2.4.3.2. Sử dụng bài tập định hướng tự rèn luyện
Hoạt động tự rèn luyện là bước cần thiết nhằm củng cố và phát triển KN ĐGQT cũng như hình thành được ý thức tự rèn luyện KN này cho SV. Để định hướng việc tự rèn luyện của SV, chúng tôi đã xây dựng và sử dụng các bài tập với mục đích giúp SV vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã có sau quá trình rèn luyện nhóm để luyện tập và phát triển KN ĐGQT thành phần ở mức độ cao hơn. Nội dung bài tập được xây dựng dựa trên chỉ báo của các KN ĐGQT thành phần, đồng thời đảm bảo các nội dung Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông.
Hoạt động tự rèn luyện của SV bằng hệ thống bài tập được giám sát bởi nhóm SV rèn luyện và GgV. Kết quả thực hiện bài tập được thảo luận đánh giá với các thành viên trong nhóm và GgV sẽ là người đưa ra đánh giá cuối cùng.
Đề tài đã xây dựng được hệ thống 15 bài tập rèn luyện, trong đó có 13 bài tập cho 04 KN ĐGQT thành phần và 02 bài tập để củng cố các nhóm KN lập kế hoạch và KN thực hiện ĐGQT. Hệ thống bài tập và gợi ý câu trả lời được thể hiện đầy đủ trong Phụ lục 4.
a. Bài tập tự rèn luyện cho KN xác định mục tiêu ĐGQT:
Khi dạy học nội dung “Ứng dụng vi sinh vật trong đời sống” trong chương trình Sinh học 10, GV lên kế hoạch tổ chức dự án “nhóm HS tiến hành làm một sản phẩm lên men (sữa chua, dưa muối, cà muối, kim chi, bánh mì) trước ở nhà và báo cáo kết quả sản phẩm, qui trình thực hiện ở lớp học vào buổi học tiếp theo. Để thực hiện đánh giá , GV xây dựng 1 phiếu đánh giá sản phẩm và biên bản làm việc nhóm như sau:
Nhóm: ………………………………………. Lớp: …………………………………………… BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM * Mức độ hoàn thành từ thấp đến cao: chưa hoàn thành → Hoàn thành 1 phần → Hoàn thành → Hoàn thành tốt * Phân công nhiệm vụ cần đảm bảo tính công bằng giữa các thành viên trong nhóm * Phần nhận xét: ghi ngắn gọn các ý kiến đóng góp của nhóm. | ||||||
Tiêu chí | Điểm tối đa | Điểm đánh giá | Ghi chú | |||
Chất lượng sản phầm | Có mùi và màu sắc đặc trưng của sản phẩm lên mên | 1 | ||||
Có vị chua, ngon đặc trưng của sản phẩm | 2 | |||||
Qui trình | Thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình tạo các sản phẩm lên mên | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Phát Triển Kĩ Năng Đánh Giá Quá Trình Trong Dạy Học Sinh Học Của Sinh Viên
- Mức Độ Đóng Góp Của Các Kn Thành Phần Trong Kn Đgqt
- Phiếu Rèn Luyện Kĩ Năng Xác Định Mục Tiêu Đgqt
- Hoạt Động 1. Động Não Viết Để Xác Định Những Vấn Đề Đã Biết Của Sv Về Đgqt
- Đối Tượng Và Nội Dung Thực Nghiệm
- Thời Điểm Và Phương Thức Đo Mức Độ Đạt Được Kn Đgqt
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
thực hiện | Đảm bảo các điều kiện tối ưu cho vi sinh vật lên men | 1 | Tên thành viên | Nhiệm vụ được giao | Mức độ hoàn thành | Nhận xét của nhóm | |||||
Đảm bảo các yếu tố vệ sinh thực phẩm trong quá trình lên men | 1 | ||||||||||
Trình bày | Tác phong tự tin, có sử dụng ngôn ngữ hình thể hợp lý | 1 | |||||||||
Trình bày rõ ràng, lôi cuốn người nghe | 1 | ||||||||||
Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định mục tiêu hoạt động đánh giá trên của GV.
2. Thông tin phản hồi thu được có thể được GV sử dụng để cải thiện vấn đề gì của quá trình dạy học?
b. Ví dụ bài tập rèn luyện kĩ năng xác định phương pháp và thiết kế công cụ đánh giá:
Để chuẩn bị cho tiết dạy thực hành “Quan sát tế bào nhân thực (tế bào biểu bì thài lài tía) trên kính hiển vi” - chương trình Sinh học 10, một GV đã lập kế hoạch thực hiện hoạt động ĐGQT trong tiết học. Mục đích và mục tiêu hoạt động ĐGQT được GV xác định như sau:
Mục đích: thu thập thông tin về mức độ đạt được kĩ năng thao tác làm tiêu bản, kĩ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi để nhận xét, cải thiện kĩ năng này
Mục tiêu: Thực hiện được chính xác các bước làm tiêu bản; Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
Em hãy giúp GV đó thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phương pháp phù hợp để thu thập thông tin cần thiết
2. Thiết kế nội dung công cụ đánh giá phù hợp để thu thập thông tin về 2 kĩ năng trên một cách hiệu quả.
3. Trình bày cụ thể kế hoạch sử dụng công cụ đã thiết kế để thu thập thông tin.
c. Ví dụ bài tập rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lý thông tin phản hồi
Một GV thực hiện hoạt động ĐGQT với mục tiêu thu nhận TTPH về mức độ hứng thú và mối quan tâm của HS về nội dung bài học để điều chỉnh cách dạy và xác định những vấn đề HS quan tâm hoặc chưa hiểu rõ. Trong 5 phút cuối của mỗi tiết
học trong 03 tuần học liên tiếp, GV phát thẻ thoát và yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu ghi trên thẻ. Kết quả thu lại một số phiếu đại diện như sau:
Phiếu ngày 5/12/19 | ||
Phiếu HS Phan Hoà My qua một số buổi học
Em hãy giúp GV trên thực hiện các yêu cầu sau:
1. Phân loại và ghi chép thông tin phản hồi từ phiếu dựa trên mục tiêu ĐGQT mà GV đã xác định.
2. Diễn giải ý nghĩa của thông tin phản hồi thu được với mục tiêu ĐGQT mà GV đã xác định.
d. Ví dụ bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thông tin phản hồi
Quan sát tiết học chủ đề STEM “Sản xuất sản phẩm lên men từ vi sinh vật – Làm sữa chua” trong chương trình Sinh học lớp 10 (Link video: https://www.youtube.com/watch?v=hg1EZGFrUkU&t=211s). Trong tiết học, nhóm HS giới thiệu sản phẩm thương hiệu sữa chua do chính nhóm sản xuất. Giả định rằng mục tiêu của hoạt động này là: Thuyết trình giới thiệu sản phẩm có hiệu quả đến người nghe; Biết cách nhận xét và phản hồi ý kiến của bạn học.
Với những thông tin xuất hiện trong đoạn clip, em hãy thực hiện các nhiệm vụ
sau:
1. Xác định mức độ đạt được mục tiêu của các nhóm HS (kèm lý giải).
2. Đề xuất cách thức chi tiết để GV trao đổi TTPH đến HS, giúp HS cải thiện mức độ đạt được mục tiêu đề ra.
e. Ví dụ bài tập rèn luyện phối hợp nhóm kĩ năng lập kế hoạch ĐGQT:
Để tổ chức HS tìm hiểu nội dung kiến thức ứng dụng của vi sinh vật vào đời sống (chương trình Sinh học lớp 10), GV A dự định cho HS tiến hành hoạt động theo nhóm với kĩ thuật các mảnh ghép.
Mục tiêu: HS có thể: - Trình bày được các ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống; - Giải thích được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong đời sống;
- Biết cách hợp tác với các bạn trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến các hoạt động dạy học:
- Vòng chuyên gia (thực hiện trước ở nhà): Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong chế biến và bảo quản thực phẩm; Nhóm 2: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong lĩnh vực y tế; Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong xử lý môi trường; Nhóm 4: Tìm hiểu ứng dụng của vi sinh vật trong nông nghiệp;
- Vòng mảnh ghép (tiến hành trên lớp): Chia lớp thành 7 nhóm (mỗi nhóm 6 HS) sao cho mỗi nhóm đều có các chuyên gia của nhóm 1 – 4. Tiến hành thảo luận để thể hiện những ứng dụng của vi sinh vật trên giấy A1.
- Các nhóm dán sản phẩm quanh lớp. Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- GV tổng kết và nhận xét sản phẩm, quá trình thảo luận nhóm.
Thông qua các hoạt động trên, GV muốn thực hiện ĐGQT nhằm thu thập thông tin cần thiết để cải thiện
1. Em hãy giúp GV A xác định mục đích và mục tiêu ĐGQT cho QTDH nội dung trên
2. Em hãy xác định phương pháp đánh giá và thiết kế công cụ ĐGQT cho QTDH nội dung trên.
3. Thiết kế phương án sử dụng công cụ để thu thập thông tin trong hoạt động dạy học trên.
f. Ví dụ bài tập rèn luyện phối hợp nhóm KN thực hiện ĐGQT
Một GV tổ chức dạy học STEM với chủ đề “Sản xuất chế phẩm tẩy rửa sinh học bằng phương pháp lên men” đã yêu cầu các nhóm HS thực hiện dự án nhỏ sản
xuất chế phẩm tẩy rửa sinh học. Mục tiêu dạy học được GV đặt ra như sau: (-) Đưa ra được qui trình sản xuất chế phẩm tẩy rửa sinh học bằng lên men; (-) Tạo ra được sản phẩm tẩy ra sinh học; (-) Trình bày được quá trình sản xuất và các đặc điểm nổi bật của sản phẩm hấp dẫn và lôi cuốn người nghe. Các video dưới đây mô tả buổi học trên lớp và sản phẩm của các nhóm:
1. Video mô tả tiết học trên lớp: https://www.youtube.com/watch?v=XLmm95XZeR0)
2. Video mô tả sản phẩm các nhóm:
- Nhóm 1: https://www.youtube.com/watch?v=MmbKf2ukJNA
- Nhóm 2: https://www.youtube.com/watch?v=BqRKJBplt2g
- Nhóm 3: https://www.youtube.com/watch?v=glC7BaYZP2k Em hãy quan sát các đoạn phim trên để thực hiện các yêu cầu sau:
1) GV đã tổ chức hoạt động nào để giúp giúp gắn kết HS với hoạt động ĐG. Hoạt động kết nối đó có ý nghĩa như thế nào đối với GV và HS?
2) Từ mục tiêu dạy học, em hãy thu thập thông tin để xác định mức độ đạt được mục tiêu của các nhóm HS.
3) Nếu em là GV đó, hãy đưa ra những phản hồi để giúp các nhóm HS cải thiện những vấn đề còn tồn tại.
2.4.4. Kế hoạch rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên sư phạm Sinh học
Từ qui trình rèn luyện đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thiết kế 05 bài học cụ thể để sử dụng trong quá trình rèn luyện KN ĐGQT cho SV. Mục tiêu của các bài học và dự kiến địa chỉ tích hợp rèn luyện vào các học phần liên quan được thể hiện trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các bài học rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình
Tên bài học rèn luyện | Mục tiêu bài học | Địa chỉ rèn luyện | |
BH1 | Trang bị kiến thức cơ bản ĐGQT trong dạy học Sinh học. | - Trình bày đặc điểm cơ bản và vai trò của ĐGQT. | - Học phần Đánh giá trong dạy học Sinh học (Sau khi học xong các nội dung liên quan đến |
- Nhận diện được các hoạt động ĐGQT trong dạy học Sinh học - Trình bày mô hình thực hiện ĐGQT trong dạy học và những ví dụ minh họa trong dạy học Sinh học. - Xác định được những kĩ năng ĐGQT trong dạy học Sinh học cần rèn luyện | những vấn đề chung về đánh giá trong dạy học) | ||
BH2 | Rèn luyện KN xác định mục tiêu ĐGQT trong dạy học Sinh học. | - Xác định được mục tiêu ĐGQT trong dạy học Sinh học - Ý thức được xây dựng mục tiêu ĐGQT cần hướng tới việc cải thiện vấn đề cụ thể trong dạy học Sinh học | - Học phần Đánh giá trong dạy học Sinh học (Sau bài học 1) |
BH3 | Rèn luyện KN xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT trong dạy học Sinh học | - Xác định được phương pháp ĐGQT phù hợp để thu thập thông tin ĐG. - Xây dựng được công cụ ĐGQT phù hợp. - Thiết kế phương án sử dụng công cụ ĐGQT để thu thập thông tin | - Học phần Đánh giá trong dạy học Sinh học (Sau bài học 2; Sau khi SV đã học nội dung liên quan đến phương pháp và công cụ đánh giá trong dạy học Sinh học) |
BH4 | Rèn luyện KN thu nhận và xử lý TTPH trong dạy học Sinh học. | - Nhận biết, ghi chép và tóm tắt các TTPH xuất hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS hoặc được thể hiện qua sản phẩm học tập | - Học phần Đánh giá trong dạy học Sinh học (Sau bài học 3; Tích hợp trong nội dung liên quan đến sử dụng kết quả đánh giá) |
- Phân loại và diễn giải được ý nghĩa TTPH dựa trên mục tiêu, bối cảnh đánh giá | |||
BH5 | Rèn luyện KN sử dụng TTPH trong dạy học Sinh học. | - Xác định được hình thức trao đổi TTPH tới người học phù hợp - Biết cách trao đổi TTPH một cách có hiệu quả tới HS - Biết cách hướng dẫn HS điều chỉnh cách học từ kết quả TTPH - Biết cách xác định những điều chỉnh quá trình dạy học từ TTPH | - Học phần Đánh giá trong dạy học Sinh học (Sau bài học 4; Tích hợp trong nội dung liên quan đến sử dụng kết quả đánh giá). |
2.4.4.1. Kế hoạch bài học số 1
BH1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
I. Mục tiêu:
- Trình bày đặc điểm cơ bản và vai trò của ĐGQT.
- Nhận diện được các hoạt động ĐGQT trong dạy học Sinh học.
- Trình bày mô hình thực hiện ĐGQT trong dạy học và những ví dụ minh họa trong dạy học Sinh học.
- Xác định được những kĩ năng ĐGQT trong dạy học Sinh học cần rèn luyện
II. Chuẩn bị
- Phiếu bài tập nhận diện ĐGQT
BÀI TẬP NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
Tên nhóm…………………………………… Lớp: …………………….
Nội dung hoạt động | ĐGQT | Giải thích | ||
GV tổ chức giờ học để nhận xét kết quả bài kiểm tra 1 tiết của HS | ||||
GV chia sẻ mục tiêu bài học trước khi bắt đầu vào bài dạy “Sự nhân lên của virus trong vật chủ” và đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu này vào cuối tiết học | ||||
GV chia sẻ tiêu chí đánh giá bài báo cáo chủ đề “ứng dụng của vi sinh vật” trước khi HS thực hiện | ||||
GV chia sẻ tiêu chí đánh giá trước khi HS thực hiện thao tác thí nghiệm “Co và phản co nguyên sinh” | ||||
Kiểm tra bài cũ (vấn đáp) trước khi vào bài học mới và cho điểm | ||||
Thường xuyên thực hiện các bài kiểm tra 15 phút để lấy điểm | ||||
Tổ chức kiểm tra 1 tiết để lấy điểm | ||||
Nhận xét về quá trình thảo luận nhóm của HS trong lớp | ||||
Yêu cầu HS thực hiện phân công nhiệm vụ và ghi biên bản hoạt động nhóm để đánh giá quá trình hoạt động của nhóm | ||||
Quan sát thái độ của HS trong lớp để kịp thời điều chỉnh hành vi của HS | ||||
Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức HS đã lĩnh hội vào cuối bài dạy và nhận xét |
Trong các hoạt động đánh giá dưới đây, hoạt động nào là đánh giá quá
Tổ chức HS tự đánh giá sản phẩm/kĩ năng/hoạt động học tập của bản than | ||||
Tổ chức HS đánh giá sản phẩm/kĩ năng/hoạt động học tập của bạn học |