6. Trích quỹ tiền gửi ngân hàng chuyển nộp các khoản theo lương cho các cơ quan quản lý quỹ (đã có Báo Nợ).
Yêu cầu:
1. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 2
Một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):
1. Bảng số liệu tiền lương phải trả cho người lao động tập hợp từ các bảng tính lương như trong tháng 2/20XX như sau:
Lương cơ bản | Lương sản phẩm | Lương thời gian | Lương nghỉ phép | Cộng | |
1. PXSX số 1 | |||||
+ Tổ sx sp A | 40.000 | 60.000 | 2.000 | 62.000 | |
+ Tổ sx sp B | 40.000 | 60.000 | 1.000 | 61.000 | |
2. PXSX số 2 | |||||
+ Tổ sx sp A | 100.000 | 129.600 | 6.000 | 135.600 | |
+ Tổ sx sp B | 60.000 | 87.600 | 4.800 | 92.400 | |
3. PXSX phụ (SC) | 20.000 | 36.000 | 36.000 | ||
+ QLSX PX 1 | 18.000 | 24.000 | 1.800 | 25.800 | |
+ QLSX PX 2 | 20.000 | 30.000 | 30.000 | ||
+ QLDN | 20.000 | 20.000 | 20.000 | ||
Cộng | 318.000 | 337.200 | 110.000 | 15.600 | 462.800 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán doanh nghiệp - 10
- Kế toán doanh nghiệp - 11
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
- Trường Hợp Doanh Nghiệp Áp Dụng Phương Pháp Hạch Toán Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Tài Sản Cố Định
- Phương Pháp Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Chủ Yếu
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
2. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định.
3. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo tỷ lệ 3% tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất.
4. Ngày 15/2, rút tiền gửi ngân hàng về để trả lương kỳ I số tiền 200.000.
5. Ngày 15/2, xuất quỹ tiền mặt trả lương kỳ số I số tiền 200.000.
6. Khấu trừ các khoản vào thu nhập người lao động trong tháng: tiền nhà, điện, nước ở tập thể 9.000, tiền thuế thu nhập cá nhân 1.000.
7. Tính số trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả người lao động trong tháng 6.000.
8. Ngày 28/2, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ để trả lương kỳ II và bảo hiểm xã hội trong tháng.
9. Ngày 28/2, rút tiền gửi ngân hàng nộp các khoản trích theo lương cho các cơ quan quản lý các quỹ.
Yêu cầu:
1. Tính toán các số liệu cần thiết, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 3
Tình hình thanh toán với người lao động tại một doanh nghiệp trong tháng 10/N như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):
1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả người lao động trong kỳ 200.000, trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất thưộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 90.000; phân xưởng sản xuất chính số 2: 65.000; phân xưởng sản xuất phụ: 20.000.
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 10.000; số 2: 5.000 và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 2.000.
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 8.000.
2. Tính ra tổng số bảo hiểm xã hội phải trả trong tháng :
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 2.000; phân xưởng sản xuất chính số 2: 1.000.
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1:1.200.
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 1.400.
3. Tính ra số tiền ăn ca phải trả người lao động trong kỳ:
- Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 8.800; phân xưởng sản xuất chính số 2: 4.200; phân xưởng sản xuất phụ: 2.200.
- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 2.000; số 2: 1.500 và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất phụ: 1.000.
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 2.000.
4. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định( 34,5%).
5. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động trong kỳ:
- Thu hồi tạm ứng thừa của nhân viên quản lý doanh nghiệp: 800; công nhân sản xuất phân xưởng chính số 1: 1.200.
- Bồi thường vật chất: công nhân sản xuất phân xưởng sản xuất chính số 2: 2.000.
6. Dùng tiền mặt thanh toán cho người lao động:
- Lương: Thanh toán 80% số còn phải trả
- Bảo hiểm xã hội: Thanh toán 100%.
- Tiền ăn ca và tiền thưởng: Thanh toán 100%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
CHƯƠNG 4.
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
4.1. Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nhỏ
4.1.1. Khái niệm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Công cụ dụng cụ bao gồm các loại tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định. Về đặc điểm vận động thì công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng nhưng do giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dòi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhất định.
Trong các doanh nghiệp, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh.
4.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
4.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
a. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu
- Nguyên liệu, vật liệu chính: là những nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Danh từ nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp.
- Vật liệu phụ: là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm,... Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý,... Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vài trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường.
- Phục tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ,...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.
- Phế liệu: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý tài sản cố định.
b. Căn cứ vào nguồn hình thành nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu mua ngoài: là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp.
-Nguyên vật liệu tự sản xuất: là nguyên vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
- Nguyên vật liệu khác: là loại vật liệu được hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh.
c. Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên liệu, vật liệu
- Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm: là loại nguyên vật liệu được mua về nhưng không nhập kho mà sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.
Trên thực tế việc sắp xếp vật liệu theo từng loại như đã trình bày ở trên là căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu ở từng đơn vị cụ thể, bởi vì có thứ nguyên vật liệu ở đơn vị này là nguyên vật liệu chính nhưng ở đơn vị khác lại là vật liệu phụ,... Cách phân loại trên là cơ sở xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
4.1.2.2. Phân loại công cụ- dụng cụ
Xét về phương thức sử dụng, công cụ- dụng cụ được chia làm 3 loại:
- Công cụ- dụng cụ sử dụng thường xuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Bao bì luân chuyển là bao bì sử dụng được nhiều lần để bao gói nguyên vật liệu mua vào hoặc sản phẩm, hàng hóa bán ra. Sau mỗi lần sử dụng bao bì luân chuyển được thu hồi lại.
- Đồ dùng cho thuê: là những công cụ - dụng cụ chỉ sử dụng cho hoạt động cho thuê.
4.1.3. Tính giá nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
Tính giá là việc sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ làm cơ sở để ghi sổ kế toán. Về nguyên tắc, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phải được ghi sổ theo giá thực tế (giá gốc…)
Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được xác định tùy theo từng nguồn thu nhập.
a. Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho
- Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua ngoài
Giá thực tế
của NVL, = CCDC
Giá mua ghi trên hóa đơn
Thuế nhập
+ khẩu phải nộp
(nếu có)
Chi phí
+ thu - mua
Giảm giá hàng mua (nếu có)
- Vật liệu, công cụ dụng cụ tự gia công chế biến:
Giá thực tế của NVL,
CCDC tự chế biến = (giá thành sản xuất thực tế)
Giá thực tế của vật liệu, dụng cụ xuất chế biến
+ Chi phí chế biến
- Vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công:
Giá thực tế của NVL,
CCDC thuê gia công = (giá thành sản xuất thực tê)
Giá thực tế của vật
liệu, dụng cụ xuất + thuê gia công
Chi phí thuê gia công
- Vật liệu, công cụ dụng cụ nhận vốn góp liên doanh: là giá do hội đồng liên doanh đánh giá và các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Vật liệu, công cụ dụng cụ được cấp: là giá ghi trên biên bản giao nhận và chi phí phát sinh khi tiếp nhận vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Vật liệu, công cụ dụng cụ nhận viện trợ, biếu tặng: là gái trị hợp lý và các chi phí khác phát sinh.
b. Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
- Giá thực tế đích danh: được dùng trong những doanh nghiệp sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ có giá trị lớn, ít chủng loại và bảo quản riêng theo từng lô trong kho. Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế của từng vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho.
- Giá đơn vị bình quân
+ Giá đơn vị bình quân gia quyền
Giá thực tế NVL, CCDC xuất kho
= Số lượng vật liệu, dụng cụ xuất kho
X Đơn giá xuất kho bình quân
Đơn giá xuất kho = bình quân
Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng VL, CCDC tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập
= Trị giá thực tế VL, CCDC tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng VL, CCDC tồn kho sau mỗi lần nhập
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): theo phương pháp này thì số hàng nào nhập trước, xuất hết số hàng nhập trước mới xuất đến số hàng nhập sau theo giá trị thực tế, giá trị thực tế của số hàng mua vào sau cùng sẽ là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
- Phương pháp giá hạch toán:
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh lệch giá
Trị giá thực tế VL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
= Trị hạch toán VL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Trị giá thực tế của NVL,
=
CCDC xuất trong kỳ
Trị giá hạch toán của NVL, CCDC xuất kho
Hệ số chênh
x
lệch giá
4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
4.2.1. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
4.2.1.1. Tài khoản sử dụng
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Bên Nợ:
- Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu nhập kho
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa khi kiểm kê
- Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho
Bên Có:
- Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt, mất mát khi kiểm kê
- Giá trị nguyên liệu, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá, chiết khấu thương mại.
Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
- TK 153: Công cụ dụng cụ
Bên Nợ:
- Giá trị thực tế công cụ dụng cụ nhập kho
- Giá trị công cụ dụng cụ thừa khi kiểm kê
Bên Có:
- Giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất kho
- Giá trị công cụ dụng cụ thiếu hụt, mất mát khi kiểm kê
- Giá trị công cụ dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được giảm giá, chiết khấu thương mại.
Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ.
- TK 151: Hàng mua đang đi đường
Bên Nợ: Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường
Bên Có: Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng
Số dư bên Nợ: Giá trị hàng mua đang đi đường chưa về nhập kho của đơn vị.
4.2.2.2. Phương pháp hạch toán
a. Kế toán biến động tăng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
(1) Trường hợp mua hàng và hóa đơn cùng về
- Khi mua hàng hóa về nhập kho:
Nợ TK 152, 153: giá trị thực tế nhập kho chưa thuế Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141,…: tổng giá thanh toán
- Khi trả tiền cho người bán (hoặc ứng trước…): Nợ TK 331
Có TK 111, 112, 141,…: tổng giá thanh toán
- Chi phí thu mua thực tế phát sinh: Nợ TK 152, 153: chi phí thực tế
Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141,…: tổng giá thanh toán
- Trường hợp doanh nghiệp được hưởng giảm giá hàng mua (do mua nhiều, do hàng kém phẩm chất, sai quy cách, do giao hàng chậm…), hàng mua đã trả lại cho chủ hàng, ghi:
Nợ TK 331: trừ vào số tiền còn nợ người bán Nợ TK 111, 112: số tiền người bán trả lại
Nợ TK 1388: số được người bán chấp nhận nhưng chưa trả
Có TK 152, 153: xuất kho số giảm giá hàng mua được hưởng hay hàng mua trả lại Có TK 1331: thuế giá trị gia tăng của số giảm giá hay hàng mua trả lại
(2) Trường hợp hóa đơn về nhưng hàng chưa về.
- Nếu cuối tháng hàng chưa về, căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ TK 151: trị giá mua của hàng đang đi đường chưa thuế Nợ TK 1331: thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141,…: tổng giá thanh toán
- Sang tháng sau hàng về, kế toán đối chiếu giữa hóa đơn với phiếu nhập ghi: Nợ TK 152, 153: giá trị thực tế nhập kho
Nợ TK 627, 621, 641, 642: xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm,… Có TK 151: hàng mua đang đi đường đã về
- Chi phí thu mua thực tế phát sinh: hạch toán như trường hợp hàng và hóa đơn cùng về.
(3) Trường hợp hàng về nhưng chưa có hóa đơn.
- Trong tháng nếu hàng về chưa có hóa đơn thì vẫn làm thủ tục nhập kho bình thường, nhưng chưa ghi sổ ngay mà lưu phiếu nhập kho vào hồ sơ “Hàng về chưa có hóa đơn”. Nếu cuối tháng hóa đơn về thì ghi sổ bình thường.
- Nếu cuối tháng hóa đơn vẫn chưa về thì kế toán ghi sổ theo giá tạm tính như sau:
Nợ TK 152, 153: Giá tạm tính Có TK 331: Giá tạm tính
- Sang tháng sau khi hóa đơn về nếu giá hóa đơn khác với giá tạm tính, kế toán điều chỉnh phù hợp với giá tạm tính bằng một trong các phương pháp sau:
(*) Phương pháp 1:
+ Xóa giá tạm tính bằng bút toán đỏ: Nợ TK 152, 153: Giá tạm tính
Có TK 331: Giá tạm tính
+ Sau đó ghi giá thực tế bằng bút toán thường: Nợ TK 152, 153: giá trị thực tế nhập kho
Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào Có TK 331: tổng giá thanh toán
(*) Phương pháp 2: Điều chỉnh số chênh lệch với giá tạm tính:
+ Nếu giá tạm tính lớn hơn giá thực tế thì ghi bút toán đỏ (chênh lệch giảm): Nợ TK 152, 153: chênh lệch giảm
Nợ TK 1331: thuế GTGT của hàng mua ghi trên hóa đơn Có TK 331: tổng giá thanh toán
+ Nếu giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế thì ghi bút toán thường: Nợ TK 152, 153: chênh lệch tăng
Nợ TK 1331: thuế GTGT của hàng mua ghi trên hóa đơn Có TK 331: tổng giá thanh toán
(*) Phương pháp 3:
+ Xóa bút toán giá tạm tính bằng bút toán đảo ngược: Nợ TK 331: Giá tạm tính
Có TK 152, 153: Giá tạm tính
+ Sau đó ghi giá thực tế bằng bút toán thường: Nợ TK 152, 153: giá trị thực tế nhập kho
Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào