Thực Trạng Công Tác Quản Lý Các Dự Án Đầu Tư Phát Triển Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang Thời Gian Qua.


thời điểm hiện tại Hà Giang vẫn là một tỉnh nghèo trong cả nước. Do điều kiện địa vật lý hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn và duy nhất chỉ có loại hình giao thông đường bộ, đất đai canh tác cằn cỗi chủ yếu là vùng cao núi đá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm so với cả nước, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn hạn chế. Kinh tế nông thôn phần đa là thuần nông, tiểu thủ công nghiệpđịch vụ và sản xuất các sản phẩm hàng hóa có lợi thế chậm phát triển. Việc củng cố đổi mới doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi phát triển các hợp tác xã còn lúng túng. Văn hóa xã hội còn một số vấn đề bức xúc; an ninh trật tự an toàn xã hội tuy được giữ vững nhưng ở một số địa bàn xung yếu, do trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc còn hạn chế, có nhiều phần tử xấu, cực đoan tuyên truyền các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định.

Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn, quản lý còn hạn chế so với mặt bằng cả nước cũng như so với ngay vùng trung du Bắc Bộ.

Chưa có tư duy, cách làm mới để đưa kinh tế xã hội vượt lên, đặc biệt là du lịch và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do nguồn nhân lực còn hạn chế - chủ yếu là lao động nông nghiệp.

Điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông gồm cả các điểm nút còn hạn chế, thiếu đồng bộ gây trở ngại trong phát triển kinh tế của ngành chủ yếu như du lịch và nông nghiệp.

Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn lực trong nước còn hạn chế, năng suất lao động thấp mà yêu cầu đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ cao, công tác quy hoạch còn hạn chế. Nguồn thu trên địa bàn tỉnh Hà Giang mới chỉ đáp ứng được 20% tổng chi ngân sách, còn lại là Trung ương trợ cấp. Đây cũng là yếu tố tác động sâu sắc đến công tác quản lý dự án đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của một tỉnh miền núi.


Mâu thuẫn giữa mở cửa, hội nhập cùng phát triển nhanh, bền vững và gìn giữ phong tục tập quán, chống các tệ nạn xã hội cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống khám chữa bệnh, giáo dục … cho tất cả các bộ phận dân cư sẽ còn là thách thức không nhỏ trong suốt quá trình phát triển.

3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua.

3.2.1. Kết quả đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trong những năm qua

Trong các năm qua (2010 – 2013), tỉnh đã khai thác tốt các nguồn thu, huy động và thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển, kết quả tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế đạt 20.202,45 tỷ đồng (năm 2010: 4.545,286 tỷ đồng; năm 2011: 4.557,44 tỷ đồng; năm 2012: 6.126,148

tỷ đồng; năm 2013: 4.973,576 tỷ đồng) gấp hơn 3 lần tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2009. Bao gồm: Cấp ngân sách địa phương quản lý: 19.374,113 tỷ đồng; Cấp ngân sách Trung ương quản lý 822,937 tỷ đồng.

Phân theo nguồn vốn, bao gồm: Vốn khu vực nhà nước: 13.868,928 tỷ đồng, chiếm 68,65%; vốn khu vực ngoài nhà nước: 6.318,097 tỷ đồng, chiếm 31,27%; vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 15,42 tỷ đồng, chiếm 7,63% tổng vốn đầu tư.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước được đưa vào cân đối 4 năm (2010- 2013) bố trí cho các công trình XDCB, tổng số: 16.369,688 tỷ đồng, tăng cao so với giai đoạn 2005-2009 (quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN Về nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Hà Giang thời kỳ 2008 – 2013 ta thấy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển có sự gia tăng, nhưng mang tính không đều và phụ thuộc nguồn trung ương trợ cấp.

Vốn tín dụng, bao gồm tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước và vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt năm 2012 đầu


tư 2.911,32 tỷ đồng, tăng 8,3 lần so với năm 2008, điều đó chứng tỏ tỉnh đã quan tâm tập trung đầu tư vốn vào những lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận. Vốn đầu tư của dân và tư nhân tăng với tốc độ nhanh, năm 2013 đầu tư 1.356,105 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2008, điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách của Nhà nước đã thu hút được nguồn vốn rất lớn của dân và tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Bảng 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2008 – 2013 phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %


TT

Ngành kinh tế

2008

2009

2010

2011

2012

2013


Tổng số

100

100

100

100

100

100

1

Nông lâm nghiệp thuỷ

sản

33,37

31,13

37,65

36,96

38,58

36,30

2

Công nghiệp xây dựng

33,81

37,06

32,84

33,03

27,62

32,85

3

Dịch vụ

32,82

31,38

29,51

30,01

33,8

30,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 8

Nguồn: Niên giám thống kê

Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành: Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế của tỉnh Hà Giang là tương đối hợp lý giảm tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều đó đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách hợp lý.

Cơ sở vật chất được tăng cường, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Trong các năm qua, vốn huy động đầu tư phát triển trên địa bàn đạt kết quả cao, nhiều công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, trường học hoàn thành phát huy hiệu quả, khẳng định chủ trương đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo dục, văn hoá, thể thao có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, Tỉnh đã


tập trung vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ( năm 2010 chiếm tỷ trọng: 25,01%, năm 2011: 20,98%). Việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm phát triển, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân các dân tộc Hà Giang.

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi, nước sinh hoạt cũng được quan tâm đầu tư xây dựng với tỷ trọng cao (bình quân khoảng 13%); chủ yếu tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nông thôn như các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng các hồ treo chứa nước phục vụ cho nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt cho đồng bào các huyện vùng cao núi đá nhằm ổn định sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một số sự án lớn do địa phương quản lý đã đưa vào sử dụng: Trụ sở làm việc Ủy ban nhân dân - Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang; công trình cầu Suối Tiên, công trình cầu 3/2, công trình khu Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang...

Một số công trình lớn của trung ương trên địa bàn được xây dựng và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như: Công trình kè bờ sông Lô khu vực thành phố Hà Giang, công trình trụ sở làm việc Cục thuế tỉnh, công trình Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy...

Ngoài ra còn một số công trình do các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả tốt, như: Thủy điện Thái An, Trung tâm đào tạo và sát hach lái xe loại II Bình Vàng, Nhà máy chế biến quặng sắt vê viên của Công ty An Thông...

- Công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng:


Các công tác này đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dự án được nâng cao. Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quả đấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật


đấu thầu, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày ngày 29/6/2006, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ; Nghị định số 83/2009/NĐ- CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; Nghị định 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 về sửa đổi Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng...; các quy định của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh về công tác đầu tư xây dựng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị theo thẩm quyền về quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư... Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt như: Quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lãnh thổ ... để xem xét đến sự phát triển của kiến trúc đô thị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, huyện, thành phố.

- Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong kế hoạch năm 2010 - 2013 được thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của Thường vụ Tỉnh uỷ trong quản lý đầu tư và xây dựng, coi trọng các nguyên tắc tập trung, dứt điểm, chất lượng và hiệu quả trong đầu tư XDCB.

- Các năm 2010 - 2013 việc giao kế hoạch đã được chuẩn bị sớm, dân chủ, công khai và chấp hành tương đối tốt các quy định về trình tự và thủ tục trong quản lý dự án đầu tư và xây dựng.


- Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình đã được HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các chủ đầu tư quan tâm hơn. Đã tổ chức một số cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình, nhất là công trình trọng điểm. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi công.

- Việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng.

- Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ và dần đi vào nề nếp, hiệu quả, chất lượng công trình ngày một tăng.

- Đa số công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu thiết kế được duyệt, đảm bảo tiến độ, các công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả ngay.

3.2.2. Vai trò của các dự án đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội

Trong thời kỳ 2008-2013, kết quả của các hoạt động đầu tư đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế tỉnh. Có nhiều công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương. ( như công trình: thủy điện Thái An, thủy điện Nho Quế, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh thủy, khu công nghiệp Bình Vàng, đầu tư nâng cấp Quốc lộ 2,...). Cùng với việc đầu tư hoàn thành các dự án khác đã làm tăng thêm một số năng lực sản xuất mới trên nhiều lĩnh vực thuộc các ngành kinh tế - xã hội.

Bảng 3.3. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2008 - 2013


T

T

Diễn giải

ĐV

T

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

BQ

1

GDP trong tỉnh (giá

SS)

Tỷ

đồn

3.834

,4

4.264

,8

6.479

,3

7.28

5,8

8.060,

1

8.70

6,4






g








2

Tốc độ tăng trưởng

GDP tỉnh Hà Giang

%

12,05

13,47

12,86

12,4

5

10,63

8,02



Tốc độ tăng trưởng

GDP cả nước

%

6,31

5,4

6,42

6,24

5,25

5,42


Nguồn: Niên giám thống kê

Hiệu quả đầu tư phát triển ở tỉnh Hà Giang được thể hiện thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá:

Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm ở thời kỳ 2008-2103 xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang tương đối rõ nét, nhất là cơ cấu ngành.

Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là kết quả của chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư. Trong những năm 2008 - 2013, cơ cấu vốn đầu tư có nhiều thay đổi đáng kể, chính điều đó tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Giai đoạn 2008 - 2013, vốn đầu tư tăng nhanh, đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ trọng đầu tư vào khu vực này giảm dần và tăng dần cho khu vực công nghiệp và dịch vụ.

* Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện thông qua việc chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế và tạo thêm việc làm:


Do kết quả cơ cấu vốn đầu tư được điều chỉnh, nên lực lượng lao động giữa các khu vực cũng có nhiều thay đổi.

Bảng 3.4. Tỷ lệ lực lượng lao động giữa các khu vực trong các ngành kinh tế thời kỳ 2008- 2013

Đơn vị tính: %


TT

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013


Tổng số

100

100

100

100

100

100


Chia ra:







1

Lao động nông - lâm -

thuỷ sản

78,12

75,75

81,74

82,10

83,07

83,10

2

Lao động công

nghiệp, xây dựng

8,01

9,66

5,52

5,05

4,43

4,68

3

Lao động khu vực

dịch vụ

13,87

14,62

12,73

12,85

15,50

12,22

Nguồn: Niên giám thống kê

Lực lượng lao động đã được chuyển dịch từ khu vực sản xuất nông lâm thủ sản sang khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Biểu 3.5. Số việc làm tăng thêm


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

BQ

1

Tổng số Lao

động

Người

331.914

345.685

454.545

465.110

469.658

497.344



Phân theo

ngành









-

Công nghiệp

- Xây dựng

Người

259.279

261.766

371.564

381.838

390.152

413.290



Nông, lâm

nghiệp, thuỷ

Người

26.598

33.389

25.102

23.493

20.798

23.275


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022