Kiểm Định Giả Thiết Với Biến A Paired Samples Test


Cùng với đó, ta thấy, kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig « 5%, điều này phản ánh yếu tố Năng lực quản trị điều hành có tác động đến Năng lực QTRRTD

Kiểm định giả thuyết với biến B:

Yếu tố năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường năng lực QTRRTD có tương quan thuận với Năng lực QTRRTD. Nhận định này được chứng minh qua kết quả hồi quy, khi yếu tố năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường QTRRTD tăng lên 1 đơn vị thì Năng lực QTRRTD tăng lên 86,7%

Bảng 2.31: Kết quả kiểm định ANOVA Biến B.

ANOVA


Gtb







Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

29.000

6

4.835

191.769

.000

Within Groups

4.878

193

.025



Total

33.878

199




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 18

Kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig « 5%, điều này phản ánh yếu tố năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường QTRRTD có tác động đến Năng lực QTRRTD.

Kiểm định giả thuyết với biến C:

Bảng 2.32: Kết quả kiểm định ANOVA Biến C.

ANOVA


Gtb







Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

1.431

8

.179

1.053

.000

Within Groups

32.433

191

.170



Total

33.864

199




Năng lực KSRRTD có tương quan thuận với Năng lực QTRRTD. Nhận định này được chứng minh qua kết quả hồi quy, theo kết quả mô hình, khi yếu tố Năng lực KSRRTD tăng lên 1 đơn vị thì năng lực QTRRTD sẽ tăng lên thêm 0,7 %.

Cùng với đó, kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig « 5%, điều này phản ánh yếu tố Năng lực KSRRTD có tác động đến Yếu tố Năng lực QTRRTD.

Kiểm định giả thuyết với biến D:

Yếu tố Năng lực xử lý RRTD có tương quan thuận với Năng lực QTRRTD. Nhận định này được chứng minh qua kết quả hồi quy, khi yếu tố Năng lực xử lý RRTD tăng lên 1 đơn vị thì năng lực QTRRTD sẽ tăng lên thêm 0,21%.


Bảng 2.33: Kết quả kiểm định ANOVA Biến D.

ANOVA


Gtb







Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

2.505

6

.315

1.912

.020

Within Groups

31.356

193

.168



Total

33.861

199




Cùng với đó, ta thấy, kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig « 5%, điều này phản ánh yếu tố Năng lực xử lý RRTD có ảnh hưởng đến yếu tố Năng lực QTRRTD.

Kiểm định giả thuyết với biến E:

Bảng 2.34: Kết quả kiểm định ANOVA Biến E.

ANOVA


Gtb Between Groups

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.


1.306

8

.188

1.096

.000

Within Groups

32.550

191

.175



Total

33.856

199




Yếu tố Năng lực nguồn nhân lực có tương quan thuận với Năng lực QTRRTD. Nhận định này được chứng minh qua kết quả hồi quy, khi yếu tố Năng lực nguồn nhân lực tăng lên 1 đơn vị thì năng lực QTRRTD sẽ tăng lên thêm 1,7%. Cùng với đó, ta thấy, kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig « 5%, điều này phản ánh yếu tố Năng lực nguồn nhân lực có tác động đến Năng lực QTRRTD.

Kiểm định giả thuyết với biến F:

Yếu tố năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học có tương quan thuận với Năng lực QTRRTD. Nhận định này được chứng minh qua kết quả hồi quy, khi yếu tố năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học tăng lên 1 đơn vị thì năng lực QTRRTD sẽ tăng lên thêm 4,7%.

Bảng 2.35: Kết quả kiểm định ANOVA Biến F

ANOVA


Gtb






Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

1.330

8

.192

1.124

.000

Within Groups

32.553

191

.168



Total

33.883

199




Cùng với đó, ta thấy, kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig « 5%, điều này phản


ánh Hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học có ảnh hưởng đến năng lực QTRRTD.

Bảng 2.36: Tổng hợp các giả thuyết kết quả từ mô hình


Giả thuyết

Nội dung

Kết luận

A

Năng lực quản trị điều hành

Chấp nhận

B

Năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo

lường RRTD

Chấp nhận

C

Năng lực KSRRTD

Chấp nhận

D

Năng lực xử lý RRTD

Chấp nhận

E

Năng lực nguồn nhân lực

Chấp nhận

F

Năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin

quản lý, cơ sở hạ tầng tin học

Chấp nhận

Kiểm định giả thuyết hồi quy với Kiểm định trung bình tổng thể:

Kiểm định giả thuyết với biến A:

Với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận rằng, có sự ảnh hưởng của yếu tố Năng lực quản trị điều hành đối với năng lực QTRRTD, vì Sig. (2-tailed) = 0,006 « 5%.

Bảng 2.37: Kiểm định giả thiết với Biến A Paired Samples Test




Paired Differences

t

df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Std.

Deviation

Std.

Error Mean

95% Confidence

Interval of the

Lower

Upper

Pair 1

Gtb - Atb

-.00600

.44978

.03190

-06974

.05573

-.210

199

.006

Kiểm định giả thuyết với biến B:

Với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận rằng, có sự ảnh hưởng của yếu tố năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD đối với năng lực QTRRTD, vì Sig. (2-tailed) = 0,002 « 5%.

Bảng 2.38: Kiểm định giả thiết với Biến B.

Paired Samples Test




Paired Differences


t


df


Sig. (2-

tailed)


Mean

Std.

Deviation

Std. Error Mean

95% Confidence Interval of the

Difference

Lower

Upper

Pair 1

Gtb - Btb

.04515

.18510

.01315

.01925

.07085

3.420

199

.002

Kiểm định giả thuyết với biến C:

Với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận rằng, có sự ảnh hưởng của Năng lực KSRRTD đối với năng lực QTRRTD, vì Sig. (2-tailed) = 0,000 « 5%.

Bảng 2.39: Kiểm định giả thiết với Biến C.

Paired Samples Test




Paired Differences

t

df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Std.

Deviation

Std. Error Mean

95% Confidence Interval of the

Difference

Lower

Upper

Pair 1

Gtb - Ctb

.51400

.72878

.05154

.41036

.61364

9.936

199

.000

Kiểm định giả thuyết với biến D:

Với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận rằng, có sự ảnh hưởng của nhân tố Năng lực xử lý RRTD đối với năng lực QTRRTD, vì Sig. (2-tailed) = 0,000 «5%.

Bảng 2.40: Kiểm định giả thiết với Biến D.

Paired Samples Test




Paired Differences

t

df

Sig. (2-

tailed)

Mean

std.

Deviation

std. Error Mean

95% Confidence

Interval of the Difference

Lower

Upper

Pair 1

Gtb - Dtb

.64220

.79324

.05618

.53145

.75265

11.446

199

.000

Kiểm định giả thuyết với biến E:

Với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận rằng, có sự ảnh hưởng của yếu tố Năng lực nguồn nhân lực đối với năng lực QTRRTD, vì Sig. (2-tailed) = 0,000 « 5%.

Bảng 2.41: Kiểm định giả thiết với Biến E.

Paired Samples Test




Paired Differences

t

df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Std.

Deviation

Std. Error Mean

95% Confidence

Interval of the

Lower

Upper

Pair 1

Gtb - Etb

.38232

.77335

.05465

.27436

.49006

6.986

199

.000

Kiểm định giả thuyết với biến F:

Với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận rằng, có sự ảnh hưởng của yếu tố năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học đối với năng lực QTRRTD, vì Sig. (2-tailed) = 0,000 « 5%.

Bảng 2.42: Kiểm định giả thiết với Biến F. Paired Samples Test



Paired Differences

t

df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Std.

Deviation

Std.

Error Mean

95% Confidence

Interval of the

Lower

Upper

Pair 1

Gtb - Ftb

.38364

.76368

.05200

.27725

.49021

7.105

199

.000


Bảng 2.43: Tổng hợp các giả thuyết kết quả từ mô hình


Giả thuyết

Nội dung

Kết luận

Hệ số ảnh hưởng theo

phương trình hồi quy

A

Năng lực quản trị điều hành

Có ảnh hưởng

0,052

B

Năng lực xây dựng và vận hành

các công cụ đo lường RRTD

Có ảnh hưởng

0,867

C

Năng lực KSRRTD

Có ảnh hưởng

0,007

D

Năng lực xử lý RRTD

Có ảnh hưởng

0,021

E

Năng lực nguồn nhân lực

Có ảnh hưởng

0,017

F

Năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học

Có ảnh hưởng

0,017

Như vậy,dựa vào kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính, có thể kết luận các yếu tố cấu thành khung năng lực QTRRTD đều có ảnh hưởng tới năng lực QTRRTD với mức độ ảnh hưởng không giống nhau thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính: G

= 00,685 + 0,052* A + 0,867*B + 0,007*C + 0,021*D + 0,017*E + 0,017*F

2.3. Đánh giá thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Mô hình quản trị rủi ro của Techcombank ngày càng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu hoạt động và thông lệ quốc tế

Trong đó, các vai trò, chức năng của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng, cụ thể trong sổ tay tín dụng của ngân hàng. Trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính (Trung tâm điều hành) cũng như tại các chi nhánh của Ngân hàng. Trên cơ sở đó, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính sáng tạo của các phòng ban trong hệ thống nhưng không làm ảnh hưởng tới tính thống nhất của hệ thống.

