Cơ Chế Quản Lý Thuế Đối Với Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Hà Nội Từ Năm 2004 Đến Nay

Thứ năm, tiến hành phân loại ĐTNT thành các nhóm có cùng đặc tính tương đồng để tìm ra biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, tăng cường quản lý theo kỹ thuật rủi ro.

Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.

Nhìn chung, cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý hiện đại, nếu áp dụng thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế và ĐTNT. Do vậy, cơ quan thuế cần có những thay đổi và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có thể áp dụng hiệu quả và thành công cơ chế quản lý này.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI‌


2.1. CƠ CHẾ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

Cùng với sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài (đến nay là Luật Đầu tư), hệ thống chính sách pháp luật về thuế nói chung, và thuế đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng cũng được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

Từ năm 2004 đến nay, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của cơ chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, cải cách thuế bước III đã chính thức đưa cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp _ một cơ chế quản lý thuế hiện đại vào đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời, hệ thống chính sách thuế cũng được xây dựng theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đó là cắt giảm thuế suất theo lộ trình, mở rộng cơ sở tính thuế nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử về mức thuế xuất đối với các thành phần kinh tế, công tác quản lý thuế công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.1. Giai đoạn 1/2004 – 7/2007 (Giai đoạn thực hiện thí điểm)

Để triển khai có hiệu quả cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi toàn quốc. Bộ Tài Chính đã thực hiện triển khai thí điểm cơ chế tự khai, tự nộp thuế đối với 4 Cục thuế là: Cục thuế TP Hồ Chí Minh, Cục thuế Quảng Ninh, Cục thuế TP Hà nội, Cục thuế Bà Rịa - Vũng Tàu với yêu cầu của việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Yêu cầu của việc thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế (TKN):

- ĐTNT phải có sự hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế, có ý thức tuân thủ Pháp luật về thuế.

Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà nội - thực trạng và giải pháp - 6

- Chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Cơ quan thuế phải có đủ thẩm quyền về điều tra, khởi tố và thực hiện quyền cưỡng chế thuế.

- Bộ máy cơ quan thuế phải được tổ chức tập trung, chuyên môn hoá theo các chức năng, công việc ở từng cấp.

- Công chức thuế được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng theo từng chức năng công việc.

- Công tác quản lý thuế phải dựa trên kỹ thuật quản lý hiện đại, và kỹ thuật quản lý rủi ro.

Nội dung cơ bản của việc quản lý thuế theo cơ chế TKN:

Về tổ chức bộ máy: (ở Cục thuế Hà Nội)

+ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án TKN.

+ Chọn phòng quản lý thu là Phòng thuế Đầu tư nước ngoài, và tổ chức theo mô hình chức năng, gồm 04 tổ bộ phận:

- Tổ tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT;

- Tổ xử lý dữ liệu và tổng hợp thuế (Quản trị và tổng hợp);

- Tổ đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế;

- Tổ thanh tra, kiểm tra thuế.

Nội dung cơ bản của nghiệp vụ quản lý thuế phân theo chức năng:

+ Chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ và tuyên truyền ĐTNT:

- Chức năng: Tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ ĐTNT trong quá trình thực hiện Pháp luật về thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thuế khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

Tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc của ĐTNT trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách Thuế, phí và lệ phí thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành về việc hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ ĐTNT trong thẩm quyền. Đối với những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Phòng thuế Đầu tư nước ngoài thì hướng dẫn ĐTNT các thủ tục và liên hệ với cấp có thẩm quyền để giải quyết.

Chủ trì phối hợp với các Phòng chức năng của Cục Thuế tổ chức tiếp xúc thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách và thủ tục về thuế cho ĐTNT thực hiện cơ chế TKN.

Lưu trữ và tổ chức phổ biến chính sách thuế mới trong phạm vi cán bộ Phòng ĐTNN, thực hiện việc đào tạo và đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng cán bộ chuyên trách của Phòng ĐTNN.

Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sách thuế đã tiến hành cho ĐTNT đến các Bộ phận chức năng của Phòng nhằm thống nhất các biện pháp thi hành Pháp luật về thuế.

+ Chức năng, nhiệm vụ xử lý tờ khai và tổng hợp:

- Chức năng: Xử lý dữ liệu và tổng hợp về số thuế phát sinh của ĐTNT kê khai, phân tích và lưu trữ thông tin về thuế theo hồ sơ của ĐTNT.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

Tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của ĐTNT, và tiến hành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các Bộ phận chức năng theo phân công, phân cấp của Lãnh đạo Phòng và hoặc theo qui định tại quy trình TKN.

Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của ĐTNT tiến hành các bước theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh của ĐTNT nhằm mục đích quản trị dữ liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.

Theo dõi, giám sát việc xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của ĐTNT, trên cơ sở dữ liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện của từng ĐTNT nhằm mục đích thu thuế, hoàn thuế và các mục đích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của ĐTNT và các Bộ phận chức năng của Phòng, cũng như các Bộ phận có liên quan của Cục, Ngành.

Xây dựng dự toán thu và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của Phòng.

+ Chức năng, nhiệm vụ thu nợ và cưỡng chế thuế:

- Chức năng: Thi hành các biện pháp về đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế thuộc thẩm quyền đối với các ĐTNT trong quá trình thực hiện Pháp Luật về Thuế.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

Nhận hồ sơ pháp lý thuế của ĐTNT và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế từ Bộ phận xử lý dữ liệu – tổng hợp.

Phân tích dữ liệu – thông tin về tình trạng thuế trên hồ sơ thuế của ĐTNT, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu nợ, cưỡng chế về thuế đối với các ĐTNT không tuân thủ Pháp luật Thuế một cách có hiệu quả.

Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, và theo thực tiễn của việc áp dụng cơ chế TNK trong phạm vi phân cấp, phân quyền.

Giúp lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng như hành lang Pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cưỡng chế về thuế.

+ Chức năng thanh tra, kiểm tra:

- Chức năng: Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp về việc thi hành Pháp luật về các Luật Thuế, Pháp lệnh phí và lệ phí trong phạm vi phân cấp, phân quyền quản lý, không phân biệt thanh tra, kiểm tra toàn diện các loại thuế, một sắc thuế, hoặc một kỳ tính thuế.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các ĐTNT trong phạm vi phân cấp, phân quyền quản lý trên cơ sở thông tin thuế đã được thu thập, và phân tích theo quy trình.

Theo kế hoạch đã được lãnh đạo duyệt, phối hợp với các Phòng chức năng của Cục, cũng như các cơ quan ban ngành tại địa phương để thực hiện việc thanh tra,kiểm tra ĐTNT theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ sở theo quyết định về thanh tra, kiểm tra đúng theo các qui định tại quy trình thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế ban hành.

Lập hồ sơ trình Lãnh đạo Cục chỉ đạo giải quyết hoặc đề nghị cơ quan chức năng khởi tố theo quy định của Pháp luật đối với các ĐTNT vi phạm nghiêm trọng Pháp luật Thuế.

Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế của các ĐTNT, dự thảo quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế trình Lãnh

đạo Cục phê duyệt, nhập số thuế được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quyết định.

Thực hiện xác minh và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.


2.1.2. Giai đoạn từ 1/7/2007 đến nay (Thực hiện theo Luật Quản lý thuế)

* Về tổ chức bộ máy ở Cục thuế Hà nội:

1.Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế

1. Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

2. Đội kê khai - kế toán thuế và tin học

3. Đội kiểm tra;

4. Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế;

5. Đội Nghiệp vụ - dự toán;

6. Đội kiểm tra nội bộ;

7. Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ -

8. Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác

9. Đội thuế phường.

Cục thuế TP Hà Nội

Văn phòng Cục thuế

14 Chi cục thuế quận huyện

3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

4. Phòng Kiểm tra thuế

5. Phòng Thanh tra thuế

Theo Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đến nay, Cục thuế TP Hà Nội được tổ chức thành 17 phòng (khối văn phòng cục) và 14 chi cục thuế quận huyện trực thuộc, với tổng số 2.200 cán bộ, nhân viên. Khối văn phòng Cục thuế TP Hà Nội có trên 500 cán bộ. Tại 14 chi cục thuế quận huyện có 1.700 cán bộ.


11. Phòng Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ


12. Phòng Hành chính - Lưu trữ

6. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

7. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân

8. Phòng Kiểm tra nội bộ

9. Phòng Tin học

10. Phòng Tổ chức cán bộ

Biểu đồ 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục thuế TP Hà Nội (Nguồn: Cục thuế Hà Nội)

Theo phân cấp quản lý, văn phòng Cục thuế TP Hà Nội thực hiện quản lý thu của các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp dân doanh có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp dân doanh có quy mô kinh doanh lớn. Các chi cục thuế thực hiện quản lý thu của các doanh nghiệp dân doanh nhỏ và chủ yếu là quản lý thu của các hộ cá thể.

Số thu ngân sách được tập trung phần lớn tại văn phòng Cục thuế chiếm khoảng 95%, bình quân hàng năm số đối tượng quản lý chiếm khoảng 6%; tại các chi cục thuế số thu ngân sách chỉ chiếm khoảng 5% nhưng số đối tượng quản lý chiếm tới 94%, và số cán bộ chiếm trên 75%, trong đó số cán bộ thực hiện quản lý thu hộ cá thể là chủ yếu.


* Nội dung cơ bản của nghiệp vụ quản lý thuế phân theo chức năng:

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.

Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, cơ quan thuế phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban, bộ phận, giữa cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó tăng cường vai trò của cấp trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các địa phương. Tương ứng với việc cải cách về bộ máy tổ chức, cán bộ thuế được đào tạo, có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu (tính chuyên nghiệp cao) theo từng chức năng quản lý.

Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế. Phòng kiểm tra được chia làm 4 phòng kiểm tra phân theo đối tượng quản lý và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. Bao gồm:

Phòng kiểm tra 1 quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm, ngoại giao trên địa bàn thủ đô.

Phòng kiểm tra 2 quản lý các doanh nghiệp thuộc khối ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hàng hải

Phòng kiểm tra 3 quản lý các doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, xăng dầu

Phòng kiểm tra 4 quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn

Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý. Ba phòng thanh tra có chức năng chung, nhiệm vụ công tác của mỗi phòng từng năm tuân theo sự phân công của Lãnh đạo cục và có sự luân phiên thay đổi theo từng năm.

Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý;

Phòng Kiểm tra nội bộ: Phòng kiểm tra nội bộ được thành lập để phù hợp với những quy định của luật Quản lý thuế. Có thể coi đây là phòng chức năng mới

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí