Tình Hình Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền Vững Của Tỉnh Tuyên


các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020; Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và làng nghề.

Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao giai đoạn 2017-2020. Công tác bảo vệ và phòng, chống cháy rừng được tăng cường. Thực hiện các biện pháp phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; rà soát, di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm do thiên tai đến định cư tại nơi an toàn, có điều kiện phát triển kinh tế. Tập trung nguồn lực và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, năm 2019 có thêm 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân trên 14 tiêu chí/xã; nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn Tỉnh lên 37 xã.

b) Về văn hóa - xã hội

Giáo dục – đào tạo: Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Công tác đào tạo được quan tâm, quy mô ngành nghề đào tạo được mở rộng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và xuất khẩu lao động.

Văn hóa: Lĩnh vực văn hóa, thông tin có chuyển biến và tiếp tục phát triển đa dạng hơn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, bộ máy ngành y tế và hệ thống bệnh viện tuyến huyện đã được kiện toàn một bước, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư mạnh.


Giảm nghèo, các vấn đề xã hội: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo. Giai đoạn 2017-2019 hàng năm đã giải quyết việc làm cho hơn 22 nghìn lao động. Công tác an sinh, bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm, đảm bảo kịp thời. Công tác giảm nghèo được tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2017 đến năm 2019 giảm từ 19,77% xuống còn 12,38% (bình quân giai đoạn 2017-2019 giảm trên 3%/năm).

2.1.2. Tình hình vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang Tình hình vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo‌‌

bền vững trên địa bản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua Bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2. Tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019‌‌‌

ĐVT: Triệu đồng


Nguồn vốn

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng cộng

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Ngân sách TW

62.900

89,6

63.900

87

63.000

90,7

189.800

89

Đóng góp cộng đồng

7.300

10,4

9.500

13

6.500

9,3

22.300

11

Tổng cộng

70.200

100

73.400

100

69.500

100

213.100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 7

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang

Qua số liệu bảng 2.2 có thể thấy trong giai đoạn từ 2017-2019, trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững huy động được với giá trị hơn 213.100 triệu đồng, trong đó năm 2018 là cao nhất với tổng mức huy động hơn 73.400 triệu đồng.


Bảng 2.3. Cơ cấu vốn và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019‌



STT


Năm

Tổng số dự án đầu tư phát triển (ĐVT:

Dự án)

Dự án dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp (ĐVT:

Dự án)

Tổng số vốn đầu tư phát triển (ĐVT:

Triệu

đồng)

Tổng số vốn đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp (NSNN)

(ĐVT: Triệu đồng)

1

Năm 2017

148

129

110.100

46.700

2

Năm 2018

169

125

109.900

48.600

3

Năm 2019

182

127

125.200

49.200

4

Tổng

499

381

345.200

144.500

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang


Qua số liệu bảng 2.3 có thể thấy các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2019 chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số dự án đầu tư phát triển của tỉnh, trung bình là 86%. Năm 2017 có 129 trên tổng số 148 dự án với tổng số vốn đầu tư là 46.700 triệu đồng, năm 2018 có 125 trên tổng số dự án đầu tư phát triển của tỉnh với 48.600 triệu đồng, năm 2019 có 127 dự án trên 182 dự án đầu tư phát triển của tỉnh với 49.200 triệu đồng vốn đầu tư.

Giai đoạn năm 2017-2019 nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh là rất lớn, nhưng do nguồn vốn hạn chế, việc xây dựng kế hoạch phân bổ vốn phân bổ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang chỉ bám sát và tập trung vào một số lĩnh vực, cụ thể:


Bảng 2.4: Tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang theo lĩnh vực giai đoạn năm 2017 – 2019‌


STT


Lĩnh vực

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng cộng


Dự án

Vốn đầu tư (ĐVT:

Triệu đồng)


Dự án

Vốn đầu tư (ĐVT:

Triệu đồng)


Dự án

Vốn đầu tư (ĐVT:

Triệu đồng)


Dự án

Vốn đầu tư (ĐVT:

Triệu đồng)


TỔNG CỘNG

138

82.800

160

61.500

206

98.727

504

252.627

1

Giao thông

95

64.000

71

43.900

114

70.900

280

178.800

2

Thủy Lợi

18

7.300

71

17.600

78

21.700

167

46.600

3

Cải tạo đất đai

-

-

-

-

-

-

0

-

4

Kỹ thuật canh tác

-

-

-

-

-

-

0

-

5

Khác

25

11.500

18

9.600

16

6.127

59

27.227

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang Qua (Bảng 2.4) có thể thấy kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững Tuyên Quang qua mỗi loại hình đầu tư không đồng đều qua các năm, do nhu cầu về các lĩnh vực có sự thay đổi qua từng năm, kế hoạch vốn tập trung phân bổ nhiều nhất ở lĩnh vực Giao thông và Thủy lợi, tỉnh Tuyên Quang nắm rõ vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững hàng năm đó là quyết định chủ chương đầu tư. Quyết định chủ chương đầu tư sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Chủ chương đầu tư đúng đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ chương đầu tư sai sẽ gây lãng phí lớn, hậu quả kéo dài. Trong thời gian qua tỉnh Tuyên Quang cũng đã rất chú trọng đến việc xác định chủ chương đầu tư đúng đắn, từ đó có những quyết định đúng, hợp lòng dân, phát huy được hiệu

quả kinh tế-xã hội.


2.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang‌

2.1.3.1. Cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư của nhà nước:


Hiến pháp 2013- văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về tài chính ngân sách. Việc Hiến pháp có quy định về tài chính, ngân sách trong đó có chế độ phân cấp ngân sách đã tạo cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng ban hành Luật quản lý Ngân sách Nhà nước;

Hiện nay, Luật Đầu tư công năm 2014, Luật NSNN năm 2015, là văn bản pháp lý tối cao, công cụ quản lý chính thức trong quản lý nguồn vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên quang nói riêng và cả nước nói chung;

Luật Đầu tư công, Luật NSNN cũng đã quy định cụ thể vai trò, quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) trong việc quyết định dự toán, phân bổ, phê chuẩn Tổng kết đánh giá nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được trung ương cấp và đồng thời cũng bảo đảm sự chỉ đạo điều hành thống nhất việc sử dụng trong phạm vi quy định để đảm bảo các nhiệm vụ kinh tế, xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đó có việc quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp;

Đồng thời căn cứ vào quy định, chính sách quản lý vốn đầu tư của nhà nước của Trung ương, tỉnh Tuyên Quang cũng đã ban hành:

Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;


Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 04/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quy định một số nội dung và mức chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vền vững tỉnh Tuyên Quang gia đoạn 2016-2020;

Các văn bản, chính sách nói trên đã góp phần tác động, tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang được thuận lợi và hiệu quả.

2.1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng

Cùng với xu thế chung đổi mới và mở cửa của cả nước, tỉnh Tuyên quang đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế- xã hội. Kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng với tốc độ khá. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được đẩy mạnh và phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được củng cố giữ vững. Tốc độ tăng GRDP (theo giá so sánh 2010) của tỉnh bình quân/năm (2011-2019) đạt trên 8%; tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2017- 2019 đạt trên 7%;

Nền kinh tế đã có bước phát triển khá so với giai đoạn 2012 - 2019, bằng mức bình quân chung của các tỉnh phía Bắc. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt trên 24,4 nghìn đồng/năm, tăng 10,5 nghìn đồng và gấp 1,75 lần so với năm 2012.

Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch dần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2011 cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, nghiệp thủy sản đạt 34,99%; công nghiệp - xây


dựng đạt 24,06%; dịch vụ đạt 40,95%. Năm 2019 cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 25%; công nghiệp - xây dựng đạt 32%; dịch vụ đạt 43%. Dự kiến năm 2020, cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 40%; các ngành dịch vụ 39%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 21%.

Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp: Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, tỉnh Tuyên Quang đã có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, phát triển hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; thu hút các doanh nghiệp thực hiện các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có, thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển bền vững, hiệu quả.

Hiện nay tỉnh Tuyên Quang đã phát triển được trên 8.700 ha chè, sản lượng hàng năm đạt trên 65.000 tấn, trên 4.300 ha lạc, sản lượng trên 11.000 tấn, trên 8 nghìn ha cam, sản lượng đạt trên 100.000 tấn, chiếm diện tích lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc; Riêng cây cam sành giá trị thu nhập đạt trên 114 triệu đồng/ha.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, cùng với các ngành chuyên môn, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể đã ngày càng đi vào chiều sâu theo chuỗi giá trị có sự liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thể hiện được vai trò dẫn dắt và là chỗ dựa tin cậy cho kinh tế hộ phát triển.

2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang số lượng và trình độ còn hạn chế. Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ này là rất cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang. Năng lực và trình độ càng cao thì công tác quản lý càng hiệu quả, phẩm chất đạo đức cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, giúp cho công tác được khách quan, đúng mục đích, quy trình.

Thứ hai, tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng và chia cắt,


đường giao thông đi lại còn khó khăn dẫn tới việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh gặp nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên và xã hội.

Thứ ba, Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của cơ quan quản lý triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang tại địa phương còn hạn chế, việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tại tỉnh mới bước đầu thực hiện nên còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai thực hiện và quản lý.

2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019‌

2.2.1. Lập kế hoạch và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp‌

Kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch đầu tư của tỉnh. Các kế hoạch này được xây dựng dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Do đó, có thể nói, việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang, xây dựng để có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và bổ sung quy hoạch đến năm 2025; Quy hoạch phát triển nông nghiệp; Quy hoạch các công trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp...

Hiện nay, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh và kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững Tuyên Quang được thực hiện theo một số văn bản như: Luật Đầu tư công, Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2026 của Chính phủ,.... Những văn bản quan trọng này là cơ sở để định hướng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong kế hoạch, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023