đây không chỉ là những kiến thức của LSĐP mà còn là kiến thức lịch sử Việt Nam đã được học (Bài 17 – Lịch sử lớp 10).
Thứ ba là, đánh giá nhận thức của HS về tầm quan trọng của việc sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: Mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương tỉnh Ninh Bình cho học sinh:
Bảng 1.17. Mức độ quan tâm của học sinh đến di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong học tập lịch sử địa phương
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |
117 HS | 65 | 50 | 2 |
96,7% | 55,6% | 42,7% | 1,7% |
Kết quả điều tra cho thấy 95% số HS được hỏi nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP, trong đó có 55,6% thấy rất cần thiết, và 42,7% thấy cần thiết. Như vậy đa số các em đã nhận thức được đúng đắn vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của LSĐP.
Thứ tư, về nguồn tài liệu học tập. Với câu hỏi: Em đã được học tập về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư thông qua nguồn tư liệu:
Bảng 1.18. Nguồn tài liệu học sinh sử dụng trong việc học tập lịch sử địa phương
Kết quả | Tỷ lệ | |
Tài liệu học lịch sử địa phương của Sở GD&ĐT Ninh Bình | 94 | 77,7% |
Sách của các nhà nghiên cứu về lịch sử địa phương | 40 | 33% |
Nguồn tư liệu trên Internet | 84 | 69,4% |
Nguồn tư liệu khác | 9 | 7,4% |
Như vậy, kết quả này cho thấy HS chủ yếu dựa vào 2 nguồn tài liệu chính là Tài liệu học lịch sử địa phương của Sở GD&ĐT Ninh Bình (chiếm 77,7%) và Nguồn tư liệu trên Internet (trong đó có nhiều nguồn tư liệu chưa chính thống và chưa được kiểm định) (chiếm 69,4%). Số HS được tiếp cận với sách nghiên cứu, tư liệu chính thống về LSĐP còn ít (chiếm 33%). Điều này ảnh hưởng không ít đến khả năng tiếp cận kiến thức chân thực, chuẩn xác về DSVH và kết quả học tập LSĐP của HS.
Thứ năm, về mức độ tham gia các hình thức dạy học LSĐP, với câu hỏi: Mức độ em đã được học tập LSĐP thông qua các hình thức tổ chức dạy học:
Bảng 1.19. Mức độ học sinh tham gia các hình thức dạy học lịch sử địa phương
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Hiếm khi | Chưa bao giờ | |
Nội khóa trên lớp | 18 14,9%) | 65 (53,7%) | 33 (27,3%) | 5 (4,1%) |
Học tập tại di sản | 2 (1,6%) | 43 (35,6%) | 37 (30,6%) | 39 (32,2%) |
Ngoại khóa: | ||||
- Tham gia cuộc thi, trò chơi lịch sử | 7 (5,8%) | 47 (38,8%) | 52 (43%) | 15 (12,4%) |
- Tham gia lễ hội/ tham quan di tích | 19 (15,7%) | 46 (38%) | 40 (33,1%) | 16 (13,2%) |
- Biểu diễn nghệ thuật (đóng kịch...) | 10 (8,3%) | 15 (12,4%) | 50 (41,3%) | 46 (38%) |
- Đọc sách | 34 (28,1%) | 65 (53,7%) | 17 (14%) | 5 (4,1%) |
- Chăm sóc di tích | 3 (2,5%) | 46 (38%) | 42 (34,7%) | 30 (24,8%) |
Tham quan học tập tại di sản (thực hiện nhiệm vụ học tập, về lớp báo cáo) | 1 (0,8%) | 44 (36,4%) | 46 (38%) | 30 (24,8%) |
Kết quả cho thấy, HS thường xuyên được học tập thông qua hình thức đọc sách (28,1%), nội khóa trên lớp (14,9%) và tham quan di tích (15,7%) nhiều hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ ở mức độ này còn thấp, mà chủ yếu là ở mức độ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi, thậm chí tỉ lệ HS chưa bao giờ được tham gia học tập một số hình thức dạy học khá cao như: 32,2% tại di sản; 38% hoạt động sân khấu hóa, biểu diễn nghệ thuật...
Thứ sáu, về các hình thức HS được tham gia kiểm tra đánh giá kết quả học tập LSĐP, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Kiến thức mà em đã học về lịch sử địa phương nói chung (trong đó có di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư) được kiểm tra, đánh giá thông qua các hình thức nào dưới đây? Kết quả thu được sau đó:
Bảng 1.20. Các hình thức học sinh được tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử địa phương
Kết quả | Tỷ lệ | |
Kiểm tra miệng | 44 | 36,4% |
Bài kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết, học kì) bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm (khách quan, tự luận) | 53 | 43,8% |
Bài tập là sản phẩm học tập (có tiêu chí đánh giá): | ||
+ Bài báo cáo thuyết trình | 56 | 46,3% |
+ Video tự làm | 21 | 17,3% |
+ Bài tập sưu tập về sử liệu địa phương… | 46 | 38% |
Đánh giá/ chấm điểm qua hồ sơ học tập (vở ghi, | 32 | 26,4% |
Được đánh giá/ chấm điểm qua việc giáo viên quan sát các hoạt động trên lớp (thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm, mức độ hoàn thành việc được giao...) | 43 | 35,5% |
Được tham gia vào việc đánh giá, chấm điểm (Phiếu đánh giá có tiêu chí chấm cụ thể) | 14 | 11,6% |
sản phẩm học tập...)
Như vậy, có gần 50% HS được hỏi đã được tham gia vào các hình thức đánh giá khác nhau, trong đó nhiều nhất là hình thức HS làm bài báo cáo thuyết trình (46,3%) và hình thức kiểm tra viết (43,8%). Việc HS được tham gia tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng còn ít (11,6% HS).
Thứ bảy là những thuận lợi của HS, chúng tôi đặt ra câu hỏi và thu được kết quả: Theo em, việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong học tập lịch sử địa phương có những thuận lợi:
Bảng 1.21. Thuận lợi của học sinh khi giáo viên sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương
Kết quả | Tỷ lệ | |
Bộ GD và Sở GD quan tâm, nhà trường chú trọng | 67 | 55,4% |
Cơ sở vật chất (máy tính, máy chiếu, mạng Internet) đáp ứng yêu cầu | 55 | 45,4% |
Học sinh hứng thú, hưởng ứng tham gia | 94 | 77,7% |
Có thể huy động xã hội hóa (đóng góp của gia đình, xã hội) cho HS tham quan, học tập tại di sản | 71 | 58,7% |
Giáo viên được đào tạo, có trình độ ứng dụng CNTT tốt | 65 | 53,7% |
Học sinh có thể khai thác, ứng dụng tốt CNTT | 80 | 66,1% |
Tài nguyên mạng phong phú | 57 | 47,1% |
Như vậy, có khoảng 50% HS được hỏi đều có chung ý kiến là có rất nhiều thuận lợi để sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong học tập LSĐP. Trong đó, điều đáng mừng là ở tỉ lệ cao nhất có tới 77,7% các em cho rằng thuận lợi ở HS hứng thú, hưởng ứng tham gia.
Thứ tám là, những khó khăn của HS khi sử dụng DSVH trong học tập LSĐP. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Theo em, việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào việc học lịch sử địa phương có khó khăn gì? Kết quả thu được là:
Bảng 1.22. Khó khăn của học sinh khi khi giáo viên sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương
Kết quả | Tỷ lệ | |
Nguồn sử liệu về di sản còn hạn chế | 34 | 28,1% |
Thời lượng chương trình quá ít | 80 | 66,1% |
Dạy học trải nghiệm, tham quan học tập tại di sản khó khăn do thiếu kinh phí | 85 | 70,2% |
Dạy học lịch sử địa phương chưa được quan tâm đúng mức do không thi THPTQG | 57 | 47,1% |
Phải đầu tư, mất nhiều thời gian | 46 | 38% |
Trình độ công nghệ thông tin của GV còn hạn chế | 14 | 11,6% |
Khả năng khai thác công nghệ thông tin của HS còn hạn chế | 40 | 33% |
Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu học tập | 49 | 40,5% |
Lý do xuất phát từ thiếu kinh phí khi học trải nghiệm (70,2%), Thời lượng chương trình quá ít (66,1%), LSĐP chưa được quan tâm đúng mức (47,1%) và điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng (40,5%). Đây đều là những khó khăn không thể phủ nhận được cả về phía GV và HS.
1.2.3. Nhận xét chung
Như vậy, qua thực hiện điều tra khảo sát 4 GV và 121 HS, chúng tôi rút ra được những đánh giá chung như sau:
Thực tiễn dạy học LSĐP ở các trường THPT cho thấy đa số GV và HS có hiểu biết tương đối về tầm quan trọng của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP, song chưa khai thác và sử dụng được hết nguồn tư liệu phong phú về DSVH, chưa đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá khi sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư. Kết quả là sự hứng thú và kết quả nhận thức về lịch sử của HS vẫn còn ở mức độ thấp. Điều này chứng tỏ việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP còn chưa thực sự được quan tâm, thực hiện chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng phải kể đến là lỗi của GV chưa toàn tâm toàn lực trong công việc của mình, chưa thường xuyên khai thác, sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP cũng như chưa sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học LSĐP.
Trước thực trạng đó, việc vận dụng các biện pháp sư phạm sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở lớp 10 THPT tỉnh Ninh Bình là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP nói riêng, chất lượng bộ môn nói chung của các trường THPT tỉnh Ninh Bình.
Tiểu kết chương 1
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử Việt Nam nói chung, LSĐP nói riêng. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng để tạo cơ sở cho việc định hướng, xây dựng các hình thức, biện pháp sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở lớp 10 tỉnh Ninh Bình.
Qua nghiên cứu thực tiễn ở một số trường THPT ở tỉnh Ninh Bình, cho thấy cả GV và HS đều nhận thức được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP. Về phía GV, tuy có áp dụng nhưng vẫn còn ít GV chú trọng vận dụng hình thức và biện pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của HS, chưa đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học LSĐP. Về phía HS, mặc dù được học tập LSĐP thông qua một số hình thức sử dụng DSVH nhưng ở mức độ không thường xuyên. Do vậy, chất lượng dạy học LSĐP chưa cao.
Thực tế này chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi khẳng định rằng sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP ở lớp 10 THPT tỉnh Ninh Bình là quan trọng và rất cần thiết, do vậy người GV phải luôn tìm tòi, nghiên cứu thêm các tài liệu mới về các hình thức và biện pháp sử dụng DSVH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP nói riêng, môn Lịch sử nói chung. Ở chương 2, chúng tôi sẽ đi sâu vào hình thức, biện pháp sử dụng DSVH Cố đô trong dạy học LSĐP ở lớp 10 THPT tỉnh Ninh Bình.