Mức Độ Đóng Góp Của Các Kn Thành Phần Trong Kn Đgqt

đòi hỏi phải xác định mức độ đóng góp của các KN thành phần trong KN ĐGQT. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia để phân tích mức độ khó, dễ cũng như tầm quan trọng của các KN thành phần, từ đó xác định mức độ đóng góp của các KN đó.

Trong các KN ĐGQT thành phần, KN xác định phương pháp ĐG và thiết kế công cụ ĐG (KNB), KN thu nhận và xử lý TTPH (KNC), KN sử dụng TTPH (KND) có vai trò quan trọng trong thực hiện ĐGQT chính thức và không chính thức. Bên cạnh đó, KND có độ khó cao, đòi hỏi phải rèn luyện thời gian dài trong bối cảnh thực. Do vậy, SV rất khó để đạt được mức 3 đối với KND. Ngược lại, KNA là kĩ năng không phức tạp và có thể dễ dàng đạt được ở mức độ cao. Với những nhận định như vậy, chúng tôi xác định sự đóng góp của các thành phần trong KN ĐGQT như sau:

- Mức Không biểu hiện: các KNB, KNC, KND ở mức 0; KNA có thể ở mức 0 hoặc mức 1.

- Mức Sơ khởi: các KNB, KNC, KND ở mức 1; KNA có thể ở mức 1 hoặc

mức 2.


mức 3.


- Mức Có kĩ năng: các KNB, KNC, KND đạt mức 2; KNA có thể ở mức 2 hoặc


- Mức Thành thạo: các KNA, KNB, KNC đạt mức 3; KND có thể đạt mức 2

hoặc mức 3.

Sự đóng góp của các KN thành phần được thể hiện theo bảng 2.5. Từ đó, đường phát triển KN ĐGQT được mô tả như hình 2.2.

Bảng 2.5. Mức độ đóng góp của các KN thành phần trong KN ĐGQT


Mức độ của KN ĐGQT

Mức độ của các KN ĐGQT thành phần

KNA

KNB

KNC

KND

Thành thạo

3

3

3

2-3

Có kĩ năng

2-3

2

2

2

Sơ khởi

1-2

1

1

1

Không biểu hiện

0-1

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 10


Thành thạo

Có kĩ năng

A3,B3,C3,D2-3

A2-3,B2,C2,D2

Sơ khởi

A1-2,B1,C1,D1

Không biểu hiện A0-1,B0,C0,D0


Hình 2.2. Đường phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên


2.4. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM SINH HỌC

2.4.1. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình

Trên cơ sở phân tích cơ sở lí luận về ĐGQT, KN ĐGQT và mô hình rèn luyện KN của Geoff Petty [105], việc rèn luyện KN ĐGQT cho SV cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Rèn luyện KN ĐGQT gắn liền với nâng cao nhận thức về ĐG nói chung và ĐGQT nói riêng: Những kiến thức về ĐGQT như đặc điểm, chiến lược thực hiện, vai trò của ĐGQT sẽ giúp SV hiểu được ý nghĩa của từng chỉ báo trong KN ĐGQT thành phần, từ đó thúc đẩy quá trình rèn luyện hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ĐGQT trong thực tiễn dạy học được xem là chiến lược thực hiện chứ không chỉ đơn thuần là phương pháp ĐG. Vì thế, việc rèn luyện KN ĐGQT chỉ hiệu quả khi SV đã có nền tảng kiến thức cơ bản về ĐG trong dạy học Sinh học như: khái niệm, các loại hình ĐG, vai trò ĐG, qui trình chung thực hiện hoạt động ĐG, các phương pháp và công cụ ĐG.

- Rèn luyện các KN ĐGQT thành phần trước khi rèn luyện phối hợp: KN ĐGQT bao gồm các KN thành phần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc rèn luyện được tiến hành từ KN thành phần sẽ giúp SV và GgV tập trung hơn vào việc phân tích, đánh giá, luyện tập các chỉ báo cụ thể. Sau khi rèn luyện KN đơn lẻ, SV thực

nhiệm vụ phối hợp để thấy rõ mối liên hệ giữa các KN thành phần và vị trí của chúng trong KN ĐGQT.

- Quá trình rèn luyện gắn với trải nghiệm ĐGQT: Trải nghiệm ĐGQT giúp SV lĩnh hội một cách tự nhiên ý nghĩa và cách thức thực hiện ĐGQT trong dạy học, từ đó thúc đẩy hiệu quả quá trình rèn luyện KN này. Mặt khác, các hoạt động ĐGQT trong quá trình rèn luyện có mục đích giúp SV và GgV xác định được các vấn đề quan trọng: Mục tiêu của quá trình rèn luyện là gì? SV đang ở đâu so với mục tiêu? Làm cách nào để đạt mục tiêu? Do đó, những hoạt động như chia sẻ mục tiêu, tiêu chí đánh giá, đánh giá đồng đẳng, phản hồi tích cực sẽ được tích hợp vào các giai đoạn của quá trình rèn luyện.

- Tăng cường tự luyện tập và phản hồi tích cực: KN được hình thành và phát triển trên cơ sở luyện tập. Trong quá trình rèn luyện KN ĐGQT, hoạt động luyện tập được thực hiện qua các nhiệm vụ, bài tập tình huống giúp SV củng cố kiến thức về KN cũng như thành thạo hơn trong thực hiện KN ĐGQT. Quá trình rèn luyện cần tăng cường phản hồi tích cực bằng cách chỉ ra những điểm cần cải thiện giúp SV đạt mức độ KN cao hơn.

- Đảm bảo tính chính xác, khách quan trong ĐG kết quả rèn luyện:

ĐG ngoài vai trò xác định mức độ đạt được KN ĐGQT còn giúp SV xác định định được những điểm cần điều chỉnh để cải thiện KN, cũng sử đồng thời GgV dụng để cải tiến quá trình tổ chức rèn luyện KN ĐGQT. Hoạt động ĐG trong quá trình rèn luyện phải được thực hiện đa chiều: SV tự đánh giá, SV đánh giá lẫn nhau và GgV đánh giá SV. Các công cụ, tiêu chí đánh giá cần đảm bảo độ tin cậy và giá trị để kết quả ĐG được chính xác và khách quan.

2.4.2. Qui trình rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên sư phạm Sinh học

Từ những nguyên tắc đã xác định, chúng tôi đề xuất qui trình rèn luyện gồm 03 giai đoạn như hình 2.3.

2.4.2.1. Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức cơ bản về ĐGQT

Rèn luyện KN ĐGQT cho SV chỉ có hiệu quả khi SV có hiểu biết về ĐGQT. Vì thế, mục đích của giai đoạn 1 trong qui trình rèn luyện KN ĐGQT là trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về ĐGQT như khái niệm ĐGQT, thông tin phản hồi trong ĐGQT, chiến lược thực hiện và ý nghĩa của ĐGQT trong dạy học.

Ngoài ra, SV cũng được giới thiệu hệ thống KN ĐGQT và ý nghĩa của việc rèn luyện những KN này trong dạy học Sinh học. Từ đó, SV có thể hình thành được nhu cầu và sẵn sàng tâm thế cho việc rèn luyện KN về sau.

Tiếp nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận

Kết luận về kĩ năng

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 được trình bày chi tiết trong bài học số 1 (mục 2.4.4.1).


Giai đoạn 1

Trang bị kiến thức cơ bản về ĐGQT

Bước 1

Rèn luyện theo nhóm

Giai đoạn 2

Rèn luyện kĩ năng ĐGQT thành phần

Bước 2

Tự rèn luyện

Giai đoạn 3

Thực hiện phối hợp kĩ năng ĐGQT

Đạt

Chưa đạt

Bước 3

Đánh giá


Hình 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng ĐGQT cho sinh viên sư phạm Sinh học

2.4.2.2. Giai đoạn 2: Rèn luyện kĩ năng ĐGQT thành phần

Bước 1. Rèn luyện KN theo nhóm

Quá trình rèn luyện KN ĐGQT thành phần được tiến hành xuyên suốt theo nhóm. Mỗi nhóm gồm từ 03-05 SV có vai trò thực hiện nhiệm vụ, giám sát các thành viên trong nhóm trong quá trình rèn luyện.

Bước rèn luyện KN theo nhóm được tổ chức gồm những hoạt động nhỏ sau:

- Tiếp nhận nhiệm vụ: GgV giao nhiệm vụ và giúp SV tiếp nhận nhiệm vụ bằng cách trao đổi, giải đáp thắc mắc để giúp SV hiểu rõ mục tiêu đạt được, tiêu chí đánh giá, cách thức thực hiện nhiệm vụ và ghi chép kết quả đạt được theo phiếu hoạt động.

- Thực hiện nhiệm vụ: Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, SV thực hiện nhiệm vụ trong phiếu hoạt động. Tất cả các nhiệm vụ đều được thực hiện theo hình thức làm việc nhóm 03 - 05 người để tận dụng các ý kiến trao đổi của SV, từ đó kết quả thực hiện nhiệm vụ có chất lượng hơn.

- Thảo luận kết quả - đánh giá: GgV tổ chức cho các nhóm SV tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ lẫn nhau, trong đó yêu cầu chỉ rõ các tiêu chí đã đạt được, các tiêu chí chưa đạt, cần cải thiện điều gì và xác định mức độ đạt được của KN thành phần. GgV định hướng cho các nhóm thực hiện trao đổi nhận xét với nhau theo cấu trúc

Sau thời gian các nhóm đánh giá đồng đẳng, cả lớp sẽ tiến hành thảo luận chung dựa trên báo cáo trình bày của một vài nhóm đại diện. Mục tiêu thảo luận của làm rõ các vấn đề đã đạt được, vấn đề chưa đạt cần cải thiện và mức độ đạt được KN theo rubric đánh giá. Trong quá trình thảo luận, GgV đưa ra một số câu hỏi gợi ý giúp SV gợi mở và làm rõ các vấn đề quan trọng của KN: Các bước thực hiện KN ĐGQT thành phần là gì? Làm thế nào để thực hiện các bước đó? Làm sao để thực hiện có hiệu quả?

- Kết luận về kĩ năng: GgV dựa trên kết quả thảo luận của SV để đưa ra các nhận xét, bổ sung, hợp lý hóa và chính xác hóa kiến thức về KN cần rèn luyện. SV tự ghi chép những kiến thức, những lưu ý khi thực hiện cũng như những kinh nghiệm rút ra được về KN thành phần được rèn luyện.

Bước 2. Tự rèn luyện

SV tự rèn luyện bằng cách hoàn thành các hệ thống bài tập rèn luyện các KN ĐGQT thành phần (mục 2.4.3.2). Thông qua bài tập, SV vận dụng những kiến thức, KN đã được rèn luyện ở bước 1 vào việc giải quyết các nhiệm vụ mà bài tập đặt ra, từ đó củng cố thêm các KN ĐGQT thành phần. Bài tập được thiết kế với nội dung có trong chương trình Sinh học ở phổ thông giúp SV hình dung rõ hơn nhiệm vụ trong các bối cảnh dạy học giả định hoặc thực tế.

Để khắc phục những hạn chế về mặt thời gian, giai đoạn tự rèn luyện được SV tiến hành ở nhà. Kết quả thực hiện bài tập được gửi lại cho GgV và nhóm rèn luyện để tiến hành hoạt động đánh giá.

Bước 3. Đánh giá

Hoạt động đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự rèn luyện được kết hợp giữa đánh giá đồng đẳng giữa các SV trong nhóm rèn luyện và GgV đánh giá.

Nhóm rèn luyện tổ chức thảo luận để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm của các thành viên trong nhóm. Các nhóm dựa trên rubric đo lường KN ĐGQT thành phần để thảo luận và đánh giá các nội dung sau: xác định mức độ đạt được kĩ năng thành phần, chỉ rõ các tiêu chí đã làm tốt, các tiêu chí cần cải thiện và cách để cải thiện. Những nhận xét, góp ý được thể hiện dưới dạng biên bản thảo luận của nhóm và được gửi lại cho GgV.

GgV đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí, các tiêu chí cần phải thiện, đưa ra các chỉ dẫn giúp SV định hướng cải thiện. Cuối cùng, GgV xác định mức độ đạt được của KN ĐGQT của SV.

Nếu kết quả nhiệm vụ luyện tập của SV ở mức 2 (Có kĩ năng) trở lên là đạt. Đối với những SV chưa đạt, SV sẽ xem lại kết quả tự rèn luyện, các góp ý của GgV cũng như tự xem lại những kết luận về KN đó để tìm cách điều chỉnh những chỉ báo chưa đạt. Trong quá trình này, GgV khuyến khích SV chủ động trao đổi với các thành viên trong nhóm rèn luyện và với GgV để làm rõ những vấn đề bản thân còn chưa hiểu về các chỉ báo cần cải thiện. SV tiếp tục làm rèn luyện khác theo yêu cầu.

2.4.2.3. Giai đoạn 3: Thực hiện nhiệm vụ phối hợp

Trong thực tiễn dạy học, các KN ĐGQT không tồn tại riêng rẻ mà luôn là một tổ hợp song hành cùng nhau. Chính vì thế, sau khi đã rèn luyện các KN ĐGQT thành phần, SV được tạo điều kiện để thể hiện sự tổng hòa đó thông qua các nhiệm vụ phối hợp. Thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ phối hợp, SV củng cố được kiến thức và cách thức thực hiện KN. Đồng thời, SV cũng nhận thức được vị trí và ý nghĩa của từng KN thành phần trong KN ĐGQT.

Đối với nhóm KN lập kế hoạch ĐGQT (KNA và KNB), GgV yêu cầu SV thực hiện nhiệm vụ ngay sau khi kết thúc giai đoạn rèn luyện các KN ĐGQT thành phần trong học phần Kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Hoặc nhiệm vụ có thể được tích hợp trong học phần Phương pháp dạy học Sinh học ở nội dung soạn kế hoạch bài dạy nếu

học phần này được dạy trong kì học tiếp theo. SV sau khi hoàn thành yêu cầu của bài tập thì nộp sản phẩm cho GgV để đánh giá mức độ đạt được của các KN thể hiện qua nhiệm vụ.

Đối với nhóm KN thực hiện ĐGQT (KNC và KND), nhiệm vụ tổng hợp được SV thực hiện trong học phần Thực hành dạy học Sinh học tại trường sư phạm. SV thể hiện các yêu cầu của bài tập tích hợp trong bài dạy, GgV và nhóm SV quan sát và đánh giá mức độ đạt được của KN thành phần qua quan sát và rubric đo lường.

2.4.3. Biện pháp hỗ trợ rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên sư phạm Sinh học

Trong quá trình rèn luyện KN ĐGQT, chúng tôi sử dụng phiếu hoạt động cũng như hệ thống bài tập rèn luyện nhằm định hướng hoạt động rèn luyện của SV trong giai đoạn 2 – rèn luyện các KN ĐGQT thành phần.

2.4.3.1. Định hướng rèn luyện thông qua phiếu hoạt động nhóm

Phiếu hoạt động được thiết kế với mục đích hướng dẫn cho các nhóm SV thực hiện quá trình rèn luyện KN ĐGQT thành phần. Do đó, phiếu gồm các nội dung gồm: mục tiêu, tiêu chí đo lường, nhiệm vụ để các nhóm rèn luyện, hướng dẫn thực hiện hoạt động, kết luận. Hình thức và nội dung của mẫu phiếu chung được thể hiện trong hình 2.4.

PHIẾU HOẠT ĐỘNG

Rèn luyện kĩ năng …………………………

1. Mục tiêu

(Mục tiêu mà SV đạt được sau hoạt động rèn luyện kĩ năng)

2. Tiêu chí đánh giá

(Tiêu chí đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu của hoạt động rèn luyện)

3. Nhiệm vụ rèn luyện

(Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng cho SV)

4. Thực hiện hoạt động

4.1. Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ (kết quả thực hiện nhiệm vụ đính kèm)

4.2. Thực hiện đánh giá đồng đẳng (kết quả đánh giá đính kèm)

5. Kết luận

(Kết luận của SV về KN, kinh nghiệm bản thân rút ra sau khi thực hiện nhiệm vụ và thảo luận với GV và bạn học)

Hình 2.4. Mẫu phiếu hoạt động rèn luyện kĩ năng ĐGQT thành phần

Mục tiêu và rubric đo lường và chỉ dẫn các bước thực hiện nhiệm vụ KN ĐGQT thành phần được ghi rõ trong phiếu nhằm giúp SV hiểu được đích đến của quá trình rèn luyện và định hướng hoạt động rèn luyện của các nhóm hiệu quả hơn.