Các cơ chế chính sách TD đối với KH đã được ban hành theo đúng quy định của các văn bản pháp lý hiện hành, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động NH. Techcombank đã xây dựng được bộ sổ tay tín dụng và thường xuyên được cập nhật, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội cũng như các đáp ứng các yêu cầu, thông lệ hoạt động tín dụng. Bộ sổ tay tín dụng này đã được triển khai rộng rãi trong toàn hệ thống ngân hàng. Kèm theo bộ sổ tay tín dụng là một loạt các quy định thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp như các quy định, hướng dẫn về việc đánh giá, xếp hạng KH hay các quy định về việc phân cấp quyết định cấp tín dụng.


Các cơ chế, chính sách khi ban hành hoặc điều chỉnh các cơ chế chính sách đều được xem xét tới sự phù hợp với từng cấp độ quản lý, bám sát định hướng, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng như phải phù hợp với năng lực tài chính của NH.

Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định rõ ràng, chặt chẽ

Phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như yêu cầu về quản trị rủi ro cho ngân hàng trong từng thời kì, Techcombank Việt Nam thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng của mình. Quy trình cấp tín dụng được xây dựng khá chặt chẽ cho từng nhóm đối tượng KH, bên cạnh đó cũng đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc xem xét tài sản đảm bảo. Các quy định, hướng dẫn này làm cơ sở, tiền đề cho hoạt động của ngân hàng cũng như giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng. Đồng thời, các quy định được ban hành đều chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân. Ngoài ra, việc phân cấp, phân quyền phê duyệt tín dụng cũng đã được quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ. Đồng thời cũng có sự hướng dẫn khá chi tiết đối với việc phê duyệt các khoản tín dụng trong quyền phê duyệt và các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của các chi nhánh trong ngân hàng.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế

Tại Techcombank đã xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng dựa trên KH thay vì dựa trên sản phẩm vay, Techcombank đã xây dựng được hệ thống XHTDNB với các bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, căn cứ vào các bộ chỉ tiêu cụ thể để thực hiện chấm điểm KH. Bộ chỉ tiêu đã tính đến các yếu tố tài chính và phi tài chính, trong đó tầm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ được phân biệt theo trọng số khi tính điểm. Bên cạnh đó, hệ thống chấm điểm và xếp hạng đã hỗ trợ kịp thời cho Techcombank nhận biết và đánh giá RRTD, áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính, khắc phục những hạn chế của việc đánh giá RRTD theo phương pháp định lượng.

Cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nợ xấu được kiểm soát

Qua số liệu đã phân tích, tỷ lệ nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) của Techcombank được duy trì ổn định ở mức dưới 2% trong giai đoạn 2015 - 2019, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, dưới 3% so với quy định của NHNN, cao hơn mức bình quân ngành. Đây là một tín hiệu phản ánh năng lực QTRRTD của Techcombank

Cơ cấu tín dụng của Techcombank cũng có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của ban lãnh đạo ngân hàng. Techcombank hướng tới giảm thiểu rủi ro bằng cách tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân có thu


nhập cao và trung, doanh nghiệp SME, hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp lớn thông qua các nghiệp vụ tư vấn phát hành trái phiếu. Về cơ cấu kỳ hạn nợ, Techcombank tập trung vào chiến lược xoay vòng vốn nhanh, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, vay vốn lưu động, giảm tỷ lệ cho vay dài hạn xuống dưới 50%, đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN

Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng không ngừng được tăng cường

Tại Techcombank luôn chú trọng công tác QTRRTD, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng cũng không ngừng được tăng cường, cải thiện. Việc tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Không ngừng xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phù hợp với quy định chung và tính hình thực tế của ngân hàng trong những năm gần đây.

- Các cán bộ được bố trí thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát được lựa chọn khắt khe cả về mặt đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát theo các chuyên đề và kết hợp với kiểm tra chéo. Thông qua các cuộc kiểm tra, kiểm soát này đã rà soát được những ưu điểm cần phát huy đồng thời chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong công tác QTRRTD. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém đó.

Mô hình 3 tuyến phòng thủ đã phát huy những hiệu quả rõ nét.

Mô hình 3 tuyến phòng thủ giúp Techcombank tách bạch công việc giữa cán bộ thực hiện kinh doanh, thẩm định cho vay, thẩm định TSBĐ và cấp phê duyệt, đáp ứng nguyên tắc bốn mắt trong KSNB. Việc chuyển từ cơ chế thẩm định, phê duyệt TD phân tán tại các chi nhánh sang cơ chế thẩm định, phê duyệt TD tập trung tại Hội sở cũng góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu sai sót trong khâu ra quyết định TD. Hầu hết, CBNV đều thực hiện cho vay theo đúng QTTD đã được ban hành. Thủ tục kiểm soát được cài đặt đạt hiệu lực.

Năm 2013 và 2014 đánh dấu những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank là 3,65%, cao hơn mức quy định của NHNN, lợi nhuận trước thuế cũng không đạt được kế hoạch đề ra. Do vậy, 2012 - 2014 là giai đoạn Techcombank chủ động đi chậm lại, đưa lợi nhuận vào dự phòng rủi ro, không phát triển thêm nhiều KH mới, đặc biệt chú trọng kiểm soát lại hoạt động kinh doanh, cấu trúc lại quy trình để quản trị tốt hơn và áp dụng mô hình phòng thủ 3 tuyến trong QTRR.


Kể từ năm 2014 khi bắt đầu áp dụng mô hình phòng thủ 3 tuyến, Techcombank đã đạt được những thành quả nhất định, các chuẩn mực an toàn được tuân thủ và tiệm cận với các chuẩn mực tiên tiến thế giới, RRTD được kiểm soát. Đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên ngân hàng, mô hình 3 tuyến phòng thủ KSRR của Techcombank giúp các thành viên của hệ thống đều phải tham gia quá trình QTRR, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong từng nhân viên ngân hàng.

2.3.2. Những hạn chế

Năng lực QTRRTD của Techcombank, mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, song vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Việc ban hành khẩu vị rủi ro và các văn bản QTRRTD vẫn còn thiếu cụ thể hóa và chồng chéo:

Mặc dù việc xây dựng các chiến lược, quy trình và chính sách tín dụng được ngân hàng áp dụng một cách bài bản, Techcombank cũng đã ban hành khẩu vị rủi ro hàng năm trong đó tổng hợp các loại hình và mức độ rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận hoặc phòng tránh. Tuy nhiên mức độ tổn thất tín dụng thể hiện khẩu vị rủi ro của ngân hàng không được cụ thể hóa cho từng ngành, từng khu vực thị trường, từng sản phẩm tín dụng mà chỉ được áp dụng chung cho tất cả khu vực tín dụng.

Mặt khác, trên cơ sở các quy định của pháp luật, Techcombank ban hành hệ thống văn bản quản trị theo điều kiện cụ thể của ngân hàng. Hệ thống văn bản nội bộ của các ngân hàng là nhiều và khá đầy đủ. Mặc dù tại Techcombank các văn bản đều được căn cứ trên một khẩu vị rủi ro thống nhất, nhưng văn bản lại được soạn thảo bởi nhiều bộ phận khác nhau dẫn tới một số quy định chồng chéo và không thống nhất; Số lượng văn bản quá nhiều, hay chỉnh sửa khiến người sử dụng không thể nắm hết để vận dụng; Nhiều văn bản và quy định được tham khảo (dịch nguyên bản) từ các chuẩn mực, quy định quốc tế sử dụng các ngôn ngữ văn bản không chuyên nghiệp và chưa sát với thực tế tại ngân hàng.

Việc xây dựng và vận hành các công cụ đo lường RRTD theo thông lệ quốc tế và Basel II mới đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện

Techcombank đang xây dựng các công cụ đo lường rủi ro hiện đại, làm cơ sở cho việc phân loại KH và đánh giá RRTD, tuy nhiên, về mặt các công cụ QLRRTD, Techcombank hiện vẫn sử dụng các công cụ truyền thống trong QTRRTD là Quản lý danh mục tín dụng; Quản lý hạn mức, giới hạn tín dụng và Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Để nâng cao năng lực QTRRTD, Techcombank cần tập trung nâng cao khả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023