Sau đó giáo viên kết luận cách 1 là đúng, cách 2 là sai. Từ đó rút ra kết luận: Nếu trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước ; rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
Với cách trên, chúng ta thấy có phần tích cực hơn khi cho HS thực hiện phép tính trước, nhưng vẫn mang tính áp đặt khi giáo viên cho rằng cách 1 là đúng, cách 2 là sai. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để HS có thể thông qua hoạt động học tập để tự hình thành nên quy tắc tính đó.
Đề xuất cách giải quyết cho tình huống 5: [phụ lục 9]
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
2.3.1. Mối quan hệ giữa năm biện pháp được đề xuất trong luận án
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy sự cần thiết phải phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH. Để phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH đòi hỏi người học phải có những KN nhận thức về vấn đề tự học và có các KN hoạt động trong quá trình THT. Bên cạnh đó, tạo một môi trường để phát triển KN THT cho SV là một việc làm cần thiết. Do vậy trong 5 biện phát đề xuất ở trên, biện pháp thứ nhất tập trung phát triển nhóm KN nhận thức, biện pháp thứ hai tập trung phát triển nhóm KN hoạt động và biện pháp 3, 4, 5 tạo môi trường để SV được thường xuyên rèn luyện các KN THT của bản thân. Cả 5 biện pháp trên đều có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Để phát triển KN THT ở mức độ hiệu quả thì cần phối kết hợp cả 5 biện pháp một cách linh hoạt và hệ thống.
Mối quan hệ giữa các biện pháp tạo nên một chu trình trong quá trình phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH. Trong đó nền tảng cơ bản là biện pháp 1, 2 nhằm bước đầu trang bị cho người học hai nhóm KN chính là KN nhận thức và KN hoạt động. Các biện pháp 3, 4, 5 là các biện pháp tạo nên sự cộng hưởng giữa nhận thức và hoạt động THT của người học và hoạt động tổ chức giảng dạy của GV.
Như vậy, các biện pháp phát triển KN THT của SV ĐHSPTH đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, bước đầu giải quyết được mâu thuẫn thực tế giữa nhu cầu được trang bị, phát triển KN THT với hoạt động phát triển KN THT
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 4: Xây Dựng Tài Liệu Tự Học Có Hướng Dẫn Theo Các Tình Huống Tự Học Toán
- Tìm Hiểu Phép Chia Hết Và Phép Chia Có Dư Trong Tập Các Số Tự Nhiên Ở
- Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 16
- Kết Quả Mức Độ Kỹ Năng Tự Học Toán Của Lớp Đối Chứng Và Lớp Thực Nghiệm
- Phân Tích Kết Quả Tn Một Số Chuyên Đề Của Học Phần Toán Học 2
- Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 20
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
chưa được chú trọng đối với SV ĐHSPTH. Mỗi nội dung đều có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức đúng về việc phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH, các GV, cấp quản lý cần có ý nghĩa định hướng hành động để việc phát triển KN THT một cách hiệu quả.
2.3.2. Điều kiện thực hiện năm biện pháp đề xuất trong luận án
1) Đối với cấp quản lý và giảng viên
Trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp, các cấp quản lý cần :
- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, môi trường sư phạm vui tươi, thoải mái để có thể thu hút SV, GV, cán bộ quản lý tham dự và các hội nghị và hội thảo nâng cao KN và chất lượng THT, tự nghiên cứu của GV và SV. Đồng thời, nhà trường phải có biện pháp quản lý quân số chặt chẽ để các cán bộ, GV, SV tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường, khoa.
- Đổi mới khâu báo cáo chuyên đề, tổ chức hội nghị sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, phù hợp đối tượng và tình hình thực tiễn. Tạo điều kiện dành nhiều thời gian cho người tham dự tham gia vào hội thảo để phát huy tinh thần và kết quả THT, tự nghiên cứu. Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức báo cáo hay thảo luận cho sôi nổi (tránh tình trạng báo cáo dài, lan man, buồn tẻ); đồng thời cần thực hiện chế độ dân chủ, khoa học, tích cực và thẳng thắn trong khoa học tự học.
- Cấp quản lý cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho GV trang bị các KN hỗ trợ việc THT của SV ĐHSPTH như: Cần xây dựng thư viện tài liệu phong phú tạo môi trường tự học cho SV; trong trường cần phủ mạng wifi để SV có cơ hội tìm kiếm thông tin, tự học trên mạng mọi nơi, mọi lúc; nhà trường cần trang bị các phòng ngoài phòng học để SV có thể lên các phòng đó tự học và trao đổi với nhau.
- Cấp quản lý cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, động viên GV dạy học vận dụng tình huống THT, thiết kế tài liệu tự học Toán có hướng dẫn và chức seminar trong quá trình dạy học Toán nhằm PT KN THT SV ĐHSPTH.
Trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp, GV cần quan tâm:
- GV cần tìm hiểu rõ đặc điểm tâm lý, khả năng tự học của SV trong quá trình học tập.
- Bản thân GV phải có nhận thức và các hoạt động hiệu quả trong việc THT.
- Trong quá trình dạy học, GV luôn tạo không khí thân thiện, gần gũi, vui tươi, phát huy mọi khả năng THT của SV.
- GV cần giúp SV xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện của việc trang bị các KN hỗ trợ việc THT, sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn, giải quyết các tình huống THT và tham gia seminar trong quá trình THT.
- GV luôn luôn có sự góp ý, hướng dẫn cho SV để SV tự điều chỉnh các hoạt động THT đồng thời thường xuyên kiểm tra kết quả THT của SV.
2) Đối với sinh viên
Trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp, SV cần lưu ý:
- SV cần tích cực hoá, hăng hái tham gia thực hiện các hoạt động THT của GV đề ra.
- SV phải hiểu được bản thân và luôn có tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm muốn vươn lên trong học tập, đặt ra những mục tiêu THT cao dần theo khả năng để thực hiện.
- SV phải xác định rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc trang bị các KN hỗ trợ việc THT, giải quyết các tình huống THT, sử dụng các tài liệu THT có hướng dẫn và tham gia seminar trong quá trình THT.
- SV cần dành thời gian và lập kế hoạch cho việc PT các KN hỗ trợ việc THT khi có sự hướng dẫn trực tiếp của GV cũng như hướng dẫn gián tiếp của GV.
- SV cần nắm được quy trình và yêu cầu khi tham gia giải quyết các tình huống THT, sử dụng các tài liệu THT có hướng dẫn hay tham gia seminar trong quá trình THT.
- SV luôn có ý thức tìm tòi và tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả của việc PT KN THT của mình trong các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, luận án đã đề xuất 7 nguyên tắc cùng 5 biện pháp nhằm phát triển KN THT của SV ĐHSPTH:
- Các biện pháp xây dựng phải tuân thủ 7 nguyên tắc: Biện pháp xây dựng tập trung rèn luyện và phát triển hai nhóm KN chính của KN THT; bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đại học sư phạm Tiểu học; đảm bảo tính khả thi và hiệu quả; đảm bảo tính đồng bộ và linh hoạt; khơi gợi hứng thú tự học tập, nghiên cứu; đảm bảo tính phù hợp với đối tượng người học; thường xuyên thực hiện hoạt động đánh giá và tự đánh giá kết quả tự học tập, nghiên cứu.
- Trên cơ sở 7 nguyên tắc đã xây dựng chúng tôi đề xuất 5 biện pháp nhằm phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH như: Bồi dưỡng động cơ tự học Toán cho SV ĐHSPTH; tổ chức các hoạt động tự học Toán của SV ĐHSPTH; xây dựng và vận dụng tình huống tự học Toán cho SV ĐHSPTH; tổ chức các hoạt động tự học Toán của SV ĐHSPTH; xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo các tình huống tự học Toán; tổ chức seminar kiến thức Toán học cho SV ĐHSPTH.
- Năm biện pháp trên tập trung PT hai nhóm KN của KN THT. Trong đó biện pháp 1 tập trung phát triển KN xác định mục tiêu, KN hình thành động cơ THT. Biện pháp 2 đề xuất giúp SV nắm rõ những nguyên tắc và cách thức thực hiện các KN như KN kế hoạch hóa học tập; KN chuẩn bị những tri thức cần thiết làm tiền đề cho việc tự học những tri thức Toán học mới; KN đọc tài liệu Toán học; KN ghi chép Toán học; KN phát hiện - giải quyết - đề xuất vấn đề trong trong Toán học; KN làm việc theo nhóm; KN tự đánh giá kết quả tự học Toán; KN chuyển tài lời giải bài toán sang ngôn ngữ toán Tiểu học; KN tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học; KN vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu học; KN vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học. Tiếp theo, biện pháp 3, 4, 5 được đề xuất nhằm tạo môi trường cho SV rèn luyện và phát triển KN THT trong quá trình tự học trên lớp cũng như ở nhà.
- Mỗi biện pháp đều trình bày cơ sở khoa học; đề ra mục tiêu, đưa ra nội dung và điều kiện thực hiện biện pháp. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ thống nhất nhằm phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận án.
- Xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận án.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm và tiến hành dạy thực nghiệm.
- Thực nghiệm một số biện pháp sư phạm đã đề xuất.
- Thu thập, xử lý các kết quả thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, khoa học và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
3.2. Nội dung và quy trình tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong 3 giai đoạn với các nội dung của học phần Toán học 1, Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán, Toán học 2 [phụ lục 11]. Chúng tôi lựa chọn nội dung của ba học phần trên để tiến hành thực nghiệm vì lý do sau:
- Cả ba học phần Toán học 1, Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán, Toán học 2 có vai trò quan trọng. Theo thứ tự, chúng là những học phần tiên quyết, bắt buộc trong chương trình Toán đào tạo giáo viên Tiểu học hệ đại học.
- Trong ba học phần, có những nội dung cơ bản đã được SV tiếp cận từ phổ thông. Điều đó thuận lợi cho SV có nền tảng để tự học chiếm lĩnh kiến thức tiếp theo. Tuy nhiên một bộ phận SV có nhận thức chưa đúng, vẫn cho rằng các học phần này khó có thể tự học, ví dụ: 12% SV cho rằng Toán học 1 là môn học khó có thể tự học; 47% SV cho rằng Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán là môn học khó có thể tự học; 5% SV cho rằng Toán học 2 là môn học khó có thể tự học.
- Cả ba học phần đều có quan hệ mật thiết với nội dung chương trình toán ở Tiểu học. Đặc biệt, số học là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chương trình Toán Tiểu học,
vì vậy nội dung số học trong học phần Toán học 2 rất quan trọng đối với SV ĐHSPTH. PT KN THT cho SV ngay trên trường đại học giúp các em có thói quen và KN THT tốt phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ sau này.
3.2.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm
3.2.2.1. Giai đoạn 1, 2
Trong giai đoạn 1, 2 chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm theo quy trình
sau:
Bước 1: Tập huấn nội dung dạy thực nghiệm;
Bước 2: Khảo sát mức độ KN THT đầu vào của SV trong lớp TN và ĐC; Bước 3: Tổ chức dạy lớp đối chứng;
Bước 4: Tổ chức dạy lớp thực nghiệm;
Bước 5: Thăm dò, đánh giá mức độ KN THT đầu ra và mức nhận thức của SV
trong lớp TN và ĐC;
Bước 6: Tổ chức thi lấy kết quả (lớp thực nghiệm và đối chứng).
Trong phần tổ chức thi lấy kết quả, để đảm bảo tính khách quan và công bằng, chính xác, chúng tôi lấy kết quả thi kết thúc học phần do phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường Đại học Hải Phòng tổ chức theo nguyên tắc:
+ Đề thi được phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng đề thi.
+ Thí sinh tham gia thi nghiêm túc dưới sự giám sát của 2 giám thị và 1 giám sát thi.
+ Bài thi được dọc phách và do hai GV chấm tại phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng.
+ Điểm thi được lưu tại Phòng Đào tạo và Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng [phụ lục 13].
Bước 7: Thu thập, tổng kết và xử lý các kết quả thu được.
3.2.2.2. Giai đoạn 3
Trong giai đoạn 3 (đặc điểm khóa 11 của Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Hải Phòng chỉ có một lớp đại học Tiểu học K 11, vì vậy chúng tôi cùng tiến
hành thực nghiệm và đối chứng trên một lớp đại học Tiểu học K 11). Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm theo quy trình sau:
Bước 1: Tập huấn nội dung dạy thực nghiệm;
Bước 2: Khảo sát mức độ KN THT và kiến thức đầu vào của 49 SV; Bước 3: Tổ chức dạy lớp đối chứng 49 SV đó;
Bước 4: Đánh giá mức độ KN THT và kiến thức đầu ra của lớp đối chứng; Bước 5: Tổ chức dạy lớp thực nghiệm 49 SV đó;
Bước 6: Thăm dò, đánh giá mức độ KN THT đầu ra và kiến thức của 49 SV; Bước 7: Thu thập, tổng kết và xử lý các kết quả thu được.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng - thời gian thực nghiệm sư phạm
3.3.1.1. Giai đoạn 1 (thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010)
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm với học phần Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán. Lớp thực nghiệm gồm 65 SV của lớp ĐHTH K9 tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp và hình thức chú trọng PT KN THT từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009. Lớp đối chứng gồm 30 SV của lớp ĐHTH K10 được tiến hành dạy theo phương pháp truyền thống từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010. (Trong giai đoạn thực nghiệm này, cả hai lớp này đều học học phần Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán trong thời gian 45 tiết dưới hình thức đào tạo theo niên chế).
3.3.1.2. Giai đoạn 2 (thời gian từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 1 năm 2011)
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm học phần Toán học 1. Lớp thực nghiệm gồm 43 SV của lớp ĐHTH K11 được tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp và hình thức chú trọng PT KN THT từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011. Lớp đối chứng gồm 30 SV của lớp ĐHTH K10 được tiến hành dạy theo phương pháp truyền thống từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010. (Trong giai đoạn thực nghiệm này, do đặc điểm Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Hải Phòng mỗi khóa chỉ có một lớp nên chúng tôi phải tiến hành thực nghiệm và đối chứng trên hai khóa 10 và 11. Trong đó lớp ĐHTH K10 học 45 tiết của học phần Toán học
1 dưới hình thức đào tạo theo niên chế, lớp ĐHTH K 11 học 30 tiết của học phần Toán học 1 dưới hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, do đã phân tích ở mục 1.6.1.2, số lượng tiết bài tập và thảo luận theo hệ thống đào tạo tín chỉ tăng gấp đôi, vì vậy về số tiết học trên lớp và nội dung của học phần Toán học 1 thay đổi không đáng kể. Mặt khác lớp ĐHTH K11 học theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc GV giảng dạy thực nghiệm theo phương pháp và hình thức chú trọng PT KN THT cho SV).
3.3.1.3. Giai đoạn 3 (thời gian từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012)
Do đặc điểm Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Hải Phòng mỗi khóa chỉ có một lớp nên chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng 3 chuyên đề của học phần Toán học 2 trên cùng 49 SV của lớp ĐHTH K11 trong tháng 4 và tháng 5 năm 2012.
3.3.2. Các yêu cầu tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình dạy thực nghiệm, GV giảng dạy theo phương pháp và hình thức chú trọng PT KN THT cho SV ĐHSPTH (đã được phân tích trong chương 1) cần tuân thủ theo những yêu cầu sau:
3.3.2.1. Đối với hoạt động dạy - học
- Phối kết hợp các biện pháp đã được đề xuất ở trên nhằm PT cho SV KN xác định mục đích và hình thành động cơ THT bằng cách giúp SV hiểu được vai trò, tầm quan trọng của KN TH, luôn tạo động cơ học tập cho SV, tạo sự mâu thuẫn nội trong bài giảng và trong nội tại bản thân SV.
- Phối kết hợp các biện pháp đã được đề xuất ở trên nhằm PT cho SV KN kế hoạch hóa học tập; KN chuẩn bị những tri thức cần thiết làm tiền đề cho việc tự học những tri thức Toán học mới; KN đọc tài liệu Toán học; KN ghi chép Toán học; KN phát hiện - giải quyết - đề xuất vấn đề trong trong Toán học; KN làm việc theo nhóm bằng cách tạo tạo môi trường THT như: phân bậc các nội dung thành những tình huống tự học phù hợp với đối tượng học; tạo điều kiện để SV được tham gia làm việc hợp tác và cá nhân trong những nội dung cụ thể; đảm bảo cho SV có đủ thời gian suy nghĩ và tự thực hiện hoạt động học tập trong một nội dung nhỏ; tổ