Nội dung cốt lõi trong phiếu là các nhiệm vụ rèn luyện được xây dựng dưới dạng tình huống giả định hoặc có thật trong thực tiễn dạy học môn Sinh học. Các tình huống được xây dựng dựa trên 02 cơ sở: (1) Chỉ báo của các KN ĐGQT thành phần;

(2) Nội dung dạy học Sinh học. Thông qua việc thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ rèn luyện, SV sẽ hình thành và phát triển KN ĐGQT thành phần cũng như hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện các KN đó trong bối cảnh dạy học Sinh học trong thực tiễn.

Đề tài đã thiết kế được 04 nhiệm vụ rèn luyện tích hợp trong 04 phiếu hoạt động được minh họa trong các hình 2.5, 2.6, 2.7 và 2.8.

PHIẾU HOẠT ĐỘNG SỐ 1

Rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu ĐGQT

1. Mục tiêu

- Xác định được mục tiêu ĐGQT

2. Tiêu chí đánh giá



KN thành phần

Mức độ đạt được của kĩ năng


Mức 3 (Thành thạo)

Mức 2 (Có kĩ năng)

Mức 1 (Sơ khởi)

Mức 0

(Không biểu hiện)



A. Xác định mục tiêu

ĐGQT

A1.3 Xác định được thông tin cần thu thập, làm rõ thông tin đó được dùng để cải thiện vấn

A1.2 Xác định thông tin cần thu thập, chỉ ra được thông tin đó dùng để cải thiện vấn

A1.1 Xác định được thông tin cần thu thập nhưng chưa đầy đủ, chưa chỉ ra được

thông tin đó

A1.0 Không xác định được thông tin cần thu thập và không chỉ ra ra thông tin đó

được sử dụng



đề dạy của QTDH


A2.3 Mục tiêu ĐG rõ ràng và đo lường được

đề gì nhưng chưa đầy đủ


A2.2 Phần lớn mục tiêu ĐG rõ ràng và đo lường được.

dùng để cải thiện vấn đề gì A2.1 Phần lớn mục tiêu ĐG chưa rõ ràng, khó đo lường.

để cải thsiện vấn đề gì.

A2.0. Diễn đạt mục tiêu không rõ ràng, không đo lường được


3. Nhiệm vụ rèn luyện

Một GV khi dạy chủ đề Vi sinh vật trong chương trình Sinh học 10 đã tổ chức cho HS thực hiện một poster về với đề tài “ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong thực tiễn” để báo cáo trước lớp. Mục tiêu dạy học của hoạt động này được GV xây dựng như sau:

- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.

- Trình bày được ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

- Thiết kế được poster trình bày về công nghệ vi sinh vật vào sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc và xử lí môi trường.

- Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thiết kế poster.

GV mong muốn thực hiện hoạt động ĐGQT nhằm giúp HS cải thiện các vấn đề cách thiết kế và trình bày ý tưởng trên sản phẩm poster cũng như khả năng hợp tác làm việc nhóm của HS. Với mục đích như vậy, để giúp GV trên xác định mục tiêu cụ thể cho hoạt động đánh giá của mình, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

1) Xác định mục tiêu học tập cần được thu thập thông tin

2) Xác định cụ thể nội dung cần thu thập và thể hiện dưới dạng các mục tiêu ĐGQT rõ ràng và đo lường được.

4. Thực hiện hoạt động

4.1. Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ (kết quả thực hiện nhiệm vụ đính kèm)

4.2. Thực hiện đánh giá đồng đẳng (kết quả đánh giá đính kèm)

5. Kết luận

(Kết luận của sinh viên về kĩ năng, kinh nghiệm bản thân rút ra sau khi thực hiện nhiệm vụ và thảo luận với GgV và học bạn)

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí