Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền


Kết quả kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang năm 2019 cho thấy việc lập và giao dự toán đã đảm bảo đúng trình tự, thủ tục. Dự toán lập và giao của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững đảm bảo thời gian chiếm 80% kết quả khảo sát. Gần 20% số liệu thứ cấp mà tác giả khảo sát thu thập được đã chỉ ra những yếu kém trong khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang, nguyên nhân chủ yếu ở nhận thức trách nhiệm và năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý.

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang‌

2.3.1. Kết quả đạt được‌

Thứ nhất, công tác lập kế hoạch, thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang xây dựng trong thời gian qua có những tiến bộ đáng kể, từ chỗ dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang hàng năm thường đến cuối quý I mới được giao cho các Chủ đầu tư, thường xuyên phải điều chỉnh nhiều lần thì những năm gần đây đã có những cải tiến đáng kể. Dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đã được giao vào đầu năm và không phải điều chỉnh nhiều trong năm.

Thứ hai, công tác chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang được tiến hành nhanh chóng hơn với thủ tục đơn giản nhưng đúng quy trình của pháp luật và quy định của chính quyền tỉnh Tuyên Quang.

Thứ ba, có thể nói công tác quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng


sản xuất nông nghiệp cho các dự án hoàn thành ở tỉnh Tuyên Quang đã có những tiến bộ rõ rệt, từ chỗ chậm quyết toán, tồn đọng nhiều ở những năm trước thì những năm gần đây tiến độ quyết toán nhanh hơn, nhất là từ khi tỉnh quan tâm, đôn đốc chủ đầu tư quyết toán và tăng cường thêm cán bộ thẩm tra quyết toán, các cán bộ được bố trí thẩm tra quyết toán cũng có chuyên môn về lĩnh vực hơn. Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành bàn giao chưa được quyết toán đã dần được quyết toán gần hết đảm bảo quy định về thời gian. Qua quyết toán cũng đã phát hiện những sai sót và giảm cho NSNN hàng tỷ đồng.

Thứ tư, công tác kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững qua hệ thống Kho bạc Nhà nước được KBNN tỉnh tiến hành thực hiện đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp của chính quyền tỉnh Tuyên Quang khá tốt, nhất là ở khâu kiểm soát sự đầy đủ của hồ sơ, thủ tục giúp cho Chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc giao dịch thanh toán vốn cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế‌

2.3.2.1. Một số hạn chế

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 10

Bên cạnh những thành công nói trên, công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 còn bộc lộ một số hạn chế chủ yếu sau đây:

Một là, công tác xây dựng kế hoạch, chất lượng lập dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững chưa cao; Điều đó thể hiện ở chỗ, trong dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, ngân sách bố trí cho các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp chưa hợp lý, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân.

Hàng năm, tỉnh đã dành một phần vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang để thanh toán các khoản nợ đọng xây


dựng kéo dài trong nhiều năm. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tại các dự án đầu tư và ảnh hưởng tới khâu lập dự toán. Việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm, chưa rõ ràng về trình tự ưu tiên, tính khả thi và hiệu quả của từng dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp đầu tư đôi khi còn chưa cao, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập kế hoạch còn hạn chế.

Hai là, công tác chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang còn một số tồn tại, như: dự án nhóm C bố trí quá 03 năm, danh mục dự án còn nhiều, chưa bố trí đủ vốn cho những dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch,... Việc tổ chức thực hiện dự toán công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững còn hạn chế, còn để xảy ra tình trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa hiệu quả trong một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang.

Ba là, công tác quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững còn thụ động, giải ngân tuy đảm bảo được nhu cầu nhưng còn chậm, các thủ tục rườm rà và chồng chéo khiến việc quyết toàn mất thời gian, vẫn để xảy ra tình trạng sai phạm, lãng phí ngân sách nhà nước, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững còn một số hạn chế. Cụ thể, việc phối kết hợp cũng như trách nhiệm của các đơn vị: Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Kho bạc nhà nước, Sở Tài chính trong quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững chưa chặt chẽ, thống nhất.

Bốn là, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra nhà nước của chính quyền tỉnh chưa thường xuyên, diện kiểm tra còn hẹp, chưa sâu, chất lượng kiểm tra còn nhiều hạn chế.


2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trên đây trong quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững những năm qua ở tỉnh Tuyên Quang do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Qua nghiên cứu, tác giả thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:

a. Nguyên nhân chủ quan

Một là, năng lực quản lý của một số Cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư đối với vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững còn bất cập, chưa tạo ra tính nhất quán, đột phá trong quá trình đổi mới quản lý trên lĩnh vực này. Năng lực của một số Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp còn hạn chế về mô hình và phương thức hoạt động, trong hoạt động còn cứng nhắc, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức của một số cơ quan của tỉnh có sự điều chỉnh, cùng với đó là sự thay đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ dẫn đến sự lúng túng trong giai đoạn chuyển đổi làm ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tại một số ban, ngành.

Hai là, phối hợp giữa các các sở, ban, ngành của tỉnh trong triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững còn yếu, chất lượng công tác thẩm định trình phê duyệt dự toán chưa cao, thẩm định hiệu quả của nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững chưa thật sự chặt chẽ.

Ba là, nhận thức về vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra ngành, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

Bốn là, cơ chế điều hành quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững


của tỉnh còn chồng chéo gây khó khăn cho chủ dự án. Một khoản vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh trước khi tạm ứng, thanh toán phải qua kiểm soát của Kho bạc nhà nước mới đến được chủ đầu tư, đơn vị thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Các chủ đầu tư không muốn NSNN được tạm ứng, thanh toán qua Kho bạc nhà nước, họ muốn được cấp thẳng từ Chủ đầu tư để thanh toán cho các đơn vị thực hiện dự án,…

Năm là, trình tự và cách giải ngân chi phí cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hiện này còn có những bất cập. Việc tạm ứng, thanh toán chi phí lại phải theo tiến độ thi công và theo khối lượng hoàn thành của dự án đầu tư. Trên thực tế, việc tạm ứng, thanh toán thường không theo kịp tiến độ này. Đó là chưa kể khi có nguồn NSNN, nhưng việc thẩm định để tạm ứng, thanh toán chi phí, thanh toán khối lượng xây lắp đã hoàn thành cho bên thi công thường chậm.

b. Nguyên nhân khách quan

Một là, cơ chế, chính sách đối với vốn đầu tư phát triển chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa thực sự phù hợp dẫn tới sự bị động, lúng túng trong thực hiện và triển khai thực hiện dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang.

Hai là, tình trạng đầu tư dàn trải, diễn ra trong nhiều năm nhưng chậm được khắc phục. Số lượng dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp đầu tư được duyệt, chờ nguồn vốn NSNN có xu hướng ngày càng tăng, chưa phù hợp với khả năng cấn đối ngân sách hàng năm. Nói cách khác, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững chưa đáp ứng được các yêu cầu. Qua Báo cáo giám sát tổng thể đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2019 cho thấy, các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp tăng lên qua các năm, không tương xứng tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang.


Ba là, các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan đến quản lý NSNN nói chung và vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững nói riêng ở các cơ quan Trung ương thường xuyên thay đổi, các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành.

Bốn là, tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của đất nước có nhiều biến động trước yêu cầu thực tiễn hội nhập và tác động, ảnh hưởng của kinh tế thế giới dẫn đến những thay đổi về phân cấp quản lý và định hướng đầu tư, các chương trình mục tiêu liên quan đến vốn đầu tư phát triển của Đảng, Nhà nước hiện nay.


CHƯƠNG 3‌

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025‌


3.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025‌

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020‌

3.1.1.1. Định hướng

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 đã nêu rõ: Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc và đến năm 2025 là tỉnh phát triển bền vững. Trong đó định hướng cụ thể:

Thứ nhất, xác định việc thu hút đầu tư nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân; đồng thời thu hút đầu tư luôn gắn với bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Cần tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như: Các dự án trồng và chế biến nông, lâm, thủy sản; dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kết cấu hạ tầng như: Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng,... ; Phát triển du lịch; Các dự án phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản. Tỉnh cũng đặc biệt ưu tiên thu hút vào KCN Long Bình An, KCN Sơn Nam; các Cụm công nghiệp: Khuôn Phươn (huyện Na Hang), An Thịnh (huyện Chiêm Hoá), Tân Thành (Hàm Yên) và lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn.


Thứ hai, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.

Thứ ba, xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cở sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Thứ năm, có định hướng phái triển cụ thể trên từng lĩnh vực:

Lĩnh vực Công nghiệp: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển công nghiệp; hoàn thiện một số cơ chế, chính sách và tăng cường khuyến khích, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp Long Bình An và các cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn huyện, thành phố; Ưu tiên thu hút Nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp theo quy định.

Lĩnh vực Nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững; phát triển kinh tế nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Đề án Kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ nhân dân gắn với sân thể thao thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025,... phấn đấu đến năm 2020, trên 30% số xã đạt chuẩn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023