Kinh Nghiệm Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền Vững Của Một


1.4. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của một số tỉnh trong nước và bài học cho tỉnh Tuyên Quang‌

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của một số tỉnh‌

1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc:

Thứ nhất, bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, phân cấp cho Sở Tài chính kết hợp với KBNN tỉnh thực hiện quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững dưới sự giám sách của ban giám sát cộng đồng tỉnh.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Điểm nổi trội của UBND tỉnh Vĩnh Phúc là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình.

Thứ ba, công tác thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

UBND tỉnh đã ban hành được các quy định về công tác thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp.

Về quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:


Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường tập huấn về chế độ chính sách liên quan đến quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư để nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư. Thực hiện nghiêm túc các thông tư hướng dẫn của bộ Tài chính đã ban hành (thông tư số 09/2016/TT-BTC) quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Thứ tư công tác kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh :

Hoạt động của các cơ quan kiểm tra từ Trung ương, tỉnh, thanh tra của tỉnh và các sở, ban, ngành chuyên môn ngày càng được tăng cường về số lượng cuộc thanh tra, quy trình, phương pháp thanh tra, chất lượng thanh tra ngày càng được coi trọng góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, tiêu cực.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang:

Thứ nhất, bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững::

Chủ thể quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Bắc Giang bao gồm các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng của Nhà nước được phân cấp cụ thể trong từng chu trình quản lý vốn đầu tư. Mỗi cơ quan thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước…) và chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức. Thứ hai, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc

CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Vào tháng 9 hằng năm, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh phối hợp với Ban chỉ chỉ đạo CTMTQG của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện các số liệu dự toán về vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và tính toán định mức vốn đầu tư báo UBND tỉnh tổng hợp dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh để trình HĐND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính và các ngành chức năng liên quan xem xét làm cơ sở thảo luận dự toán.


Thứ ba, công tác thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

UBND tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, tiếp tục hoàn hiện phương pháp cấp phát hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững với các chương trình, dự án đầu tư và công trình cụ thể.

Về quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Ban chỉ đạo CTMTQG Giảm nghèo bền vững thực hiện lập quyết toán của mình gửi lên Sở Tài chính, Sở Tài chính tổng hợp và lập quyết toán ngân sách gửi UBND tỉnh xem xét trước khi trình ra HĐND cùng cấp thảo luận và phê duyệt tại kì họp; Thời hạn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành bao gồm: Thời gian lập báo cáo quyết toán tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng; thời gian kiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực, thời gian kiểm tra, thẩm tra và phê duyệt quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán.

Thứ tư công tác kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh :

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của UBND tỉnh theo hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, hàng năm, theo nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân, kết hợp kiểm tra, giám sát định kỳ với kiểm tra, giám sát đột xuất đối với một số dự án đầu tư quan trọng của tỉnh. Kiểm tra, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của một ngành, đơn vị trong những trường hợp cụ thể, nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho ngành, đơn vị trong quá trình thực thi quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang‌

Thứ nhất, xây dựng dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

UBND tỉnh cần chỉ đạo sát sao các cơ quan chuyên môn trong lập dự toán ngân sách dựa trên các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và nhu cầu thực tế sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời điểm hiện tại, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong năm kế hoạch


và giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh những năm trước đó, bám sát vào năm báo cáo để xây dựng dự toán và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định..

Thứ hai, công tác thực hiện dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Về tạm ứng thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Về thủ tục cấp vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, các dự án và thanh quyết toán phải đảm bảo đúng quy trình, đúng kế hoạch, đúng mục đích nhằm góp phần hạn chế thất thoát trong đầu tư; UBND tỉnh Tuyên Quang phải thường xuyên quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo trình độ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Thứ ba, công tác quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững phải đảm bảo đúng theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước làm cho việc triển khai từ khâu lập dự toán, quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững ngày càng đơn giản, hạn chế những sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ tư, công tác kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Đối với công tác kiểm soát của Hội đồng nhân dân tỉnh: Nhằm làm tốt công tác kiểm soát, Hội đồng nhân dân tỉnh phải có những Nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm soát việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

Đối với công tác kiểm soát, kiểm tra của thanh tra tài chính: Trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn các cơ quan có chức năng kiểm soát, kiểm tra phải thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo định kỳ, đột xuất.


CHƯƠNG 2‌

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH TUYÊN QUANG‌


2.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang‌

2.1.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang và tình hình vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang‌

2.1.1.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang

a) Vị trí địa lý và tự nhiên

Tuyên Quang là Tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km, có toạ độ địa lý 21o30’- 22o40’ vĩ độ Bắc và 103o50’-105o40’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp Tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp Tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Toàn Tỉnh có 6 đơn vị hành chính huyện và một thành phố với 138 xã, phường, thị trấn (bao gồm 10 phường, 4 thị trấn và 124 xã); trong đó có 02 huyện nghèo và 63 xã đặc biệt khó khăn.

Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt, trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22ᵒC - 24ᵒC, độ ẩm bình quân năm 85%. Diện tích đất tự nhiên 5.867km². Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng.

Tuyên Quang có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong đó các loại khoáng sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu vực có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan,


chì - kẽm, Vonfram... thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn. Hệ thống sông suối này, ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện. Có các sông lớn trong đó, Sông Lô, chảy qua Tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3/giây. Sông Gâm, chảy qua Tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với Tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Mạng lưới sông ngòi của Tỉnh tương đối dày với mật độ 0.9km/km² và phân bố đồng đều. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi Tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua được đầu tư cơ bản hoàn thiện nên hàng năm hầu như không chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.

b) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 trong 3 năm gần đây (2017 - 2019) như sau:

Bảng 2.1. GRDP của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019‌


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

So sánh 2019/

2018 (%)

2017

2018

2019

Tổng số


17.284,3

18.635,43

20.134,83

108%

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ

đồng

4.394,1

4.593,25

4.776,52

104%

Công nghiệp, xây

dựng

Tỷ

đồng

5.616,18

6.052,04

6.536,05

108%

+ Công nghiệp

Tỷ

đồng

4.229,87

4.552,73

4.956,64

108%

+ Xây dựng

Tỷ

đồng

1.386,31

1.499,31

1.579,41

105%

Thương mại, dịch vụ

Tỷ

đồng

6.857,45

7.529,84

8.306,72

110%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang


a) Về kinh tế:

Giai đoạn 2017-2019 tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Tỉnh Tuyên Quang đạt trên 7%; trong đó: năm 2017 đạt 7,51%, năm 2018 đạt 7,82% và năm 2019 đạt 8,05%. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 39 triệu đồng/người/năm (khoảng trên 1.700 USD);

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản: đến hết năm 2019: công nghiệp - xây dựng: 30,42%, các ngành dịch vụ: 41,03%, nông lâm nghiệp, thủy sản: 23,85%, thuế sản phẩm trợ cấp: 4,7%;

Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2019 đạt 2.106 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tăng 6,3% so với năm 2018.

Sản xuất công nghiệp: Giai đoạn 2017-2019 vẫn là giai đoạn còn gặp nhiều khó khăn đối với sản xuất công nghiệp (năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 15.660 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2018; chỉ số sản xuất công nghiệp 110%. Tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, làm việc với các nhà máy sản xuất công nghiệp, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án công nghiệp... Duy trì ổn định các dự án: Nhà máy Giấy và bột giấy An Hòa, các nhà máy sản xuất chè, gỗ; các nhà máy xi măng; phát huy công suất của các nhà máy thủy điện; nhà máy may... Thu hút đầu tư và đi vào hoạt động một số dự án: Nhà máy chế biến gỗ của Công ty Woodlands, Nhà máy lắp ráp điện tử tại Khu công nghiệp Long Bình An, Nhà máy giày da tại Cụm công nghiệp Tân Thành, huyện Hàm Yên. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết các thủ tục để triển khai các dự án đã có chủ trương đầu tư, tiếp tục thu hút các dự án mới. Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ, như: điện thương phẩm, bột kaolin, Fenspat, bột barit...


Tuy vậy, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, một số sản phẩm công nghiệp đạt thấp như: điện sản xuất, giấy xuất khẩu, bột giấy; giá trị xuất khẩu hàng hóa chưa đạt kế hoạch; doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, vốn kinh doanh; một số dự án công nghiệp, giao thông, xây dựng chưa đảm bảo tiến độ.

Thương mại, du lịch và dịch vụ: Hoạt động thương mại nội địa tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2019 đạt 22.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 7,3% so với năm 2018. Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được đẩy mạnh.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; hoạt động du lịch Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 có nhiều phát triển khá. Hoàn thành các quy hoạch du lịch lớn của Tỉnh như: Quy hoạch phát triển du lịch Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025, Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào đến năm 2030; công nhận xếp hạng di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình; Tổ chức tốt Lễ hội thành Tuyên hàng năm. Quảng bá tiềm năng, phát triển du lịch của tỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch. Mạng lưới cơ sở lưu trú phát triển khá, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Năm 2019 Thu hút 1.945 nghìn lượt khách du lịch, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 10,5% so với năm 2018; doanh thu xã hội về du lịch 1.750 tỷ đồng, đạt 102,8% kế hoạch, tăng 12,5% so với năm 2018.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng nông thôn mới: Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng đều qua các năm: năm 2019, Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá so sánh 2010) 8.407,5 tỷ đồng; tăng 4% so với năm 2018; sản lượng lương thực trên 34,4 vạn tấn, đạt 102% kế hoạch năm; Tỉnh tiếp tục thực hiện

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí