vai trò nhà nước trong việc sử dụng các công cụ điều hành kinh tế, nhà nước ta đã chú trọng xây dựng các công cụ chính sách điều tiết nhằm khắc phục và hạn chế sự phân hoá xã hội.
Nhà nước đã chú ý tới cải cách tiền lương và thu nhập, nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động trong các khu vực kinh tế.
Để tăng thêm cách điều tiết trực tiếp, Nhà nước cũng đã ban hành và tổ chức thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao. Đây là cách điều tiết còn rất mới đối với Việt Nam do vậy kể cả nhà nước và người bị điều tiết đều còn chưa kịp thích nghi, trong đó Nhà nước đã phải sửa đổi mức được coi là thu nhập cao phải chịu thuế từ 2 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng; Năm 2004 đã nâng lên 5 triệu đồng/tháng; Đối với người nước ngoài, từ 3 triệu đồng/tháng đã được nâng lên 8 triệu đồng/tháng.
Từ năm 1986 khi nước ta tiến hành đổi mới, điều kiện kinh tế và xã hội đã được cải thiện đáng kể. Đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nhiều năm, cùng với sự phân phối tương đối đồng đều về của cải và các dịch vụ - như đất đai, y tế, giáo dục và kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân đã góp phần cải thiện mức sống cho hầu hết các hộ gia đình
Một trong những chính sách rõ nét nhằm đảm bảo sự bình đẳng xã hội là nhà nước đã quan tâm đến chính sách xoá đói giảm nghèo và nhờ đó, Việt nam được thế giới đánh giá cao về những cố gắng trong lĩnh vực này.
Có thể giải thích sự thu hẹp chung về tình trạng nghèo đói là do đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đạt được từ khi đổi mới vào cuối thập kỷ 80, nhưng cụ thể hơn là do những cải thiện về đời sống kinh tế ở nông thôn. Những tiến bộ trong sản lượng và năng suất nông nghiệp nhờ tự do hoá giá nông phẩm và cải cách về đất đai đã góp phần quan trọng làm giảm tình trạng
nghèo đói. Thâm canh và chuyển hướng từ sản xuất lúa gạo sang các cây trồng khác, thường đem lại mức thu nhập cao hơn - cũng là những yếu tố góp phần cải thiện tình hình.
Những thước đo mức nghèo đói hiện nay cho thấy tình trạng nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống rõ ràng và đáng kể trong 6 năm qua (xem bảng 4). Sự cải thiện này là rất có ý nghĩa đối với một nước có mức thu nhập bình quân tính theo đầu người còn rất thấp và hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Nếu tính theo chuẩn nghèo thu nhập của người dân ở khu vực thành thị 130-150 nghìn đồng/tháng, vùng nông thôn đồng bằng 90-100 nghìn đồng/người/tháng, nông thôn miền núi 75-80 nghìn đồng /tháng, thì tỷ lệ hộ đói nghèo ở nước ta trong những năm gần đây cũng có xu hướng giảm khá nhanh, cụ thể như sau:
Bảng 4: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam (%)
2000 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Miền núi Đông Bắc | 22,35 | 13,80 | 10,36 | 8,00 |
Miền núi Tây Bắc | 33,96 | 18,70 | 14,88 | 12,00 |
Đồng Bằng sông Hồng | 9,76 | 8,10 | 6,13 | 5,15 |
Bắc Trung Bộ | 25,64 | 15,70 | 13,23 | 10,50 |
Duyên hải miền Trung | 22,34 | 12,20 | 9,56 | 8,00 |
Tây Nguyên | 24,90 | 17,40 | 13,03 | 11,00 |
Đông Nam Bộ | 8,88 | 6,30 | 2,25 | 1,70 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - 1
- Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - 2
- Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ
- Vai Trò Nhà Nước Trong Việc Xây Dựng Hệ Thống Luật Pháp Cho Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nước Ta
- Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - 6
- Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.
Đồng bằng sông Cửu Long | 14,18 | 9,30 | 7,00 | 6,78 |
Cả nước | 17,18 | 11,00 | 8,30 | 7,00 |
(Nguồn: Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo)
2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay
Từ những trình bày trên đây có thể rút ra sự đánh giá về những thành tựu và hạn chế về thực trạng quản lý nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay như sau:
2.2.1. Những thành tựu chủ yếu
Thứ nhất, đã làm cho đất nước có sự thay đổi cơ bản và toàn diện
Nhờ sự đổi mới về vai trò kinh tế của nhà nước như trên, trong thời kỳ chuyển đổi từ 1986 đến nay nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc. Đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội kéo dài, đi dần vào ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao; Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị ổn định, giữ vững mục tiêu đã lựa chọn và từng bước thích hợp với cơ chế quản lý mới; việc quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường; an ninh quốc phòng được giữ vững tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua các năm
Năm | 2000 | 2004 | 2006 |
Tốc độ tăng GDP % | 6,79 | 7,79 | 8,17 |
Tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế Tỷ đồng | 435.391 | 701.906 | 952.626 |
Thu nhập bình quân đầu người 1000 đồng/ người/tháng | 295,0 | 484,4 | |
Chi tiêu đời sống b.q đầu người1000 đồng/ người/tháng | 221,1 | 359,7 | |
Số học sinh phổ thông thời điểm 31/12 1000 người | 17.776 | 17.505 | 16.256 |
Số giáo viên phổ thông thời điểm 31/12 1000 người | 661,7 | 755,4 | 789,6 |
Số sinh viên các trường đại học cao đẳng1000 VS | 899,5 | 1319,8` | 1666,2 |
Số giáo viên các trường đại học cao đẳng1000 người | 32,3 | 47,6 | 53,4 |
Số cơ sở khám chữa bệnh | 13.117 | 13.149 | 13.232 |
Số bác sỹ 1000 người | 39,2 | 50,1 | 52,8 |
Số sách xuất bản Triệu bản | 177,6 | 206,6 | 229,9 |
Nguån: Niªn gi¸m thèng kª 2006
Hai lµ, nÒn kinh tÕ n•íc ta tõng b•íc hoµ nhËp víi thÞ tr•êng quèc tÕ qua viÖc më réng thÞ tr•êng n•íc ngoµi, thu hót FDI.
Héi nhËp kinh tÕ thÕ giíi, hay vÊn ®Ò toµn cÇu ho¸ nÒn kinh tÕ hiÖn nay
®ang lµ mét vÊn ®Ò næi lªn hµng ®Çu cđa mçi quèc gia, trong ®ã cã ViÖt Nam. ThuËt ng÷ Toµn cÇu hãa ®· xuÊt hiÖn tõ nh÷ng n¨m 50 cđa thÕ kû 20. sau ®ã
®•îc sö dông mét c¸ch réng r·i vµo nh÷ng n¨m 1990. Trong ®ã toµn cÇu ho¸ vÒ kinh tÕ ®•îc hiÓu lµ việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một cách trơn tru nhất. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế như giao thương về kinh tế diễn ra một cách tốt nhất, cho phép phát huy lọi thế so sánh của mỗi quốc gia… Thì Toàn cầu hoá kinh tế cũng có những hạn chế. Ví dụ như các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương, hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để
điều chỉnh thương mại quốc tế. Toàn cầu hoá cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đặt ra đối với Chính phủ là làm thế nào để chúng ta vừa có thể tham gia tốt quá trình hội nhập, nhưng vừa phải hạn chế những rủi ro tới mức thấp nhất. Và như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là Nhà nước cần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật về thương mại một cách hoàn chỉnh, đồng bộ. Đặc biệt hơn nữa là phải tạo được cho các doanh nghiệp Việt Nam bỏ được thói quen sử dụng phương pháp cảm tính trong làm ăn kinh tế. Đồng thời phải tạo được một đội ngũ những doanh nghiệp, những Luật sư am hiểu luật pháp quốc tế
Sự hoà nhập với nền kinh tế quốc tế được thể hiện ở việc thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nền kinh tế nước ta.
Sau những năm 1986, Chính phủ Việt nam xác định, từ một nước chậm phát triển, muốn có sự bứt phá trong kinh tế, chúng ta phải tạo ra được nguồn vốn. Vì lẽ đó Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Thu hút FDI của Việt Nam trong thời kỳ sau đổi mới đã có những bước tiến đáng kể.
Bảng 6: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký từ 1989 đến hết 2006
Chia | theo năm | Một số đối tác trên 1 tỷ USD | Những địa bàn trên 500 triệu USD | ||
1989 | 525,5 | Singapore 9.589,5 | Tp Hồ Chí Minh 17.072,4 | ||
2000 | 2.838,9 | Đài Loan | 8.872,2 | Hà Nội | 12.011,0 |
2001 | 3.142,8 | Hàn Quốc | 8.564,4 | Đồng Nai | 9.676,6 |
2002 | 2.998,8 | Nhật Bản | 7.845,2 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 6.206,5 |
2003 | 3.191,2 | Hồng Kông | 5.849,3 | Bình Dương | 6.066,6 |
2004 | 4.547,6 | Quần đảo Vigin (thuộc Anh) 5.057,6 | Hà Tây | 2.711,3 | |
2005 | 6.839,8 | Hoa Kỳ | 2.943,4 | Hải Phòng | 2.588,5 |
2006 | 10.200,0 | Pháp | 2.870,5 | Quảng Ngãi | 1.906,1 |
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2005-2006 Việt Nam thế giới
Sơ bộ trong 11 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 15,03 tỷ USD vốn đầu tư , Tăng 38,4 % so với cúng kỳ năm trước, vượt 38,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt 15 % kế hoạch dự kiến năm (13 tỷ USD). Từ kết quả này, có thể dự kiến thu hút FDI của Việt Nam trong cả năm nay sẽ đạt khoản 16 tỷ USD.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư cấp mới trong những tháng đầu năm nay tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với số vốn đăng ký 7,55 tỷ USD 9 chiếm 56,4 % tổng số vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 5,65 tỷ USD ( chiếm 42,2% tổng số vốn đầu tư đăng ký).
Về đối tác đầu tư , thì Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong 11 tháng đầu năm nay khi số vốn đăng ký mới tại nước ta đạt 3,68 tỷ USD (chiếm 28% tổng số vốn đăng ký). British Virgin Islands đứng thứ 2 với số vốn đăng ký3,5 tỷ USD, và Singapor đứng thứ ba với số vốn đăng ký 1,5 tỷ USD.
Cùng với việc tăng nguồn vốn từ thu hút FDI, công tác xuất nhập khẩu của chúng ta cũng có những bước phát triển đáng khích lệ, thể hiện mối quan
hệ thương mai của nước ta ngày càng phát triển. Kim ngách xuất khẩu, kim ngách nhập khẩu ngày càng tăng lên
Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá
(Đ.vị tính: tỷ USD)
2000 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006* | |
Xuất khẩu | 14,5 | 16,7 | 20,1 | 26,5 | 32,4 | 39,8 |
Nhập khẩu | 15,6 | 19,7 | 25,3 | 32,0 | 36,8 | 44,9 |
Nguồn: Niên giám thống kê 2006. * Sơ bộ 2006
Có thể nói, trong những năm chuyển đổi vai trò kinh tế của nhà nước, nền kinh tế chuyển dần sang quỹ đạo thị trường. Điều đó thể hiện ở chỗ, so với trước Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã:
- Chuyển từ nền kinh tế sản xuất tự cung tự cấp trong nước sang nền kinh tế sản xuất hướng về xuất khẩu với qui mô ngày càng lớn dưới tác động quan trọng của chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển từ nền kinh tế chỉ công nhận địa vị pháp lý của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có cả thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển biến này chủ yếu được tác động bởi chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không hiện thực sang nền kinh tế ngày càng có thêm những nhân tố mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do thực hiện chủ trương nhiều chế độ sở hữu, do chính sách phân phối các nguồn lực xã hội đã ngày càng dựa vào thị trường, do dân giầu đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu của mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, do xoá đói giảm nghèo đã được triển khai thực hiện trong
hàng loạt chương trình ở cấp quốc gia cũng như ở các cấp địa phương. Những nhân tố mới đó là: nhiều năng lực sản xuất được giải phóng khỏi cơ chế cũ (cơ chế kế hoạch hoá tập trung), nhiều loại hình doanh nghiệp mới được tổ chức và hoạt động theo cơ chế thị trường, thuê mướn lao động chỉ bị cấm trong phạm vi hẹp (đảng viên không được làm kinh tế tư bản tư nhân).
Trước và trong đổi mới, đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do thực hiện những đổi mới quản lý đất đai mà Việt Nam đang từ chỗ phải nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lương thực, cà phê, hạt tiêu.
Trước đổi mới, đầu tư của ngân sách nhà nước luôn luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối cao trong tổng đầu tư xã hội. Trong những năm đổi mới, tỷ trọng này đã giảm xuống (chỉ còn ở mức 20-30% tổng đầu tư xã hội), nhưng nền kinh tế vẫn được đầu tư với qui mô ngày càng lớn.
Trước đổi mới, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao về số lượng doanh nghiệp, về tài sản kinh doanh, về lao động kỹ thuật trong nền kinh tế. Trong những năm đổi mới, tỷ trọng này đã không ngừng giảm xuống, nhưng nền kinh tế vẫn phát triển với tốc độ tăng trưởng vào loại cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2. Những hạn chế chủ yếu
Thứ nhất, hệ thống luật pháp về kinh tế còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, bất cập so với thực tiễn
Tóm lại, theo chúng tôi, hiện nay cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, do đó vừa mang tính tập trung chỉ huy, vừa có tính chất quản lý dựa vào các công cụ chính sách vĩ mô. Một cơ chế tranh tối, tranh sáng như vậy sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nền kinh tế thị trường. Nhà nước vừa không quản lý được sự biến đổi của nền kinh tế vận hành theo cơ chế mới, vừa không tạo môi trường thuận lợi cho
kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy, cần sớm đoạn tuyệt với cơ chế quản lý kiểu cũ, chuyển hẳn sang sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô để điều hành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Kinh nghiệm các nước chỉ rõ, các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cần có hệ thống luật pháp giống như người đi đường trong thành phố lạ cần một tấm bản đồ. Có như vậy hoạt động của doanh nghiệp mới đúng hướng và có hiệu quả. Nhận thức được điều đó, những năm qua ta đã tập trung xây dựng được một số luật. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật này cò thiếu và cũng chưa đồng bộ. Thêm vào đó, việc quản lý đất nước theo luật chưa được tôn trọng đầy đủ kể cả trong hành pháp và mọi công dân.
- Nhiều đạo luật quan trọng chưa được ban hành.
Cho tới nay còn thiếu nhiều quy định dưới hình thức Luật cho sự hoạt động của nền kinh tế, chẳng hạn như Luật bất động sản, Luật thuế đầu cơ, Luật chống bán phá giá, Luật kế hoạch, Luật kiểm toán...
- Thiếu nhất quán trong phạm vi một văn bản pháp luật.
Trong hiến pháp, điều 17 ghi rõ các tài sản mà pháp luật qui định là của nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân. ở đây đã có sự thiếu nhất quán khi thừa nhận có loại tài sản của Nhà nước nhưng lại không thừa nhận có quyền sở hữu nhà nước mà chỉ thừa nhận về quyền sở hữu toàn dân.
Luật ngân sách nhà nước khẳng định hệ thống ngân sách nhà nước gồm 4 cấp (theo 4 cấp hành chính). Tuy nhiên Luật này lại chỉ qui định về 4 cấp chi ngân sách, còn thu ngân sách lại chỉ có 1 cấp (là cấp Trung ương) với hệ thống Tổng cục thuế và Tổng cục Hải quan được tổ chức theo ngành dọc trực thuộc Bộ Tài chính. Do vậy, về thực chất, chỉ có 1 cấp thu, chi ngân sách (Trung ương), còn 3 cấp kia chỉ là các cấp chi ngân sách.
- Thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật.
Hiến pháp chỉ có những điều khoản qui định về việc Nhà nước thống
nhất quản lý nền kinh tế quốc dân không có điều khoản nào qui định về việc giao cho Nhà nước làm đại diện quyền sở hữu toàn dân (đối với những tài sản thuộc sở hữu toàn dân). Tuy nhiên, một số đạo luật lại tự đặt ra việc “Nhà nước là người đại diện quyền sở hữu toàn dân”, trong đó Luật doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định Nhà nước là đại diện sở hữu toàn dân đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
Hiến pháp (tại điều 18) chỉ qui định về việc Nhà nước giao đất, không có qui định về việc Nhà nước cho thuê đất, nhưng Luật đất đai đã tự qui định thêm việc Nhà nước cho thuê đất.
- Bị động trước diễn biến của cuộc sống nên luôn luôn phải sửa đổi, bổ sung. Trên thực tế, việc ban hành văn bản pháp luật thời gian qua do có nhiều trường hợp bất cập so với thực tiễn nên đã phải liên tục sửa đổi bổ sung, cụ thể
là:
Hiến pháp năm 1992 vừa được sửa đổi, bổ sung năm 2002 nhưng lại xuất hiện ngay nhiều vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung tiếp trong thời gian tới, trong đó về lĩnh vực kinh tế có các vấn đề về khung khổ và phạm vi đất đai thuộc sở hữu toàn dân (kinh nghiệm của Hiến pháp năm 1959), về sở hữu nhà nước đối với những tài sản mà pháp luật qui định là của Nhà nước, về đối xử bình đẳng của pháp luật đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ...
Luật đất đai năm 1987 đã được thay thế bằng Luật đất đai năm 1993, nhưng sau 2 lần sửa đổi, bổ sung (năm 1998, năm 2001), Luật này (Luật đất đai năm 1993) lại phải sửa đổi, bổ sung năm 2003 để phù hợp hơn với diễn biến của tình hình.
Luật ngân sách nhà nước ban hành năm 2000 thì năm 2002 đã phải sửa đổi, bổ sung để tiếp cận hơn với những chuyển biến trên thực tiễn. Tuy nhiên vẫn đang có những yêu cầu sửa đổi, bổ sung tiếp đối với Luật này, trong đó
có vấn đề về thẩm quyền của các cấp chính quyền trong quyết định ngân sách của cấp mình, về giảm bớt số lượng các tỉnh, (thành phố trực thuộc trung ương) phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương.
Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng tuy mới được ban hành vài năm gần đây nhưng đã xuất hiện yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung gấp gáp cho phù hợp hơn với thực tế Việt Nam và các thông lệ quốc tế, các cam kết của Việt Nam với các quốc gia, khu vực trong các Hiệp định song phương, đa phương đã ký kết.
Trong cuộc điều tra của đề tài KX 01.09, khi được yêu cầu đánh giá về mức độ đầy đủ và mức độ hoàn thiện (theo thang bậc 5 điểm, trong đó điểm 5 là đầy đủ, hoàn thiện nhất) của pháp luật kinh tế, đã có 206 phiếu trả lời, trong đó: về mức độ đầy đủ, đa số (46,1%) cho điểm 3, điểm trung bình là 2,9; về mức độ hoàn thiện, đa số (44,2%) cho điểm 2, điểm trung bình là 2,6. Như vậy, hệ thống pháp luật kinh tế hiện nay chỉ được đánh giá ở mức dưới trung bình về độ đầy đủ và độ hoàn thiện.
Thứ hai, chuyển đổi doanh nghiệp chưa hiệu quả.
Tình hình chung là, doanh nghiệp nhà nước sản xuất hàng hoá tư nhân còn chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng độc quyền doanh nghiệp, hạn chế cạnh tranh, làm giảm hiệu quả kinh tế.
Đối với các xí nghiệp quốc doanh, thuộc sở hữu Nhà nước. Về mặt danh nghĩa, các xí nghiệp này hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, thực hiện thu bù chi và có doanh lợi. Nhà nước thừa nhận các xí nghiệp quốc doanh là những tư cách pháp nhân độc lập, tự chịu trách nhiệm vật chất và thực hiện nguyên tắc khuyến khích vật chất.
Song đó chỉ là trên lý thuyết. Trong thực tế, hoạt động của một xí nghiệp quốc doanh từ sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu, sản xuất bằng công nghệ và nguyên liệu gì? giá cả bao nhiêu? bán ở đâu ?... đều phải theo kế
hoạch nhà nước. Một chế độ bao cấp trong thực tế đảm bảo hoạt động cho các xí nghiệp quốc doanh. "Lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù". Tất cả đều có nhà nước đứng ra bảo trợ.
Chính nguyên tắc hoạt động như vậy đã làm mất động lực của xí nghiệp, không khuyến khích cải tiến và cạnh tranh, dẫn đến sự trì trệ của khu vực này, sản xuất kinh doanh ngày càng kém hiệu quả.
Một trong những hạn chế của vai trò nhà nước về kinh tế là trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp, đã xuất hiện xu hướng làm tăng tính độc quyền và hạn chế cạnh tranh qua chủ trương sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước thành các tổng công ty. Có thể nói, trong các chủ trương của Nhà nước về cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước, thì chủ trương thành lập Tổng công ty lại được hưởng ứng một cách rất nhanh chóng. Đến nay, gần 2000 doanh nghiệp nhà nước, tức gần 1/3 DNNN được đưa vào các Tổng công ty trên đây, với số vốn trên 60.000 tỷ đồng, bằng 95% số vốn doanh nghiệp trung ương và bằng 75% số vốn của toàn bộ số doanh nghiệp nhà nước.
Việc thành lập Tổng công ty được lý giải bởi sự cần thiết của việc tăng cường hiệp tác sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập và tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng vấn đề này cần được thảo luận thêm, mặc dù trong thực tế hiện nay xu hướng "Tổng công ty hoá" đang diễn ra mạnh mẽ.
Cần có một công trình nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới một số nét khái quát nhất về xu hướng thành lập Tổng công ty một cách tràn lan mà chúng tôi gọi là "Tổng công ty hoá". Theo chúng tôi, việc thành lập các Tổng công ty ở nước ta hiện nay là cần thiết trong những lĩnh vực hoạt động mà ta cần có thế mạnh để cạnh tranh quốc tế, nhất là lĩnh vực phải đối diện với các công ty nước ngoài, còn các lý do khác
đưa ra để "Tổng công ty hoá" là chưa thích hợp. Chính vì vậy, hiện nay chỉ nên thành lập một số ít Tổng công ty.
Thực tế thành lập và hoạt động của các Tổng công ty vừa qua đã cho ta thấy sự chưa phù hợp và những hạn chế của mô hình này và đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ, cần được chấn chỉnh kịp thời. Mấy lý do sau đây làm sáng tỏ kiến nghị trên:
- Việc thành lập các Tổng công ty của ta là sự áp dụng mô hình tập đoàn kinh doanh của các nước. Song sự ra đời của tập đoàn kinh doanh các nước xuất phát từ nhu cầu của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất cao độ, dẫn đến cần thiết phải có những công ty quy mô lớn mà người ta gọi đó là các tổ chức độc quyền theo kiểu Công gơ lô me rát. Đó là qua trình tự lớn lên thông qua việc tích tụ sản xuất, cũng có thể là các doanh nghiệp nhỏ bị sát nhập hoặc bị thôn tính vào các tập đoàn lớn, nhờ đó có thể sử dụng tổng hợp các nguồn lực của tập đoàn, phối hợp chỉ đạo được hoạt động của từng thành viên , đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Trong khi đó, việc thành lập các Tổng công ty của ta không xuất phát từ bản thân yêu cầu của việc tích luỹ, tích tụ của bản thân doanh nghiệp, không phải từ quá trình tự lớn lên của nó, mà chủ yếu là thông qua việc hợp nhất các doanh nghiệp nhà nước bằng biện pháp hành chính.
- Các doanh nghiệp nhà nước của ta phần lớn là yếu kém, hiệu quả kinh doanh thấp do vốn ít, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, quản lý kém cỏi, trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ lao động thấp.... Vì vậy việc sát nhập các doanh nghiệp yếu kém vào Tổng công ty như hiện nay không thể tạo ra được một Tổng công ty mạnh, nhiều Tổng công ty không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Mô hình tập đoàn kinh doanh của các nước là đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu. Trong khi đó, mô hình Tổng công ty của ta là đơn ngành, đơn sở
hữu. Điều đó một mặt làm tăng tính độc quyền về sản phẩm kinh doanh, mặt khác không tạo cho các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty có được sự hỗ trợ, hợp tác trong quá trình kinh doanh.
- Với biện pháp hành chính sát nhập các doanh nghiệp, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cùng với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vào trong Tổng công ty, sẽ làm mất động lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều đó có nguy cơ làm cho sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục bị thua lỗ.
- Việc thành lập Tổng công ty như hiện nay rõ ràng là một biện pháp làm tăng tình trạng"Độc quyền hoá " các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này không thích hợp với nguyên tắc hoạt động của kinh tế thị trường là tạo điều kiện cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, từ thực tiễn tổ chức các Tổng công ty vừa qua chúng tôi cho rằng, cần có sự nghiên cứu rút kinh nghiệm để điều chỉnh lại tổ chức quản lý trong các tổng công ty. Như đã nói trên, theo chúng tôi hiện nay ở nước ta, chỉ nên thành lập Tổng công ty ở một số lĩnh vực phải đối diện trực tiếp với cạnh tranh thế giới mà ta có thế mạnh, song phải là các tổng công ty đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu, chứ không phải Tổng công ty đơn ngành, đơn lĩnh vực, đơn sở hữu như hiện nay. Đồng thời phải nghiên cứu đầy đủ hơn về các biện pháp quản lý, cơ chế chính sách, đặc biệt là quản lý tài chính, chuẩn bị đội ngũ quản lý, môi trường pháp lý và xây dựng cơ chế đảm bảo sự cạnh tranh giữa các thành viên trong Tổng công ty.
Thứ ba, việc sử dụng công cụ tài chính, thuế, lãi suất để điều tiết kinh tế chưa tuân theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ phát triển kém, thiếu lành mạnh, chất lượng và hiệu quả tín dụng thấp, nợ quá hạn lớn. Đầu tư của nhà nước còn nhiều lãng phí, thất thoát lớn. Cơ chế tín dụng đầu tư của nhà nước không đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ. Nhìn chung, tài chính tín dụng chưa trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước phù hợp với điều kiện của nền
kinh tế thị trường. Cơ chế "Xin Cho" về thực chất vẫn tồn tại.
Thứ tư, chính sách phân phối thu nhập để đảm bảo bình đẳng xã hội còn nhiều khiếm khuyết.
Chính sách thu nhập và điều tiết thu nhập của ta hiện nay là vấn đề bất cập cần phải nhanh chóng cải cách. Tình trạng tiền lương không đủ để nuôi sống các công chức, viên chức nhà nước, mà thu nhập chính của họ phải dựa vào các nguồn khác ngoài tiền lương đang gây ra sự tiêu tán nguồn vốn của đất nước, là cơ sở cho nạn hối lộ, tham nhũng. Do tiền lương không phản ánh số tiền thực tế thu nhập của mỗi người nên nhà nước không thể nào điều tiết được thu nhập, thuế thu nhập luỹ tiến chỉ là hình thức. Điều đó là hậu hoạ cho sự phân hoá bất bình đẳng, mà các nước tư bản đã vấp phải trong thời kỳ công nghiệp hóa ở thế kỷ 18-19.
Thứ năm, môi trường thu hút đầu tư nước ngoài còn kém tính cạnh tranh
Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, thách thức sẽ khó biến thành cơ hội. Nếu như các điều kiện các điều kiện về pháp lý, các yếu tố hỗ trợ đầu tư chung không được nhanh chóng cải thiện. Đó là khoản trống khá lớn trong qui định thực tiễn về các dự án đầu tư có điều kiện, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, những bất cập trong qui hoạch giao thông, đô thị, bưu viễn thông… Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các nhà đầu tư, ưu cần thiết trong nâng cấp cơ sở hạ tầng về điện, về đa dạng các nguồn năng lượng. Sự rõ ràng trong các qui hoạch phát triển vùng và tổng thể với những ưu tiên phù hợp.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế về quản lý nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài những nguyên nhân khách quan là: Nền kinh tế có điểm xuất phát thấp so với các quốc gia phát