Quản Lý Đầu Tư Vốn Nhà Nước Của Chính Phủ Ma-Lai-Xi-A Đối Với Các Lcs


phương tiện vận tải, công nghệ thông tin. Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm được yêu cầu báo cáo lên Chính phủ. Chính phủ Ma-lai-xi-a có quyền trong việc ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động đầu tư lớn…, thông qua việc can thiệp trực tiếp hoặc qua các Quỹ đầu tư của Chính phủ như Khazanah trên tỷ lệ cổ phần để nắm quyền kiểm soát. .

Hình 2.6: Quản lý đầu tư vốn nhà nước của Chính phủ Ma-lai-xi-a đối với các LCs


Hoạt động nhóm (Joint Working Team - JWT)

- Hỗ trợ Tổng thư ký

- Giám sát DN phù hợp với các thông lệ quốc tế.

- Hỗ trợ phân tích, đánh giá.

- Đưa ra các sáng kiến đặc biệt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

PCG: - Bộ trưởng Tài chính

- Đại diện của PMO

- CEO/MDs của các GLIC


Hội nghị các GLCs


Các tư vấn, như: McKinsey, Boston, Ethos


Tổng thư ký: Khazanah

Đại diện của các GLIC (gồm các công ty đầu tư vốn Nhà nước (EPF, PNB,

LTH, LTAT,…)

Nguồn: [Error! Reference source not found.]

Chú thích: PCG: Ủy ban Putrajaya, đứng đầu là Bộ trưởng Tài chính

- GLCs: Công ty liên kết Chính phủ

- PMO: Văn phòng Thủ tướng Chính phủ

- GLICs: Các công ty đầu tư vốn của Chính phủ, như: EPF, PNB, LTH, LTAT,…


Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Canada:

Về cơ cấu tổ chức: được xác lập dưới dạng doanh nghiệp (holding Campany), Canada thành lập Tổng công ty đầu tư phát triển Canada (CDIC) đại diện chủ sở hữu nhà nước cho các DNCVNN của Canada, do Bộ Tài chính trực tiếp quản lý; với sự kiểm tra giám sát của Văn phòng Tổng kiểm toán Canada. CDIC do Quốc hội thành lập ra. CDIC có báo cáo đặc biệt hàng năm để Bộ Tài chính và Quốc hội phê duyệt.

Về vận hành CDIC: Chủ sở hữu của CDIC là Quốc hội, giao cho Bộ Tài chính trực tiếp quản lý thông qua Vụ Tài chính doanh nghiệp. Vụ tài chính doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước

Về chức năng, nhiệm vụ của CDIC: Tập trung, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước thông qua đầu tư vào những ngành trọng điểm với tư cách là công ty mẹ đầu tư vào các công ty con với lĩnh vực chính đầu tư là các ngành trọng điểm, mũi nhọn CDIC đầu tư như dầu mỏ, hàng không và các ngành công nghiệp nặng.


Hình 2.7: Mô hình giám sát của Canada đối với vốn nhà nước đầu

tư vào DNCVNN


Nguồn 28 Ưu điểm của chung của mô hình tập trung tổ chức dưới dạng doanh 1

Nguồn:[28]

Ưu điểm của chung của mô hình tập trung tổ chức dưới dạng doanh nghiệp: Phù hợp với giai đoạn phát triển cao của doanh nghiệp và nền kinh tế, khi hầu hết các doanh nghiệp này đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, áp dụng khung quản trị hiện đại, chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Doanh nghiệp ít chịu tác động từ Nhà nước, tuân thủ cơ chế thị trường.

Nhược điểm của mô hình tập trung tổ chức dưới dạng doanh nghiệp: Không phù hợp với giai đoạn của các nước đang phát triển ở mức độ thấp, các doanh nghiệp chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, mục tiêu, chiến lược doanh nghiệp chưa rõ ràng, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thiếu


minh bạch. Doanh nghiệp thực hiện nhiều mục tiêu chính trị xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, sẽ không phù hợp với mô hình này.

2.4.2 Mô hình phân tán

Mô hình phân tán có đặc điểm chủ yếu là chức năng chủ sở hữu được thực hiện bởi nhiều bộ ngành hoặc chính quyền địa phương. Mô hình này phát huy được khả năng chuyên môn của các bộ, ngành trong việc quản lý doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý; có đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu đối với từng DNCVNN. Tuy nhiên, mô hình phân tán có nhược điểm chưa tách chức năng chủ sở hữu nhà nước với các chức năng khác của nhà nước nên có khả năng tạo sự không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp do chính sách điều tiết thị trường bị chi phối bởi lợi ích ngành trong đó có DNCVNN hoạt động và vẫn có sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của các nước Bắc Âu:

Khái quát về khu vực DNCVNN ở các nước Bắc Âu: Chính phủ ở các nước Bắc Âu là nhà đầu tư lớn nhất ở các nước này. Ví dụ tiêu biểu là Thuỵ Điển có 61 DNNN, DNCVNN; trong đó Chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ tại 45 doanh nghiệp và nắm phần vốn chi phối tại 16 doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản khoảng 96 tỷ USD, doanh thu khoảng 29 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế khoảng 2,6 tỷ USD và khoảng 240.000 lao động (chiếm khoảng 5% tổng số lao động).

Về mô hình tổ chức: Chính phủ thành lập Cục quản lý DNNN thuộc Bộ quản lý và tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN theo ủy quyền của Chính phủ (đây là mô hình phân tán, quyền của chủ sở hữu được giao cho các bộ quản lý chuyên ngành).

Về cơ chế vận hành: chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền của thành viên/cổ đông quy định tại Luật Công ty như các quyền thành lập, đầu tư, giám sát hoạt động của Quốc hội và thông tin đại chúng,... [67].


Hình 2.8 : Mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước ở một số nước Bắc Âu


QUỐC HỘI (Sveriges Riksdag) Quyết định giới hạn tỷ lệ vốn nhà nước CHÍNH PHỦ

Ủy quyền

BỘ TRƯỞNG

Đại diện chủ sở hữu

HĐQT

Quan hệ hành chính trực thuộc

CEO (Tổng GĐ)

Cục quản lý DNNN (The

Division for State- owned companies)

Bộ máy điều hành


Giám sát, đánh giá kết quả hoạt động; xử lý các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu phát sinh trong quá trình hoạt động để kiến nghị với Bộ

Nguồn:

Mô hình phân tán trên thế giới, tập trung ở các nước thuộc Trung Đông và Bắc Phi (MENA).

Cơ cấu tổ chức: Trong khối MENA áp dụng rộng rãi mô hình công ty mẹ (holding company), theo đó quyền chủ sở hữu ở các DNCVNN được trao cho định chế đầu tư quốc gia hoặc trao cho công ty mẹ trực thuộc bộ quản lý ngành cụ thể. Sự gia tăng mạnh các tài sản quốc gia và các lợi ích quốc gia ở các DNCVNN đã làm gia tăng xu hướng tập trung hoá quyền sở hữu của nhà nước. Cơ chế vận hành: Các nước áp dụng bộ quản lý ngành tiếp tục thực hiện quyền chủ sở hữu trong các DNCVNN, bộ quản lý ngành không sẵn sàng từ bỏ

quyền quản lý các DNCVNN.

Về ưu điểm của mô hình phân tán: quyền của chủ sở hữu được giao cho các bộ ngành địa phương, các bộ ngành am hiểu sâu về ngành và lĩnh vực mình


quản lý, giúp cho việc định hướng, chiến lược phát triển, đầu tư của các DNCVNN sát với thực tiễn hoạt động của DNCVNN, các quyết định đầu tư cũng kịp thời, không làm lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Nhược điểm của mô hình phân tán: Quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN bị phân tán ở nhiều bộ, ngành, dẫn tới trùng lắp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, không rõ trách nhiệm, lẫn lộn chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu nhà nước, xung đột lợi ích, không công bằng trong cạnh tranh giữa DNCVNN và khu vực tư nhân, cạnh tranh không lành mạnh, kém hiệu quả trong giám sát hoạt động của DNCVNN, việc quản lý hoạt động DNCVNN không chuyên nghiệp, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.

2.3.3 Mô hình hỗn hợp

Một số mô hình tiêu biểu chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN tổ chức dưới dạng mô hình hỗn hợp:

Cộng hòa Séc: Mô hình hỗn hợp với các bộ được giao thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (Bộ quản lý ngành quản lý hoạt động và nhân sự, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, vốn của DNCVNN).

Liên bang Đức: Đức đã chuyển từ mô hình phân tán sang mô hình hỗn hợp, chuyển từ mô hình cơ quan sở hữu DNCVNN theo ngành (phân tán) sang mô hình cơ quan sở hữu hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán).

Hàn Quốc: Kể từ năm 2007, chức năng chủ sở hữu DNCVNN và các tổ chức công khác được giám sát bởi Uỷ ban Điều phối liên bộ. Uỷ ban bao gồm 20 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Bộ trưởng Bộ Chiến lược và tài chính làm chủ tịch Uỷ ban. Tuy nhiên, hơn 50% thành viên là các chuyên gia đến từ khu vực tư nhân. Bộ Chiến lược và tài chính đóng vai trò là là thư ký Uỷ ban. Các bộ liên quan có quyền chỉ định Tổng Giám đốc và các giám đốc điều hành (trừ DNCVNN có tầm quan trọng về kinh tế thì Tổng Giám đốc do Tổng thống


bổ nhiệm). Đây là mô hình hỗn hợp khá điển hình vừa tập trung (Ủy ban điều phối liên bộ), vừa phân tán quyền của chủ sở hữu cho các bộ ngành.

New Zealand: Khi áp dụng mô hình hỗn hợp, Ở New Zealand, Kho Bạc và Bộ Doanh nghiệp công chịu trách nhiệm đối với DNCVNN, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được quy định rõ ràng, chia sẻ và có sự phối hợp với nhau khi phát sinh vấn đề chồng chéo. Trong đó, Kho Bạc chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế và ngân sách; Bộ Doanh nghiệp công chịu trách nhiệm về các vấn đề thương mại và kết quả hoạt động. Hai cơ quan cùng sở hữu cổ phần tại DNCVNN trên nguyên tắc ngang nhau.

Ưu điểm của mô hình hỗn hợp: Giảm sự xung đột lợi ích khi mà vai trò của mỗi bộ liên quan trong thực hiệc chức năng chủ sở hữu được quy định rõ trong quá trình phối hợp thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; có khả năng thúc đẩy giám sát cả về mục tiêu, định hướng chiến lược, kế hoạch từ các bộ quản lý ngành về kinh tế kỹ thuật và về tài chính từ Bộ Tài chính.

Nhược điểm của mô hình hỗn hợp: Khả năng xảy ra sự không rõ ràng về trách nhiệm giữa các bộ liên quan, không rõ quyền và trách nhiệm khi DNCVNN xẩy ra sai phạm; có thể tạo sự không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp do chính sách điều tiết thị trường bị chi phối bởi lợi ích ngành trong đó có DNCVNN hoạt động (tác động gián tiếp của việc không tách bạch chức năng chủ sở hữu với quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước).

Khái quát lại: Từ sự phân tích, so sánh nêu trên cho ta thấy mô hình tập trung có những ưu điểm hơn các mô hình hồn hợp và phân tán, mô hình tập trung tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp do tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước tại các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước; tạo điều kiện thực hiện các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại; tập trung đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu đối với từng DNCVNN tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hoá thực hiện; thiết lập chính sách DNCVNN nhất quán; quản lý giám


sát chặt chẽ và trách nhiệm rõ ràng hơn về hiệu quả hoạt động của DNCVNN; chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Tuy nhiên, mô hình tập trung cũng có một số nhược điểm: Thiếu hiểu biết về ngành; nguy cơ quan liêu, tham nhũng và lãng phí nguồn lực to lớn của quốc gia nếu không giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán , chế độ báo cáo công khai minh bạch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của DNCVNN. Qua kinh nghiệm quốc tế cho ta thấy mô hình tập trung thể hiện cao nhất sự tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước; đồng thời cũng có nhiều ưu điểm hơn các các mô hình khác. Vì vậy, hiện nay đang diễn ra xu hướng chuyển từ mô hình hỗn hợp hoặc phân tán sang mô hình tập trung ở nhiều nước trên thế giới.

2.3.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam


Từ những kinh nghiệm của quốc tế của các nước phát triển đến những nước đang phát triển có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN như sau:

Thứ nhất, về mô hình và lựa chọn mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN: cần xây dựng mô hình đại diện chủ sở hữu thống nhất, phân tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước nhằm tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước; nhằm tăng cường chuyên nghiệp hóa, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và tạo tiền đề cho việc bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; các chính sách điều tiết thị trường không bị chi phối bởi lợi ích ngành và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính. Số lượng DN do chủ sở hữu nhà nước quản lý ở mức độ vừa phải để có thể tập trung nguồn lực quản lý được một cách có hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN theo mô hình tập trung cần thiết có các quỹ đầu tư tài chính vì mục tiêu

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí