Mức Độ Hài Lòng Của Giảng Viên, Sinh Viên Và Các Chủ Thể Sử Dụng Sản Phẩm Giáo Dục Đại Học Đối Với Kết Quả Lao Động Của Đội Ngũ Trí Thức


Bằng chứng thể hiện hiệu quả chưa cao trong hoạt động giảng dạy, NCKH, lãnh đạo, quản lý của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta còn thể hiện ở sự cách biệt giữa khả năng chuyên môn và ngành nghề của những người tốt nghiệp đại học với nhu cầu kỹ năng mới của thị trường. Phần lớn chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy còn lạc hậu không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn đổi mới kinh tế và xã hội.

Có thể nói, sự bất cập, yếu kém trong lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo, sự thiếu gắn kết giữa lý thuyết với đời sống thực tế, giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; giữa các nhà khoa học, giữa các chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu biểu hiện rõ sự lãng phí chất xám, nguồn vật lực rất lớn, cho thấy chất lượng lao động của trí thức GDĐH chưa tương xứng với chính sách đầu tư gây ra những băn khoăn, lo ngại từ dư luận của xã hội. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trong tương quan so sánh với cơ chế, chính sách đãi ngộ hay các điều kiện đảm bảo thì những yếu kém, hạn chế trong kết quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cũng là điều dễ hiểu. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta cần được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh.

Xuất phát từ nhận thức chưa đúng vai trò, vị trí của đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nên việc triển khai thực hiện xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn quá chậm so với tiến trình đổi mới GDĐH. Đội ngũ cán bộ quản lý GDĐH ở nước ta chưa được qui hoạch, đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống. Công tác quản lý đội ngũ giảng viên chưa đặt vấn đề chất lượng lao động của nhà giáo ở tầm chiến lược.

Những yếu kém nêu trên còn bắt nguồn từ những bất cập trong nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường; phương pháp giảng dạy của đội ngũ nhà giáo; thói quen ngại đổi mới, thiếu động lực cho những sáng tạo, tìm tòi và khảo nghiệm của sinh viên. Hơn nữa, mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào đời sống học đường, ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ lao động, làm xói mòn giá trị đạo đức thanh cao của một bộ phận nhà giáo. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa nghiêm. Hiệu quả lao động của đội ngũ trí


thức nhà giáo đại học chưa cao còn có thể được lý giải từ những bất hợp lý trong chế độ đãi ngộ hiện hành, nhất là cơ chế, chính sách tài chính đầu tư cho hoạt động NCKH.

3.1.4. Mức độ hài lòng của giảng viên, sinh viên và các chủ thể sử dụng sản phẩm giáo dục đại học đối với kết quả lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo đại học ở Việt Nam hiện nay

Cùng với việc nâng cao chất lượng lao động chuyên môn của trí thức GDĐH, mức độ hài lòng của giảng viên, sinh viên về kết quả lao động của trí thức GDĐH ở nước ta trong những năm gần đây cũng có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực. Điều này được phản ánh rõ nét thông qua các kết quả điều tra xã hội học được thống kê trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3:

Bảng 3.2: Mức độ hài lòng của trí thức GDĐH về kết quả lao động

của bản thân



Nội dung


Tổng số

Rất hài lòng

Hài lòng

Bình thường

Không hài lòng

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1

270

151

55,9

104

38,5

13

4,8

2

0,8

2

270

48

17,8

144

53,3

72

26,7

6

2,2

3

270

35

13,0

85

31,5

134

49,6

16

5,9

4

42

4

9,5

36

85,7

2

4,8

0

0

5

129

26

20,1

90

69,8

9

7,0

4

3,1

6

270

43

15,9

125

46,3

92

34,1

10

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 12

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Ghi chú:

1. Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chấp hành nội qui của Nhà trường, Khoa, Tổ chuyên môn

2. Kết quả giảng dạy

3. Kết quả NCKH

4. Kết quả công tác quản lý của chủ thể lãnh đạo (nếu có)

5. Kết quả công tác quản lý của chủ thể giữ các chức vụ kiêm nhiệm (nếu có)

6. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.


Bảng 3.3: Mức độ hài lòng của sinh viên về một số lĩnh vực hoạt động của đội ngũ trí thức GDĐH


Hoạt động


Tổng số

Rất

hài lòng

Hài lòng

Bình

thường

Không

hài lòng

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1.Tạo điều kiện học tập

tốt nhất cho sinh viên

370

49

13,2

153

41,4

150

40,5

18

4,9

2.Trang bị tri thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh

viên


370


33


8,9


75


20,3


196


52,9


66


17,8

3. Rèn luyện thành thạo các kỹ năng nghề

nghiệp cho sinh viên


370


34


9,2


67


18,1


189


51,1


80


21,6

4. Rèn luyện sức khỏe

cho sinh viên

370

35

9,5

133

35,9

142

38,4

60

16,2

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả


Qua đó, ta thấy bên cạnh đánh giá tích cực vẫn còn không ít những ý kiến biểu lộ sự chưa hài lòng về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH, nhất là kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Trên thực tế, không ít người còn trăn trở về chất lượng nguồn nhân lực trước những yêu cầu mới của xã hội cả về trình độ chuyên môn cũng như năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức.

Kết quả nghiên cứu từ cuộc điều tra 966 doanh nghiệp Nhật về thị trường lao động ở ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Việt Nam công bố năm 2006 cho thấy, có 59% số doanh nghiệp rất khó kiếm được nhân sự quản lý cấp trung gian. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước thường xuyên phải bỏ chi phí để đào tạo lại hoặc bồi dưỡng thêm sau khi tuyển dụng”.


Gần đây, để tuyển chọn kỹ sư cho cơ sở sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh, công ty Intel đã tiến hành kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Trong số đó, chỉ có 90 ứng viên, tức là 5% vượt qua cuộc kiểm tra ban đầu. Nhưng chỉ có 40 người đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng về trình độ tiếng Anh. Công ty Intel khẳng định đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước họ đầu tư [167]. Điều đó chứng tỏ, kết quả lao động của trí thức GDĐH chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty ở nước ngoài.

Theo cuộc khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2005, có tới 60% doanh nghiệp được khảo sát tỏ ra không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng [168]. Đa số các nhà quản lý doanh nghiệp đều có chung nhận xét về sinh viên mới tốt nghiệp ra trường: yếu và thiếu ở mọi lúc, mọi nơi; kỹ sư công nghệ thông tin phần lớn trình độ đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của quốc tế; sinh viên mới ra trường ngành quản trị kinh doanh như Makertting, quản trị tài chính, ngân hàng thì còn non nớt, nặng về kiến thức sách vở. Hiện trạng này cho thấy chẳng những có sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực cần thiết phải tạo ra sự đột phá trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh toàn cầu mà còn là khoảng cách ngày càng xa giữa chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH so với yêu cầu của thực tiễn và sự kỳ vọng của xã hội.

3.1.5. Khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực được đào tạo đối với

thị trường lao động

Yêu cầu của GDĐH, của thị trường lao động trong nước và quốc tế hiện nay đang đặt ra những tiêu chí ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Với tư cách là sản phẩm lao động của đội ngũ trí thức GDĐH, nguồn nhân lực được đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản: có sức khỏe; có lòng yêu nước, có chí tiến thủ, lập nghiệp, tôn trọng luật pháp, trách nhiệm với công việc; vững về trình độ chuyên môn; tinh thông nghiệp vụ. Đặc biệt, bối cảnh hội nhập toàn cầu cùng với sự tác động sâu sắc của kinh tế tri thức


hiện nay khi đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi sự sáng tạo, năng động, nhạy bén, khả năng thích ứng, hợp tác, hội nhập của nguồn nhân lực. Do đó, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì kỹ năng thành thục của người lao động đã tất yếu trở thành tiêu chí quan trọng, cơ bản, chủ yếu và không thể xem nhẹ.

So sánh với mục tiêu đặt ra, ở phương diện này, có thể khẳng định, đội ngũ trí thức GDĐH thông qua lao động nghề nghiệp đã tham gia trực tiếp, góp phần quan trọng vào chiến lược nâng cao dân trí, đào tào nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bình quân mỗi năm có hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư, hàng chục ngàn thạc sĩ và gần một ngàn tiến sĩ được bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính đến năm 2012, “các cơ sở đạo tạo sau đại học đã đào tạo được gần 8.400 tiến sĩ và

39.000 thạc sĩ thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ. Hiện nay, mỗi năm, ngành giáo dục - đào tạo cung cấp cho xã hội khoảng hơn 10 nghìn người có trình độ sau đại học” [75, tr.229 -230]. Đội ngũ này đang là lực lượng trí thức nòng cốt, giữ trọng trách trong nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước đồng thời đang trực tiếp tham gia quản lý ở các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Có thể xem đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn - với tư cách là sản phẩm trực tiếp nhất của lao động sư phạm ở bậc đại học đã và đang trở thành những hạt nhân tiến tiến, điển hình trong tập thể lao động của tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đây là nguồn bổ sung căn bản cho nhân lực của đất nước, góp phần xây dựng lực lượng trí thức tinh hoa và đội ngũ chuyên gia trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Nhìn chung, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được trang bị tri thức, kỹ năng, phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị, đạo đức và các năng lực đáp ứng những đòi hỏi cơ bản của nghề nghiệp (Bảng 3.4).


Bảng 3.4: Các kỹ năng và phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực sinh viên đạt được trong thời gian học tập tại trường đại học

Đơn vị: %



TT


Các kỹ năng

Rất tốt


Tốt


TB


Yếu

1

Kỹ năng lập kế hoạch

11,1

43,2

38,9

6,8

2

Kỹ năng làm việc độc lập

10,5

51,4

30,0

8,1

3

Kỹ năng làm việc theo nhóm

15,9

48,9

29,5

5,7

4

Kỹ năng thích ứng với thị trường lao động

7,3

36,5

47,0

9,2

5

Kỹ năng NCKH

7,6

28,1

43,5

20,8

Các phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị, đạo đức

6

Tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật,

nội qui, qui chế

35,4

51,9

11,6

1,1

7

Sống có lý tưởng

25,9

56,0

17,6

0,5

8

Lòng yêu nghề

28,9

43,8

27,0

0,3

9

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp

30,8

56,3

12,4

0,5

10

Năng động, chủ động, tích cực, sáng

tạo

22,2

49,7

27,6

0,5

11

Tinh thần trách nhiệm với nghề

nghiệp

23,5

53,5

20,5

2,4

12

Làm chủ bản thân

33,2

49,2

16,8

0,8

Các năng lực nghề nghiệp

13

Năng lực chuyên môn

11,4

43,5

41,6

3,5

14

Năng lực tư duy sáng tạo

10,6

38,6

45,4

5,4

15

Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

10,5

28,4

51,6

9,5

16

Năng lực NCKH

7,1

29,2

53,2

10,5

17

Năng lực hợp tác

14,9

48,6

29,5

7,0

18

Năng lực làm việc độc lập

16,2

48,7

30,8

4,3

19

Năng lực xây dựng, tổ chức thực

hiện kế hoạch

11,4

38,9

41,6

8,1

20

Năng thực thích ứng

12,7

47,6

35,9

3,8

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả.


Theo kết quả điều tra được thống kê trong Bảng 3.4, có thể thấy một số kỹ năng mà sinh viên đạt được trong quá trình đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao như: kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng làm việc theo nhóm. Những phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị, đạo đức như tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật, nội qui, qui chế, lòng yêu nghề, có ý thức về đạo đức nghề nghiệp cùng với một số năng lực nghề nghiệp như: năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập, năng lực thích ứng được phần lớn sinh viên đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt. Đó là những yếu tố quan trọng tạo hành trang cần thiết để các thế hệ sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có thể chủ động, tích cực tham gia vào thị trường lao động đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính nguồn nhân lực ấy đã góp phần tạo nên năng suất lao động cùng những thành tựu to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và hứa hẹn nhiều triển vọng ở thời kỳ mới. Tuy nhiên, không ít những phẩm chất, kỹ năng chưa được sinh viên đánh giá cao. Ở mức độ rất tốt và tốt, các chỉ số nêu trên chỉ chiếm dưới 50%, còn lại trên 50% ý kiến đánh giá từ mức trung bình trở xuống, như: Kỹ năng thích ứng với thị trường lao động, kỹ năng NCKH, lòng yêu nghề, tính năng động, tích cực; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực NCKH và năng lực thích ứng với thị trường lao động.

Những bất cập ấy phù hợp với kết quả khảo sát: “Gần 40% ý kiến không cho rằng chất lượng giáo dục đào tạo Việt Nam là tốt, trong khi 25,7% ý kiến lưỡng lự, chỉ có 35% ý kiến cho rằng, chất lượng giáo dục đào tạo Việt Nam là tốt” [145, tr.410]. Mức độ chưa tốt của chất lượng giáo dục đào tạo nói chung, trong đó có GDĐH được thể hiện ở các bình diện chủ yếu: “Nhà trường chưa gắn với xã hội (gần 50%); chưa đào tạo theo nhu cầu xã hội (56,8%); chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội (64,8%); đào tạo không cân đối “thừa thầy, thiếu thợ”; chưa chú trọng đào tạo con người toàn diện” [145, tr.410]. Nhìn vào thực tiễn GDĐH ở Việt Nam hiện nay rất dễ nhận thấy một trong những điểm yếu lớn nhất trong chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo ở bậc đại học của nước ta là chưa tạo ra lớp người lao


động có khả năng thích ứng nhanh, chủ động, sáng tạo, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt. Những hạn chế của nguồn nhân lực được đào tạo đại học biểu hiện tập trung ở những mặt sau đây:

Một là, trong hầu hết các lĩnh vực còn thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý giỏi, nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành.

Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, khan hiếm nhân lực chất lượng cao có khả năng đáp ứng tốt, đầy đủ những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh đang là một vấn đề bất cập, đáng báo động về khả năng cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội của GDĐH. Điều này lý giải tại sao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực cũng như của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua và tại thời điểm hiện nay còn ở mức thấp.

Hai là, ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng lao động.

Với tư cách là sản phẩm lao động của đội ngũ trí thức GDĐH, nguồn nhân lực ở nước ta mặc dù đã được đào tạo cơ bản để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, song vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa kiến thức trong nhà trường và kiến thức thực tế mà công việc đòi hỏi. Có thể thấy trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của nguồn nhân lực được đào tạo đại học ở nước ta còn hạn chế, thậm chí tụt hậu so với khu vực và quốc tế. Theo Báo Tuổi trẻ, ngày 2/10/2003, nếu đánh giá theo thang điểm 10 bậc thì chỉ tiêu trí tuệ của thanh niên, sinh viên Việt Nam chỉ đạt 2,3/10; ngoại ngữ đạt 2,5/10. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, sinh viên mới ra trường của Việt Nam đặc biệt thiếu hụt kỹ năng về giao tiếp và tiếng Anh, cũng như kiến thức thực tế về lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là ở các lĩnh vực có sự ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Những cứ liệu ấy cho thấy chất lượng giảng dạy, học tập ngoại ngữ của đội ngũ trí thức GDĐH và sinh viên Việt Nam chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thông thạo ngoại ngữ để giao tiếp và cao hơn là sử dụng ngoại ngữ

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí