Yêu Cầu Đối Với Các Khâu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đầu Tư Xdcb Bằng Nguồn Vốn Nsnn Trong Ngành Gtvt


công trình cần dựa vào các căn cứ như: Nghiệm thu khối lượng hoàn thành không theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiệm thu sai, tăng khối lượng cho nhà thầu dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong giai đoạn này là rất phổ biến; Xem xét, đánh giá việc vận dụng đúng đắn các chính sách, chế độ của Nhà nước trong công tác nghiệm thu khối lượng bổ sung phát sinh và bù giá tại từng thời điểm thực tế hoàn thành nghiệm thu; Kiểm tra, giám sát thường xuyên, bám sát hiện trường và nghiệm thu đúng quy trình, quy phạm trong thi công, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu vật tư, vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng tại công trình;Kiểm tra và chấn chỉnh để các cán bộ tư vấn giám sát phải có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, sai khác; Tuổi thọ về chất lượng của các công trình.

Tóm lại, việc đánh giá quản lý nhà nước ở khâu nầy phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây: 1) Khối lượng hoàn thành có tuân theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật; 2)Các cán bộ tư vấn giám sát có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, sai khác không? 3) Tuổi thọ về chất lượng của các công trình có khả năng đúng như thiết kế phê duyệt không?

Thứ năm, quản lý nhà nước trong thanh quyết toán ĐTXDCB từ vốn Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải..

Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tảilà việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng công việc hoàn thành. Thanh toán vốn đầu tư có thể được thanh toán theo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi công chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu một khoản tiền, có thể được thanh toán theo giai đoạn qui ước hay điểm dừng kỹ thuật hợp lý, có thể được thanh toán theo khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành hay thanh toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của


từng thời kỳ, khả năng về vốn của chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề là phải kết hợp được hài hoà lợi ích của chủ đầu tư và nhà thầu. Với nguyên tắc chung là kỳ hạn thanh toán càng ngắn mà đảm bảo có khối lượng hoàn thành nghiệm thu thì càng có lợi cho cả hai bên, vừa đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công vừa đảm bảo thúc đẩy tiến độ thi công công trình.

Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tư. Thực chất của quyết toán vốn đầu tư của một dự án, công trình, hạng mục công trình là xác định giá trị của dự án, công trình, hạng mục công trình đó, hay chính là xác định vốn đầu tư được quyết toán. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những qui định hiện hành của nhà nước có liên quan.

Việc quyết toán vốn đầu tư XDCB từ vốn Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải là cần thiết xuất phát từ ba lý do: 1) Thông qua quyết toán vốn đầu tư, chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan nắm được đầy đủ tình hình thu chi của dự án; xác định được đúng giá trị TSCĐ và nguồn vốn hình thành TSCĐ làm cơ sở tính toán chính xác giá trị hao mòn TSCĐ vào giá thành sản phẩm, xác định đúng thu nhận và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NSNN, từ đó tăng cường hạch toán kinh tế...2) Thông qua quyết toán vốn đầu tư giúp cho Nhà nước nắm được tình hình và tốc độ đầu tư của các đơn vị, các ngành, các thành phần kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế để hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế như: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư...3) thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.


Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước trong ngành GTVT chỉ được thanh toán cho giá trị khối lượng hoàn thành, đủ điều kiện thanh toán. Do đó, khi thanh toán vốn đầu tư nếu thoát ly các điều kiện của giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán sẽ gây lãng phí, thất thoát và các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Để đánh giá mức độ lãng phí, thất thoát và ngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong khâu thanh toán cần phải bám sát các điều kiện làm căn cứ cho thanh toán vốn đầu tư như: Có đủ thủ tục pháp lý về đầu tư theo quy định; Có quyết định thành lập Ban quản lý dự án, quyết định bổ nhiệm trưởng ban, bổ nhiệm kế toán trưởng, mở tài khoản thanh toán ở kho bạc Nhà nước; Có kế hoạch đầu tư được thông báo; Có quyết định đơn vị trúng thầu (đối với đấu thầu) hoặc quyết định chỉ thầu; Có Hợp đồng kinh tế gửi chủ đầu tư (Bên A) và nhà thầu (bên B); Có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán được A-B nghiệm thu, bên A chấp nhận và đề nghị thanh toán.

Những căn cứ trên là tiêu chí để phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải xảy ra trong khâu thanh toán

Để tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quyết toán vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải, các bên tham gia cần phải quan tâm và chú trọng đến chất lượng, hiệu quả trong quyết toán vốn ĐTXD; quyết toán vốn đầu tư phải đúng đắn và đảm bảo kịp thời; công tác quyết toán vốn ĐTXDCB từ NSNN cần phải thực hiện dứt điểm và triệt để trong năm tài chính.

Khi dự án hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng, quản lý nhằm vừa bảo toàn vốn (tài sản cố định và tài sản lưu động mới tăng do vốn đầu tư đem lại) và sử dụng vốn có hiệu quả. Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu đầy đủ và báo cáo quyết toán sẽ được


thẩm tra phê duyệt. Khâu thẩm tra quyêt toán chính xác trước khi phê duyệt sẽ có tác dụng tích cực ngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán, thẩm tra quyết toán làm kém, thực hiện không đầy đủ sẽ tạo cơ sở pháp lý cho tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Quản lý nhà nước trong quyết toán vốn đầu tư XDCB từ vốn Ngân sách nhà nước đối với ngành giao thông vận tải của một dự án phải đạt được ba yêu cầu cơ bản sau:

1) Quyết toán vốn đầu tư phải đúng đắn, nghĩa là phải xác định được đúng đắn vốn đầu tư được quyết toán. Vốn đầu tư được quyết toán phải được phân định theo đúng nguồn vốn hình thành và phải được tính đến giá trị thời gian của tiền, tức là phải xác định được vốn đầu tư qua các năm và qui đổi được giá trị về thời điểm bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Xác định đúng đắn vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động, hoặc chi phí không thành tài sản của dự án; xác định đúng đắn năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại.

2) Quyết toán vốn đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời. Tính kịp thời đảm bảo cho việc xác định giá trị TSCĐ đưa vào sản xuất, sử dụng được kịp thời nhằm quản lý tốt tài sản cố định đó, xác định được chính xác giá trị hao mòn, tăng cường hạch toán kinh tế. Mặt khác, tính kịp thời trong quyết toán góp phần phát hiện dễ dàng và nhanh chóng những chi phí bất hợp pháp của dự án để loại bỏ, tránh được những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hoá quá trình đầu tư.

3) Quyết toán vốn có dứt điểm và triệt để trong năm tài chính hay không? Để đảm bảo các yêu cầu như đã nêu trên cần phải có những qui định rõ ràng, cụ thể nội dung yêu cầu đối với công tác quyết toán vốn đầu tư, qui định về tổ chức bộ máy để thực hiện công tác quyết toán. Đồng thời, phải công khai quyết toán rộng rãi. Quyết toán vốn đầu tư được công khai sẽ tạo


điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan của chủ đầu tư, cơ quan giám sát, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cơ quan quản lý nhà nước và toàn dân tham gia giám sát quá trình đầu tư của dự án.

Tóm lại việc đánh giá công tác quản lý nhà nước theo các khâu quản lý phải dựa trên các yêu cầu sau:

Bảng 2.1. Yêu cầu đối với các khâu quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT

Các khâu quản lý

Yêu cầu

1. Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch

1. Công tác lập và duyệt quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh

2. Bố trí kế hoạch đầu tư đúng

3. Lựa chọn địa điểm đầu tư đúng

2. Trong lập, thẩm định, phê duyệt

1. Đảm bảo tiến độ thực hiện các khâu;

2. Hồ sơ về thẩm định thiết kế kỹ thuật yêu cầu đầy đủ;

3. Thủ tục tiến hành bảo đảm đúng các quy trình;

4. Đầu tư phải đồng bộ

5. Quản lý tốt để giảm lãng phí so với đầu tư bằng các nguồn vốn khác

3. Trong triển khai các dự án

1.Tính hợp lý của công tác tổ chức xây dựng tiến độ thi công xây dựng

2. Công tác giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư có kịp

thời không?

4. Trong nghiệm thu, thẩm định chất lượng và bàn giao công trình

1. Khối lượng hoàn thành theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật. 2.Các cán bộ tư vấn giám sát có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.

3.Tuổi thọ về chất lượng của các công trình có khả năng

đảm bảo nhu thiết kế

5. Trong thanh quyết toán vốn

1) Quyết toán đúng

2) Quyết toán kịp thời

3) Quyết toán dứt điểm và triệt để trong năm tài chính

Nguồn: Xây dựng của tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 9


2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải.

*Một là: Luật pháp, chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế liên quan đến đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành giao thông vận tải. Nền kinh tế thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội diễn ra trên cơ sở các nguyên tắc tự do, bình đẳng và do đó, nếu không có Pháp luật thì không thể đảm bảo duy trì được các giá trị của nền kinh tế thị trường và các quan hệ kinh tế xã hội sẽ trở nên hỗn loạn; không có Pháp luật thì không thể giải quyết được hai mối quan hệ có bản nhất trong lĩnh vực kinh tế, đó là quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế và quan hệ giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Nhà nước định ra Pháp luật và sử dụng làm công cụ để tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường. Nhờ có pháp luật và bằng Pháp luật mà hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế được vận hành theo đúng quỹ đạo, đảm bảo được kỷ cương trong lĩnh vực kinh tế nói chung và XDCB nói riêng. Đầu tư và xây dựng là hai lĩnh vực có yêu cầu quản lý khác nhau, cần ban hành các văn bản cho phù hợp, đáp ứng với yêu cầu quản lý của từng giai đoạn trong chu kỳ dự án. Đối với các chủ thể kinh doanh xây dựng, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 23 ngày 13 tháng 11/2000 về quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình và quyết định số 27/2000 ngày 08/12/2000 về điều kiện kinh doanh xây dựng. Có Luật Xây dựng, hệ thống văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Xây dựng và hệ thống các văn bản hướng dẫn của bộ quản lý ngành, công tác quản lý thị trường XDGT sẽ dần ổn định.

Chính sách kinh tế là công cụ để đảm bảo cho luật pháp được thực thi trong cuộc sống, qua đó mà thực hiện chức năng điều tiết, kích thích và định hướng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Đã có người ví chính sách, Pháp luật như một dòng sông, doanh nghiệp như con thuyền; sông càng thông thoáng càng nhiều thuyền và có cả thuyền to. Điều khiển nền kinh tế gián tiếp


thông qua thị trường là sử dụng các đòn bảy (chính sách) kinh tế để khuyến khích hoặc gây áp lực buộc các doanh nghiệp phát triển trong khuôn khổ pháp luật và theo kế hoạch của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước có các chính sách cơ bản như sau:

- Chính sách đối với các thành phần kinh tế: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo Pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Đến nay, ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Trong thị trường XDGT có đủ các thành phần tham gia hoạt động và cạnh tranh quyết liệt, đều được đối xử bình đẳng trong hoạt động SXKD và đều được thụ hưởng các chính sách kinh tế.

- Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: Theo tinh thần văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ… để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Khi hội nhập, nền kinh tế nước ta sẽ tận dụng được công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý của thế giới. Cần tăng cường đào tạo kỹ năng hội nhập quốc tế cho các cán bộ: Quản lý quy hoạch, xây dựng văn bản pháp quy, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế, cấp giấy phép và kiểm tra chất lượng công trình. Trong lĩnh vực XDGT, hội nhập về thể chế đang là vấn đề bức bách.

- Chính sách quản lý và sử dụng đất đai: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ vốn đất đai, Nhà nước tôn trọng và thừa nhận các quyền của người sử dụng đất nhằm phát huy mọi tiền năng đất đai, lao động, vốn để phát triển kinh tế bằng chính sách giao quyền sử dụng đất (thu tiền hoặc


không thu tiền) và chính sách cho thuê đất. Người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định của Pháp luật dân sự và Pháp luật đất đai. Chính sách này nhằm khơi thông sự vận động của vốn đất đai, bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả. Trong XDGT, vấn đề tái định cư, huy động vốn từ đất có lien quan mật thiết tới đầu tư phát triển cho nền kinh tế.

- Chính sách tài chính: Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, mặt bằng và thông tin; doanh nghiệp phải trả tiền khi sử dụng công sản của Nhà nước; Nhà nước buộc doanh nghiệp phải chấp hành chế độ kế toán báo cáo tài chính. Với cơ chế chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước: Nhà nước ban hành cơ chế phân phối thu nhập; quản lý việc tạo vốn, bảo toàn vốn và xóa bao cấp về vốn; phát triển công ty tài chính để duy động vốn.

- Chính sách tín dụng: Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng với các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là lãi xuất công bằng và có lãi suất tài trợ cho dự án được khuyến khích.

Ngoài các công cụ kế hoạch, pháp luật và chính sách, để thực hiện vai trò của mình, Nhà nước còn thực hiện cung cấp các thông tin cho thị trường XDGT.

Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách là nhân tố quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung, trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước ngành GTVT nói riêng. Yêu cầu cụ thể của nó là: 1) Môi trường pháp luật cần phải được xây dựng một cách đồng bộ, thường xuyên được rà soát để bổ sung hoàn thiện để quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người phê duyệt dự án. 2) Cơ chế, chính sách phải phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tư vấn. Các chế tài xử lý nghiêm đối với nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng, tiến độ và an toàn cũng như đối với các chủ thể tham gia thực hiện giai đoạn quyết toán vốn ĐTXDCB. 3) Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách cần công khai và minh bạch trong quá trình xét chọn đơn vị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022