- Mô tả cách thức giao nhiệm vụ và sử dụng công cụ để thu thập thông tin: Cần chỉ rõ chi tiết các bước khi thực đánh giá. Khi lên phương án đánh giá, cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tự đánh giá và đánh giá bạn học của mình.
Như vậy, chỉ báo Xây dựng kế hoạch sử dụng công cụ ĐGQT cần đáp ứng được các chỉ báo phụ và tiêu chí chất lượng sau: Xác định thời điểm sử dụng công cụ phù hợp với mục tiêu ĐGTQ; Xác định cách thức chia sẻ mục tiêu/tiêu chí đánh giá đến HS một cách rõ ràng và được HS tiếp nhận; Mô tả cách thức giao nhiệm vụ và sử dụng công cụ chi tiết, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá bạn học.
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng KN xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT gồm các chỉ báo sau: (B1) Xác định được phương pháp ĐG phù hợp để thu thập thông tin ĐG và bối cảnh đánh giá; (B2) Thiết kế được công cụ ĐG phù hợp để thu thập thông tin ĐG và đáp ứng được các yêu cầu sư phạm cơ bản của công cụ; (B3) Xác định thời điểm và cách thức sử dụng công cụ ĐGQT để thu thập thông tin.
2.2.3. Kĩ năng thu nhận và xử lý thông tin phản hồi
TTPH là yếu tố cốt lõi của ĐGQT, do vậy KNC đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện ĐGQT. Nhằm mục đích xác định các chỉ báo hành vi cụ thể của KNC, chúng tôi chia KN này thành các cấu thành nhỏ hơn, bao gồm: Thu nhận TTPH; Diễn giải ý nghĩa của TTPH thu được.
- Thu nhận TTPH: Thể hiện thông qua việc nhận biết và ghi chép các biểu hiện của HS xuất hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc qua sản phẩm học tập (poster, kết quả bài tập, kết quả bài kiểm tra. Trong thực tiễn dạy học, việc thu nhận TTPH có thể được tiến hành không có kế hoạch trước dựa vào sự quan sát và kinh nghiệm của GV. Đối với SV sư phạm, đề tài chú trọng đến việc rèn luyện khả năng thu nhận TTPH trong QTDH một cách có kế hoạch dựa trên các công cụ hỗ trợ như phiếu quan sát, bảng kiểm, thang đo, rubric.
Để thực hiện việc thu nhận TTPH, SV cần xác định những biểu hiện của HS cần thu thập trong mối tương quan với mục tiêu ĐGQT đã xác định. Chẳng hạn, với mục tiêu thu thập thông tin về KN quan sát tiêu bản tế bào nhân sơ trên kính hiển vi và KN thực hiện an toàn phòng thí nghiệm, GV khi quan sát HS thực hiện thao tác thí nghiệm phải xác phải xác định những biểu hiện hành vi nào là thể hiện HS biết cách thực hiện thao tác quan sát tiêu bản (thực hiện đúng trình tự quan sát từ vật kính 10x
đến vật kính 40x, cách điều chỉnh tụ quang, cách điều chỉnh ốc vĩ cấp, vi cấp để quan sát tiêu bản…); những biểu hiện hành vi nào thể hiện HS thực hiện được an toàn phòng thí nghiệm (vệ sinh và sắp xếp gọn gàng dụng cụ sau quan sát, không chạy nhảy trong phòng thí nghiệm…). Những thông tin quan sát được GV ghi lại trên phiếu quan sát hoặc hoặc đánh dấu vào các ô của bảng kiểm, thang đo, rubric.
- Diễn giải ý nghĩa của TTPH thu được: Trên cơ sở những thông tin thu nhận được, GV cần giải thích được ý nghĩa của những thông tin đó trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu ĐGQT đã xác định. GV cần xác định mức độ đạt được mục tiêu hoặc tiêu chí ĐG, đồng thời chỉ ra được những điểm tốt, những điểm cần cải thiện của HS dựa trên mục tiêu hay tiêu chí ĐG. Ví dụ từ thông tin thu thập được về KN đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm của HS, GV phải xác định những hành vi đó biểu thị mức độ nào của KN, những tiêu chí nào đã làm tốt, HS cần cải thiện điều gì để đạt mức độ cao nhất.
Qua phân tích trên, KNC được thể hiện qua 02 chỉ báo với tiêu chí chất lượng như sau: (C1) Ghi nhận và tóm tắt thông tin thu được phù hợp với mục tiêu ĐGQT đã xác định; (C2) Diễn giải thông tin ĐG dựa trên mục tiêu ĐGQT đã xác định.
2.2.4. Kĩ năng sử dụng thông tin phản hồi
Mục đích của ĐGQT là cải thiện chất lượng quá trình học tập, đặc biệt giúp người học nhận ra khoảng cách giữa trình độ hiện tại với mục tiêu học tập. Do đó, GV phải biết cách sử dụng kết quả từ ĐGQT để giúp HS cải thiện quá trình học tập của mình, đồng thời, bản thân GV cũng xác định được những vấn đề cần phải điều chỉnh trong cách dạy học, từ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách làm cho HS gắn kết và hứng thú với quá trình học tập.
Kĩ năng sử dụng TTPH trong ĐGQT thể hiện qua các biểu hiện:
- Lựa chọn hình thức trao đổi TTPH phù hợp với bối cảnh, mục tiêu ĐGQT: Việc xác định hình thức trao đổi thông tin phù hợp sẽ tác động lớn đến hiệu quả của ĐGQT. Tùy vào bối cảnh, mục đích, mục tiêu ĐGQT mà hình thức lựa chọn có thể là nói hoặc viết, trực tiếp hoặc gián tiếp (trao đổi trực tiếp toàn lớp, trao đổi trực tiếp với cá nhân, viết nhận xét trực tiếp vào bài làm HS, trao đổi qua email, mạng xã hội…).
- Trao đổi thông tin ĐG đến HS hiệu quả: Việc trao đổi TTPH đến HS hiệu quả khi đảm bảo tiêu chí đúng thời điểm và phải được HS tiếp nhận để thực hiện các
cải thiện. Thời điểm tốt nhất để thực hiện trao đổi thông tin là trong khi thực hiện hoặc ngay sau khi thực hiện nhiệm vụ. TTPH chỉ được HS tiếp nhận khi những thông tin đó được GV trao đổi một cách rõ ràng, bám sát mục tiêu, tiêu chí ĐG, và kèm theo những chỉ dẫn để HS cải thiện.
-Nhận biết các vấn đề tồn tại và thực hiện điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân: Kĩ năng này đòi hỏi GV phải xác định được các vấn đề tồn tại trong cách dạy là nguyên nhân dẫn tới những TTPH chưa tích cực, từ đó lên kế hoạch và thực hiện được điều chỉnh trong cách dạy ngay thời điểm đó hoặc cho tiết học sau.
Từ phân tích trên, chúng tôi thấy rằng KND được thể hiện qua 03 chỉ báo với các tiêu chí chất lượng như sau: (D1) Lựa chọn hình thức trao đổi TTPH phù hợp với bối cảnh, mục tiêu ĐGQT; (D2) Trao đổi thông tin ĐG đến HS hiệu quả, phù hợp với bối cảnh dạy học; (D3) Nhận biết các vấn đề tồn tại và thực hiện điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân GV dựa trên TTPH thu được.
Để thực hiện rèn luyện KND có hiệu quả, cần thời gian rèn luyện dài trên bối cảnh thực tế, khi SV được tiếp cận với HS đủ lâu để hiểu rõ quá trình học tập, các yếu tố về tính cách, tình cảm của HS. Từ đó mới định hướng giúp HS thực hiện được các chiến lược để cải thiện học tập hiệu quả. Do vậy, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào rèn luyện chỉ báo D3 ở mức SV biết cách xác định các vấn đề tồn tại trong cách dạy để lập kế hoạch điều chỉnh. Việc rèn luyện chỉ báo D2 sẽ dừng lại ở mức SV lập kế hoạch để hướng dẫn HS cách cải thiện quá trình học tập.
2.3. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CỦA SINH VIÊN
2.3.1. Thang đo mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình
Trên cơ sở thang đo KN của Dreyfus [111] và mức độ phát triển KN dạy học của Stronge [103], chúng tôi đưa ra một số nhận định sau để làm cơ sở cho việc đề xuất thang đo mức độ rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học:
- ĐG mức độ đạt được của KN cần dựa vào chỉ số hành vi biểu hiện của người học. Tuy nhiên, đối với những KN phức tạp và khó quan sát thao tác thực hiện như KN ĐGQT, mức độ đạt được KN được thể hiện ở kết quả của hành động là tạo ra sản phẩm có chất lượng.
- Mức độ thấp nhất của KN thể hiện ở việc SV không thực hiện được hành động hoặc thao tác hành động không hiệu quả. Các mức độ cao hơn của KN đạt được khi có sự gia tăng về độ chính xác và chất lượng kết quả của hành động. Thêm vào đó, mức độ KN càng cao thì nhận thức của người học về cách thức hành động, về ý nghĩa của hành động trong bối cảnh thực ngày càng tăng.
- Mức độ cao nhất của KN trong thang đo Deyfrus và Stronge đạt được chỉ khi có sự luyện tập và trải nghiệm trong bối cảnh thực tế lâu dài. Do đó, mức độ này khó có thể đạt được khi rèn luyện KN cho SV trong trường sư phạm.
Dựa vào những nhận định trên, chúng tôi xây dựng thang đo các mức độ phát triển của KN ĐGQT cho SV gồm 04 mức độ được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thang đo mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên
Mô tả biểu hiện | |
Không biểu hiện | SV không thực hiện được các thao tác hành động hoặc không thể thấy được bằng chứng về chất lượng của hành động. |
Sơ khởi | SV thực hiện được các hành động khi có sự hướng dẫn tuy nhiên hiệu quả hoạt động thấp; SV có sự hiểu biết sơ lược về ý nghĩa của hành động, tuy nhiên, vẫn xem hành động là các bước đơn lẻ rời rạc và không gắn với bối cảnh. |
Có kĩ năng | SV thực hiện được hành động mà không cần có sự hướng dẫn và đạt được hiệu quả nhất định; SV có hiểu biết về ý nghĩa hành động, có thể gắn hành động với bối cảnh tuy nhiên hành động chưa linh hoạt với từng bối cảnh khác nhau. |
Thành thạo | SV thực hiện hành động thuần thục và đạt hiệu quả cao thường xuyên. SV có hiểu biết toàn diện về ý nghĩa của từng hành động và thực hiện hành động linh hoạt trong từng bối cảnh khác nhau. |
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí Của Kĩ Năng Đánh Giá Quá Trình Trong Hệ Thống Kĩ Năng Dạy Học
- Thực Trạng Về Nhận Thức Và Kĩ Năng Đánh Giá Quá Trình Của Sinh Viên Ngành Sư Phạm Sinh Học
- Đgqt Trong Dạy Học Môn Sinh Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực
- Mức Độ Đóng Góp Của Các Kn Thành Phần Trong Kn Đgqt
- Phiếu Rèn Luyện Kĩ Năng Xác Định Mục Tiêu Đgqt
- Kế Hoạch Rèn Luyện Kĩ Năng Đánh Giá Quá Trình Cho Sinh Viên Sư Phạm Sinh Học
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
2.3.2. Rubric đo lường kĩ năng đánh giá quá trình
Để đo lường mức độ đạt được KN ĐGQT trong quá trình rèn luyện cho SV, chúng tôi xây dựng hệ thống tiêu chí ĐG cho từng KN thành phần dưới dạng rubric. Tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên chỉ báo hành vi của các KN ĐGQT
thành phần thể hiện ở bảng 2.2. Các tiêu chí được mô tả theo 04 mức độ từ thấp đến cao tương ứng với 04 mức độ của thang đo KN ĐGQT bao gồm: Không biểu hiện; Sơ khởi; Có kĩ năng; Thành thạo (bảng 2.3). Để xây dựng bộ tiêu chí này, chúng tôi tham khảo qui trình do tác giả Trương Thị Thanh Mai (2018) đề xuất và thử nghiệm để hiệu chỉnh lại mô tả cấp độ phù hợp [62].
Bảng 2.4. Rubric đo lường kĩ năng đánh giá quá trình
Mức độ đạt được của kĩ năng | ||||
Mức 3 (Thành thạo) | Mức 2 (Có kĩ năng) | Mức 1 (Sơ khởi) | Mức 0 (Không biểu hiện) | |
A. Xác định mục tiêu ĐGQT | A1.3 Xác định được thông tin cần thu thập, làm rõ thông tin đó được dùng để cải thiện vấn đề dạy của QTDH A2.3 Mục tiêu ĐGQT được diễn đạt rõ ràng và đo lường được | A1.2 Xác định thông tin cần thu thập, chỉ ra được thông tin đó dùng để cải thiện vấn đề gì nhưng chưa đầy đủ A2.2 Phần lớn mục tiêu ĐG rõ ràng và đo lường được. | A1.1 Xác định được thông tin cần thu thập nhưng chưa đầy đủ, chưa chỉ ra được thông tin đó dùng để cải thiện vấn đề gì A2.1 Phần lớn mục tiêu ĐG chưa rõ ràng, khó đo lường. | A1.0 Không xác định được thông tin cần thu thập và không chỉ ra ra thông tin đó được sử dụng để cải thiện vấn đề gì. A2.0. Diễn đạt mục tiêu không rõ ràng, không đo lường được |
B. Xác định phươn g pháp ĐG và thiết kế | B1.3 Xác định được phương pháp phù hợp thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, tối ưu, phù | B1.2 Xác định được phương pháp ĐG phù hợp để thu thập thông tin ĐG, nhưng chưa phù | B1.1 Chỉ ra được phương pháp ĐG có thể thu thập được thông tin nhưng chưa tối ưu và chưa phù hợp | B1.0 Không xác định được phương pháp ĐG hoặc các phương pháp đưa ra không phù hợp để thu |
Mức độ đạt được của kĩ năng | ||||
Mức 3 (Thành thạo) | Mức 2 (Có kĩ năng) | Mức 1 (Sơ khởi) | Mức 0 (Không biểu hiện) | |
công cụ ĐG | hợp với bối cảnh. B2.03 Thiết kế được công cụ ĐG phù hợp, sáng tạo có thể thu thập được toàn bộ thông tin cần thiết, đáp ứng được yêu cầu sư phạm. B3.3. Xác định được thời điểm thực hiện đánh hợp lý; trình bày một cách cụ thể các bước sử dụng công đánh giá để thu phập thông tin và phù hợp với phương pháp đánh giá đã lựa chọn | hợp với bối cảnh ĐG. B2.2 Thiết kế được công cụ ĐG có thể thu thập thông tin cần thiết, công cụ đáp ứng được yêu cầu sư phạm cơ bản. . B3.2 Xác định được thời điểm hợp lý để sử dụng công cụ ĐGQT, xác định được cách chia sẻ mục tiêu/tiêu chí; trình bày được các bước để sử dụng công nhưng chưa cụ thể | với bối cảnh ĐG. B.1 Nội dung công cụ ĐG còn sơ sài, không thu thập đầy đủ thông tin ĐG cần thiết. Công cụ ĐG chưa đáp ứng yêu cầu sư phạm khi thiết kế. B3.1 Xác định được thời điểm nhưng chưa hợp lý; trình bày được cách thức sử dụng công cụ ĐGQT nhưng chưa phù hợp với phương pháp đã xác định; chưa làm rõ cách chia sẻ mục tiêu/tiêu chí đánh giá | thập thông tin ĐG. B2.0 Không thiết kế được công cụ ĐG hoặc công cụ ĐG không thể thu thập thông tin ĐG. B3.0 Không xác định được thời điểm và cách thức sử dụng công cụ ĐGQT |
KN
Mức độ đạt được của kĩ năng | ||||
Mức 3 (Thành thạo) | Mức 2 (Có kĩ năng) | Mức 1 (Sơ khởi) | Mức 0 (Không biểu hiện) | |
C. Thu nhận và xử lý TTPH | C1.3 Nhận biết và ghi chép đầy đủ TTPH cần thu thập C2.3 Diễn giải được ý nghĩa của TTPH một cách toàn diện, chỉ ra đầy đủ các điểm tốt và điểm cần cải thiện, có sự liên hệ đến bối cảnh đánh giá. | C1.2 Nhận biết và ghi chép tương đối đầy đủ TTPH so với mục tiêu, có thể thiếu một vài thông tin kém quan trọng. C2.2 Diễn giải được ý nghĩa của TTPH phù hợp với mục tiêu ĐG nhưng chưa toàn diện, có thể thiếu một vài vấn đề liên quan đến điểm tốt, điểm cần cải thiện của HS | C1.1 Nhận biết và ghi chép được một số TTPH, tuy nhiên vẫn thiếu nhiều TTPH cần thiết C2.1 Diễn giải mức độ đạt được mục tiêu/ tiêu chí ĐG dựa trên TTPH nhưng chưa rõ ràng, chưa chỉ rõ các điểm tốt hoặc điểm cần cải thiện. | C1.0 Không thể nhận biết và ghi chép TTPH hoặc các TTPH đều không phù hợp với mục tiêu ĐGQT. C2.0 Không diễn giải được ý nghĩa của TTPH thu được so với mục tiêu ĐGQT |
D. Sử dụng TTPH | D3.3 Xác định được hình thức trao đổi kết quả ĐG đến đối tượng sử dụng phù hợp với mục đích, sáng | D3.2 Xác định được hình thức trao đổi kết quả phù hợp với mục đích ĐG và phù hợp với bối cảnh ĐG | D3.1 Xác định được hình thức trao đổi kết quả ĐG đến đối tượng phù hợp với mục đích ĐG nhưng chưa | D3.0 Không xác định được hình thức trao đổi TTPH hoặc hình thức hoàn toàn không phù |
KN
Mức độ đạt được của kĩ năng | ||||
Mức 3 (Thành thạo) | Mức 2 (Có kĩ năng) | Mức 1 (Sơ khởi) | Mức 0 (Không biểu hiện) | |
tạo và linh hoạt trong nhiều bối cảnh ĐG. D2.3 Hướng dẫn và tổ chức cho HS xây dựng chiến lược học tập phù hợp với bối cảnh dạy học và có tính sáng tạo D3.3 Lập được kế hoạch và thực hiện những điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân GV dựa trên thông tin phản hồi thu được một cách hợp lý và toàn diện | D2.2 Biết cách hướng dẫn và tổ chức cho HS xây dựng chiến lược học tập tuy nhiên chưa hoàn toàn hiệu quả hoặc không phù hợp bối cảnh D3.2 Lập được kế hoạch sơ lược để điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân GV dựa trên TTPH thu được, tuy nhiên có thể ít thực hiện điều chỉnh trên thực tế. | phù hợp với bối cảnh ĐG D2.1 Biết cách hướng dẫn và tổ chức cho HS xây dựng chiến lược học tập nhưng chưa hiệu quả D3.1 Ý thức được việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy là quan trọng, tuy nhiên thiếu ý tưởng và thực hiện rất ít sự điều chỉnh trong dạy học. | hợp bối cảnh ĐG D2.0 Không thực hiện được việc hướng dẫn và tổ chức cho HS xây dựng chiến lược học tập để cải thiện việc học của mình D3.0 Không có ý tưởng hoặc không thực hiện bất kì điều chỉnh nào về cách dạy của bản thân |
KN
2.3.3. Đường phát triển kĩ năng đánh giá quá trình
Dựa trên khái niệm đường phát triển năng lực của tác giả Robert Glaser, chúng tôi cho rằng sự phát triển KN ĐGQT của SV cũng có thể được biểu thị bằng các cấp độ từ thấp đến cao. Việc mô tả tiêu chí hành vi của mỗi cấp độ trên đường phát triển