Nội Dung Cơ Bản Của Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền


Nhìn chung, quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững chủ yếu nhằm mục tiêu quảm lý nguồn vốn đúng theo quy định, giảm tối đa thất thoát lãng phí và đạt tối đa hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững‌

Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh gồm 4 khâu: Lập dự toán và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN, quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN, chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN và kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN.

1.2.2.1. Lập dự toán và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

a) Lập dự toán vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững luôn đồng hành với các dự án đầu tư. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch vốn cũng được gắn với xây dựng dự án và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp;

Trong việc lập kế hoạch vốn đầu tư, thường chia thành: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn (hàng năm). Các dự án đầu tư thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đều là các dự án nhóm C quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư từ 1 đến 3 năm; vì vậy, việc xây dựng kế hoạch vốn các dự án đầu tư chủ yếu là kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn (hàng năm). Kế hoạch trung hạn sẽ giúp các nhà quản lý và các đơn vị thực hiện xác định được nhu cầu vốn là bao nhiêu, cụ thể danh mục các dự án trong trung hạn để tập trung các giải pháp đẩy mạnh thực hiện tiến độ các dự án và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời tránh tình trạng dự án đầu tư chậm tiến độ, dang dở. Kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) được lập trên cơ sở kế hoạch trung hạn, xác định được việc đầu tư nguồn vốn sẽ được thực hiện thế nào trong năm ngân sách;

Việc lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Quy trình lập kế hoạch vốn (kế hoạch đầu tư, gồm kế hoạch về vốn và danh mục các dự án đầu tư) được lập từ cơ sở theo quy định tại Thông tư 01/2017/TT- BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (bao gồm cả kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm) được thể hiện theo bước sau:

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 4



HĐND Tỉnh


UBND Tỉnh

Sở KH&ĐT

Sở LĐTB&XH

Sở Tài chính

Ban Dân tộc Tỉnh

HĐND huyện

UBND huyện


HĐND xã

UBND xã

Ban quản lý cấp xã lựa chọn danh mục ưu tiên đầu tư, lấy ý kiến cộng đồng




Họp thôn bản, đề xuất danh mục dự án đầu tư

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


* Theo sơ đồ quy trình các bước lập kế hoạch vốn đầu tư thực hiện như sau:

Bước 1. Họp kế hoạch cấp thôn, cấp xã; UBND xã tổng hợp kế hoạch đầu tư cấp xã, lấy ý kiến cộng đồng và thông qua Hội đồng nhân dân cấp xã;

Căn cứ hướng dẫn của Ban quản lý xã, Tổ kế hoạch thôn tổ chức tổ chức họp thôn với thành phần là đại diện các hộ dân, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn hoặc có liên quan, trong đó căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các quy định của chương trình và nhu cầu thực tế để đánh giá tình hình thực hiện, xác định nhu cầu và đề xuất danh mục dự án đầu tư của thôn. Dự án đầu tư đề xuất được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và lập thành Danh mục dự án đầu tư, gửi Ban quản lý xã tổng hợp, hoàn thiện vào kế hoạch đầu tư cấp xã;

Căn cứ đề xuất của các thôn bản, Ban quản lý xã dự thảo Kế hoạch đầu tư cấp xã và tổ chức họp nhằm lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và hoàn thiện kế hoạch đầu tư cấp xã. Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã được Ban quản lý xã báo cáo UBND xã, sau đó công bố công khai tại trụ sở UBND xã; gửi tới các Tổ kế hoạch thôn để tổ chức họp với các hộ dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội trong thôn nhằm thảo luận, lấy ý kiến đóng góp. Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã sau khi tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân được đưa ra thảo luận tại cuộc họp cấp xã để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo UBND xã.

UBND xã xem xét dự thảo Kế hoạch đầu tư cấp xã, trình xin ý kiến HĐND cấp xã để xin ý kiến và thông qua trước khi trình UBND huyện.

Nội dung kế hoạch vốn đầu tư bao gồm: Tên dự án, quy mô, thời gian khởi công – hoàn thành, địa điểm thực hiện, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn: ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác…

Bước 2. Tổng hợp kế hoạch đầu tư toàn huyện

Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững toàn huyện, báo cáo UBND huyện xin ý kiến Hội đồng nhân dân huyện.


Kế hoạch đầu tư toàn huyện sau khi được HĐND huyện thông qua, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc Tỉnh đăng ký kế hoạch vốn.

Bước 3. Tổng hợp kế hoạch đầu tư toàn tỉnh

Trên cơ sở đề xuất kế hoạch vốn của các huyện, đề xuất của cơ quan quản lý chương trình, dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh thực hiện rà soát, đối chiếu danh mục công trình với các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn và quy định khác của chương trình, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới … tham mưu cho UBND tỉnh Kế hoạch đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (5 năm, hàng năm) trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Bước 4. Ban hành kế hoạch đầu tư toàn Tỉnh

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (5 năm, hàng năm).

Căn cứ Nghị quyết của HĐND Tỉnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch đầu tư CTMTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh (5 năm, hàng năm) để tổ chức thực hiện.

Đối với các dự án về xây dựng quy hoạch: Phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được phê duyệt;

Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: Phải phù hợp với những quy hoạch ngành và lãnh thổ được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư;

Đối với các dự án thực hiện đầu tư: Phải có quyết định đầu tư trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch, có thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình và tổng mức vốn được duyệt theo quy định;

b) Thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN

Thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cấp tỉnh là hoạt động của cơ quan nhà nước cấp tỉnh sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để nghiên cứu xem xét hướng đi của nguồn


vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trong từng thời kỳ;

Đây là quá trình đánh giá, phân tích nhu cầu vốn đầu tư trên từng dự án phát triển KCHTSXNN để từ đó xác định các chỉ tiêu, cơ cấu vốn cho phù hợp; Là khâu đầu tiên quan trọng, là giai đoạn khởi đầu trong một quá trình ngân sách, tạo tiền đề cơ sở cho các khâu tiếp theo.

* Yêu cầu của thẩm định lập dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Việc thẩm định dự toán một cách phù hợp sẽ giúp chu trình quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN được thực hiện hiệu quả, quá trình lập dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN cấp tỉnh cần đảm bảo:

- Dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN phải bám sát kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và là cơ sở để thực hiện mục tiêu giảm nghèo thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

- Dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN phải được tổng hợp cụ thể, cần ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN được xây dựng trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định;

- Dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN cấp tỉnh phải được lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán và phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

* Căn cứ thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Việc thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững phải căn cứ vào:

- Nhiệm vụ phát triển Kinh tế nông nghiệp, thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo;


- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển nông nghiệp đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của CTMTQG Giảm nghèo bền vững trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với các định mức NSNN sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN;

- Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo, báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình, của các địa phương cấp dưới trực tiếp;

- Các chính sách, chế độ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN hiện hành và dự kiến những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán và bảo vệ dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN;

- Bên cạnh đó, thẩm định dự toán cho vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN còn cần căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định và quy chế quản lý ngân sách đầu tư xây dựng, phù hợp với kế hoạch tài chính của thời kỳ ổn định ngân sách và khả năng ngân sách của CTMTQG Giảm nghèo bền vững được Chính phủ cấp hàng năm.

1.2.2.2. Chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững là quá trình thực hiện dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững sau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc nhất định, là khâu cốt yếu mang tính quyết định đối với một chu trình ngân sách.

a) Phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững hiện theo quy định tại Thông tư hiện hành của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.


Các hướng dẫn triển khai kế hoạch vốn đầu tư thường bám sát các quy định và mục tiêu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các nội dung về tạm ứng vốn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Ban chỉ đạo các CTMTQG tỉnh Tuyên Quang tiến hành phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch vốn đầu tư theo hai hình thức là thông tin bằng văn bản và phổ biến tuyên truyền đến các đơn vị quản lý vốn và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

b) Tập huấn, hướng dẫn về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Hàng năm, Ban chỉ đạo các CTMTQG tỉnh Tuyên Quang lên kế hoạch và tổ chức các buổi bồi dưỡng tập huấn, hướng dẫn về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho một số cán bộ chuyên trách. Đối tượng được tập huấn, hướng dẫn về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư là các cán bộ KBNN, Chủ đầu tư và cán bộ quản lý chuyên môn của Sở Tài chính.

Nội dung tập huấn, hướng dẫn về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư; cập nhất bồi dưỡng những quy định, nhưng thay đổi trong quy định hiện hành của trung ương và chính sách của địa phương về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

c) Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Quy trình tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững: Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư là quá trình Kho bạc nhà nước (KBNN) thực hiện đề nghị của Chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư đến tay các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng thiết bị) và chi tiêu cho việc quản lý của chủ đầu tư. Bản chất của việc cấp vốn phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững là Nhà nước (Chủ đầu tư là người đại diện) mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt, thiết bị công nghệ và các sản phẩm xây dựng cơ bản khác của các nhà thầu. Do đó, việc cấp đúng, cấp đủ tức là


cấp đúng giá trị của bản thân hàng hoá mà nhà thầu bán cho chủ đầu tư. Cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là khâu quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

Để thanh toán, Chủ đầu tư phải mở tài khoản ở KBNN. Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến KBNN các tài liệu cơ sở của dự án (văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, dự án đầu tư xây dựng công trình, văn bản lựa chọn nhà thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu,…);

Cấp phát thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững bao gồm: Cấp phát và thu hồi vốn tạm ứng; cấp phát thanh toán khối lượng dự án hoàn thành.

* Tạm ứng vốn và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững

Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tư được thực hiện theo quy định. Việc tạm ứng vốn đầu tư cho các nhà thầu thi công các dự án đầu tư là xuất phát từ đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện thường kéo dài mà không một nhà thầu nào có thể đủ năng lực tài chính để thực hiện. Do vậy, để các nhà thầu có đủ vốn thực hiện dự án thì Chủ đầu tư cần phải tạm ứng vốn cho các nhà thầu nhằm mục đích để nhà thầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện dự án đầu tư.

Quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:

Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra các toà án hành chính, kinh tế đòi bồi thường về những thiệt hại do việc chậm trễ thanh toán của các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư và chủ đầu tư tự đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn (về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí