+ Xác định mức độ đạt được của KN xác định mục tiêu ĐGQT theo rubric đo lường KN
- GgV đặt câu hỏi để các nhóm suy nghĩ và thảo luận, từ đó nảy sinh vấn đề để tìm hiểu KN xác định phương pháp và xây dựng công cụ ĐGQT: Từ mục tiêu ĐGQT đã xác định, làm cách nào để thu thập các thông tin đó? Dựa vào đâu để lựa chọn phương pháp hay xây dựng nội dung công cụ thu thập thông tin phù hợp và hiệu quả?
- Dựa trên câu trả lời của một vài nhóm, GgV có thể khái quát thành các vấn đề, từ đó dẫn HS tiếp nhận nhiệm vụ từ phiếu rèn luyện:
+ Việc xác định phương pháp ĐGQT phù hợp có phải dựa trên tính chất của thông tin cần thu thập? Bối cảnh đánh giá có ảnh hưởng đến phương pháp lựa chọn không?
+ Một công cụ hiệu quả có phải là thu thập được hết thông tin GV cần? Bối cảnh có ảnh hưởng đến nội dung công cụ không?
- GgV phát phiếu hoạt động rèn luyện (phiếu số 3), giới thiệu nội dung phiếu, nhấn mạnh mục tiêu và tiêu chí đánh giá. SV có thể trao đổi thắc mắc đến khi hiểu rõ mối liên kết giữa mục tiêu, tiêu chí ĐG và nhiệm vụ phải thực hiện.
Hoạt động 2. Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện thông qua phiếu hoạt động
- Nhóm SV thực hiện nhiệm vụ (khoảng 40 phút). Kết quả được làm trên giấy A4 đính kèm phiếu rèn luyện.
- Lưu ý trong quá trình SV thảo luận, GgV có thể giải đáp thắc mắc để làm rõ nhiệm vụ nhưng không gợi ý để giúp các nhóm thực nhiệm vụ.
Hoạt động 3. Tổ chức đánh giá và thảo luận toàn lớp
- Thực hiện trao đổi chéo kết quả để các nhóm thảo luận và ghi nhận xét cho nhau dựa trên tiêu chí đánh giá theo cấu trúc (khoảng 10 phút):
+ Nhóm tôi thấy tâm đắc kết quả nhóm bạn ở.../ Nhóm tôi quan tâm đến các vấn đề…(đặt câu hỏi thắc mắc)/ Có thể nhóm bạn cần cải thiện ở…
+ Xác định mức độ đạt được theo tiêu chí đánh giá của KNB
- Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả để thảo luận toàn lớp. GgV sẽ định hướng cho các nhóm đánh giá chéo thảo luận với nhau trước lớp. Các nhóm khác sẽ bổ sung nếu có.
- GgV kết luận và chính xác hóa các nội dung trọng tâm của KNB. Nhấn mạnh các vấn đề đã được đặt ra ở hoạt động 1 (sử dụng bảng 2.1. ĐGQT trong dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực và các nội dung kiến thức trong mục 2.2.3)
Hoạt động 4. Thu hoạch cá nhân
SV tự ghi chép những nội dung trọng tâm của KN và kinh nghiệm bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vào sổ cá nhân theo yêu cầu mục 5 trong phiếu rèn luyện (GgV có thể yêu cầu SV hoàn thành tiếp nhiệm vụ này ở nhà khi có thời gian suy ngẫm và tìm hiểu sâu hơn vấn đề).
Hoạt động 5. Vận dụng
- SV làm bài tập tình huống số 1 trong phiếu bài tập vận dụng (khoảng 30 phút). Nộp sản phẩm cho GgV sau khi hoàn thành (hoạt động này có thể được giao như nhiệm vụ về nhà và nộp sản phẩm dạng file mềm qua email cho GgV ngay sau khi hoàn thành).
- GgV tiến hành đánh giá theo rubric để xác định mức độ đạt được KN, đồng thời ghi nhận xét trực tiếp lên sản phẩm (Đạt mức độ nào của từng chỉ báo; Những chỉ báo nào đáp ứng; Những chỉ báo chưa đáp ứng; Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu thêm.
- GgV trả sản phẩm cho SV theo nhóm ở buổi học tiếp theo. Các nhóm nghiên cứu bài làm của các thành viên để trao đổi, giải đáp thắc mắc với nhau. Những thắc mắc trong kết quả bài vận dụng được trao đổi với GgV giải đáp.
- GgV lưu ý SV có thể tiếp tục ghi bổ sung những vấn đề bản thân rút ra được khi thực hiện KNB nếu có (nhiệm vụ số 5 trong phiếu rèn luyện) vào sổ cá nhân.
2.4.4.4. Kế hoạch bài học số 4
BH4.RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
I. Mục tiêu
- Nhận biết, ghi chép và tóm tắt các TTPH xuất hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS hoặc được thể hiện qua sản phẩm học tập
- Phân loại và diễn giải được ý nghĩa TTPH dựa trên mục tiêu, bối cảnh ĐG
II. Chuẩn bị
- Phiếu hoạt động rèn luyện số 4
- Video 1 tiết học thực tế của cô giáo trường THPT Chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) tổ chức dạy học chủ đề STEM: “Sản xuất sản phẩm lên men từ vi sinh vật – Làm sữa chua”: https://www.youtube.com/watch?v=hg1EZGFrUkU&t=211s)
- Phiếu bài tập vận dụng KNC
III. Tiến trình thực hiện
Hoạt động 1. Nhận xét kết quả bài tập tự rèn luyện KNB
- GgV nhận xét chung về kết quả bài tập vận dụng, tỉ lệ SV đạt các mức độ trong bài tập số 1. Những vấn đề mà SV thường mắc phải khiên kết quả không đạt ở mức cao.
- SV trao đổi với GV về kết quả và những vấn đề chưa rõ nếu có.
Hoạt động 2. Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện KNC thông qua phiếu hoạt động
- GgV phát phiếu rèn luyện và giới thiệu nội dung của phiếu hoạt động rèn luyện KN xác định mục tiêu ĐGQT cho các nhóm SV (nhấn mạnh vào mục tiêu và tiêu chí đánh giá, nhiệm vụ). Yêu cầu nhóm SV đọc kĩ nội dung trong phiếu và trao đổi những vấn đề chưa rõ để được giải đáp.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 (khoảng 15 phút) để xác định các thông tin cần thu thập dựa trên mục tiêu và thiết kế công cụ để thu thập.
- GgV chiếu video tiết giảng của GV, nhóm SV quan sát và ghi chép các thông tin cần thu thập (40 phút). Trao đổi thảo luận trong nhóm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ số 3,4 trong phiếu rèn luyện.
- Trao đổi kết quả thực hiện nhiệm vụ giữa các nhóm để đánh giá chéo: các nhóm ghi nhận xét vào kết quả nhóm bạn các vấn đề: Các mặt tốt là…./Những điểm còn chưa rõ là…./ Các vấn đề cần cải thiện là. Xác định mức độ đạt được KNB theo tiêu chí đánh giá.
- Đại diện 01 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và góp ý. GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận để làm rõ thêm các nội dung trọng tâm của KNB:
+ Dựa vào đâu để định hướng thông tin cần thu thập từ HS? Việc định hướng này có ý nghĩa gì?
+ Trong quá trình quan sát để thu thập thông tin cần lưu ý điều gì?
+ Dựa vào đâu để diễn giải ý nghĩa của thông tin thu được?
+ Việc lựa chọn hình thức và thực hiện trao đổi TTPH đến HS cần lưu ý vấn
đề gì?
- GgV kết luận và chính xác hóa các nội dung trọng tâm của KNB.
- SV tự ghi chép những nội dung trọng tâm của KN và kinh nghiệm rút ra (theo yêu cầu mục 5 trong phiếu rèn luyện – Hoạt động này có thể được tiến hành trên lớp và hoàn thiện hơn ở nhà sau khi SV đã thực hiện các bài tập vận dụng)
Hoạt động 3. Luyện tập
- SV làm bài tập tình huống vận dụng số 1 (phiếu bài tập vận dụng KNB) theo cá nhân (hoạt động này được thực hiện ở nhà) và nộp lại sản phẩm qua email cho GgV.
- GgV tiến hành đánh giá theo rubric để xác định mức độ đạt được KN, đồng thời ghi nhận xét trực tiếp lên sản phẩm (đạt mức độ nào của từng chỉ báo? Tại sao?) và gửi lại kết quả theo nhóm
- Trong trường hợp SV chưa đạt mức độ 2 của KN, GV yêu cầu SV trao đổi với nhóm rèn luyện của mình về kết quả bài 1 để nhờ nhóm giúp đỡ các vấn đề chưa đạt. SV được yêu cầu làm tiếp bài tập vận dụng số 2, gửi lại kết quả cho GV.
2.4.5. Kế hoạch bài học số 5
BH5. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
I. Mục tiêu
- Xác định được hình thức trao đổi TTPH tới người học phù hợp
- Biết cách trao đổi TTPH một cách có hiệu quả tới HS
- Biết cách hướng dẫn HS điều chỉnh cách học từ kết quả TTPH
- Biết cách xác định những điều chỉnh quá trình dạy học từ TTPH
II. Chuẩn bị
- Phiếu hoạt động rèn luyện số 4
- Video 1 tiết học thực tế của cô giáo trường THPT Chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) tổ chức dạy học chủ đề STEM: “Sản xuất sản phẩm lên men từ vi sinh vật – Làm sữa chua”: https://www.youtube.com/watch?v=hg1EZGFrUkU&t=211s)
- Phiếu bài tập vận dụng KND
III. Tiến trình thực hiện
Hoạt động 1. Nhận xét kết quả bài tập vận dụng KNC
- GgV nhận xét chung về kết quả thực hiện bài tập tự rèn luyện của SV, tỉ lệ SV đạt các mức độ trong bài tập tự rèn luyện. Những vấn đề mà SV thường mắc
phải khiến kết quả không đạt ở mức cao ở từng tiêu chí của KNC, đồng thời đưa ra những định hướng giúp SV khắc phục.
- SV trao đổi với GV về kết quả và những vấn đề chưa rõ.
Hoạt động 2. Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện KND thông qua phiếu hoạt động
- GgV định hướng hoạt động rèn luyện KN sử dụng TTPH cho SV toàn lớp thảo luận để trả lời các câu hỏi dưới đây:
+ TTPH thu được từ quá trình ĐG HS có thể được sử dụng để làm gì?
+ GV có thể trao đổi TTPH đến HS bằng những cách nào? Làm thế nào để sự trao đổi đó được HS tiếp nhận và hiệu quả để cải thiện học tập?
- GgV phát phiếu rèn luyện và giới thiệu nội dung của phiếu hoạt động rèn luyện KN xác định mục tiêu ĐGQT cho các nhóm SV (nhấn mạnh vào mục tiêu và tiêu chí đánh giá, nhiệm vụ). Yêu cầu nhóm SV đọc kĩ nội dung trong phiếu và trao đổi những vấn đề chưa rõ để được giải đáp.
- Các nhóm sử dụng kết quả phiếu rèn luyện KNC và xem lại video tiết học, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu rèn luyện KND.
Hoạt động 3. Thực hiện đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm SV
- Trao đổi kết quả thực hiện nhiệm vụ giữa các nhóm để đánh giá lẫn nhau. Mỗi Hoạt động đánh giá đồng đẳng tập trung vào các vấn đề: Xác định mức độ đạt được của từng tiêu chí; Nhận xét ưu điểm, những tiêu chí đã làm tốt; Nhận xét những tiêu chí chưa đạt, và cần cải thiện những gì để tốt hơn.
- Các nhóm trao đổi kết quả đánh giá với nhau. GgV có thể cho SV trao đổi tự do giữa các nhóm để giải đáp thắc mắc về kết quả đánh giá.
Hoạt động 4. Thảo luận toàn lớp
- Đại diện 01 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và góp ý dựa trên các tiêu chí đo lường KND.
- GgV đặt thêm câu hỏi để lớp thảo luận làm rõ vấn đề:
+ Việc xác định hình thức trao đổi TTPH đến HS phụ thuộc vào các yếu tố
nào?
+ Để HS tiếp nhận và từ đó biết cách cải thiện thì việc thực hiện trao đổi TTPH
cần đảm bảo yêu cầu gì?
- GgV kết luận và chính xác hóa các nội dung trọng tâm của KND – KN sử dụng TTPH (Các chỉ báo hành vi, cách thực hiện các chỉ báo trong thực tiễn, yêu cầu chất lượng khi thực hiện).
- SV tự ghi chép những nội dung trọng tâm của KN và kinh nghiệm rút ra (theo yêu cầu mục 5 trong phiếu rèn luyện – Hoạt động này có thể được tiến hành trên lớp và hoàn thiện hơn ở nhà sau khi SV đã thực hiện các bài tập tự rèn luyện)
Hoạt động 5. Tự rèn luyện
- SV làm bài tập rèn luyện số 1 (phiếu bài tập vận dụng KND) theo cá nhân (hoạt động này được thực hiện ở nhà) và nộp lại sản phẩm qua email cho GgV.
- GgV tiến hành đánh giá theo rubric để xác định mức độ đạt được KN, đồng thời ghi nhận xét trực tiếp lên sản phẩm (đạt mức độ nào của từng chỉ báo? Tại sao?) và gửi lại kết quả theo nhóm.
- Trong trường hợp SV chưa đạt mức độ 2 của KN, GV yêu cầu SV trao đổi với nhóm rèn luyện của mình về kết quả bài 1 để nhờ nhóm giúp đỡ các vấn đề chưa đạt. SV được yêu cầu làm tiếp bài tập vận dụng số 2, gửi lại kết quả cho GV.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý luận về KN và bản chất của ĐGQT, chúng tôi đã cấu trúc hoá KN ĐGQT thành 04 KN thành phần, bao gồm: KN xác định mục tiêu ĐGQT, KN xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT, KN thu nhận và xử lý TTPH, KN sử dụng THPH. Việc xác định các KN thành phần cũng như các chỉ báo cụ thể cho từng KN đó là cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá và các công cụ để rèn luyện từng KN ĐGQT thành phần.
Qui trình rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn 1 – Trang bị kiến thức cơ bản về ĐGQT; Giai đoạn 2 – Rèn luyện KN ĐGQT thành phần; Giai đoạn 3 – Thực hiện phối hợp KN ĐGQT. Trong giai đoạn 2, chúng tôi sử dụng các phiếu hoạt động rèn luyện để giúp SV từng bước lĩnh hội những đặc điểm của KN thông qua thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ mà phiếu đưa ra. Sau khi SV có khái niệm và cách thức thực hiện của KN, SV luyện tập thông qua các bài tập tự rèn luyện, qua đó bước đầu đánh giá xem SV đạt hay chưa đạt KN. Quá trình rèn luyện KN ĐGQT của SV ở mức Đạt khi các KN thành phần còn lại SV cần đạt từ mức 2 trở lên. Nếu chưa đạt, SV xem lại những kết luận về KN
đó, đồng thời trao đổi với bạn học và GgV để nhận sự hỗ trợ giúp cải thiện các chỉ báo chưa đạt.
Để rèn luyện KN ĐGQT cho SV, đề tài đã thiết kế 04 phiếu hoạt động rèn luyện cùng 15 bài tập, trong đó có 02 bài tập nhằm rèn luyện KN ĐGQT phối hợp cho SV. Chúng tôi cũng xây dựng 05 bài học để cụ thể hóa qui rèn luyện KN ĐGQT cho SV.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài bằng việc kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của qui trình rèn luyện KN ĐGQT trong dạy học Sinh học cho SV. Tính khả thi và hiệu quả của qui trình rèn luyện được đánh giá qua các vấn đề sau của SV:
- Mức độ thành thạo từng kĩ năng trong KN ĐGQT
- Mức độ thành thạo khi thực hiện phối hợp KN ĐGQT
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm của nghiên cứu này là SV năm 3 và năm 4 ngành sư phạm Sinh học của trường ĐHSP, Đại học Huế và trường ĐHSP, Đại học Đà Nẵng.
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm của nghiên cứu
ĐHSP, Đại học Huế | ĐHSP, Đại học Đà Nẵng | |
Khoá 2016-2020 | 32 | 24 |
Khoá 2017-2021 | 20 | 17 |
Khoá 2018-2022 | 0 | 12 |
Tổng | 52 | 50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phiếu Rèn Luyện Kĩ Năng Xác Định Mục Tiêu Đgqt
- Kế Hoạch Rèn Luyện Kĩ Năng Đánh Giá Quá Trình Cho Sinh Viên Sư Phạm Sinh Học
- Hoạt Động 1. Động Não Viết Để Xác Định Những Vấn Đề Đã Biết Của Sv Về Đgqt
- Thời Điểm Và Phương Thức Đo Mức Độ Đạt Được Kn Đgqt
- Kiểm Chứng Ý Nghĩa Về Sự Sai Khác Mức Độ Đạt Được Kn Sử Dụng Thông Tin Phản Hồi Qua Mỗi Lần Kiểm Tra
- Mở Rộng Đối Tượng Sv Tham Gia Thực Nghiệm Để Có Đánh Giá Chính Xác Hơn Về Hiệu Quả Của Qui Trình Rèn Luyện Trong Việc Phát Triển Kn Đgqt Cho Sv Ngành
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
* Chuẩn bị thực nghiệm: Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thực hiện các công việc sau:
- Chuyển giao các tài liệu để GgV tham gia thực nghiệm nghiên cứu qui trình và nội dung thực nghiệm. Tài liệu chuyển cho GgV nghiên cứu bao gồm:
+ Tài liệu số 1: Hệ thống lí thuyết về ĐGQT (nội dung mục 1.2.1).
+ Tài liệu số 2: Cấu trúc KN ĐGQT và bảng tiêu chí đánh giá KN ĐGQT thành phần (nội dung mục 2.1, 2.2 và 2.3).
+ Tài liệu số 3: Qui trình rèn luyện KN ĐGQT và kế hoạch rèn luyện KN ĐGQT (nội dung 2.4).
+ Tài liệu số 4: Các đề kiểm tra trước và sau thực nghiệm (nội dung phụ lục 2); Gợi ý câu trả lời cho nhiệm vụ rèn luyện và bài tập tự rèn luyện (nội dung phụ lục 3 và phụ lục 4).