Các Nghiên Cứu Trong Nước Về Quản Lý Đầu Tư Dự Án Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước .


án. Đây là công trình mang tính lý thuyết của nước ngoài nhưng cũng có thể vận dụng tốt vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Cuốn Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001 của tác giả Lê Vinh Danh chủ yếu luận giải chính sách công nói chung và minh hoạ bằng chính sách công của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách tài khóa - liên quan tới quản lý vốn từ ngân sách nhà nước. Cuốn sách làm rõ nội dung và quy trình quản lý ngân sách nhà nước khá chặt chẽ ở Hoa Kỳ qua bốn khâu: lập kế hoạch, chuẩn chi, thực hiện chi và kiểm toán. Việc vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chủ yếu theo mô hình định hướng đầu ra và với chế độ công khai, trách nhiệm giải trình. Đây là gợi ý quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lý tài chính công nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng. Tuy nhiên, cũng như các công trình khác, sách chỉ đề cập đến quản lý dự án ở cấp độ "vi mô".

1.4.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Trong cuốn Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của tác giả Bùi Mạnh Hùng, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, nội dung kinh tế của dự án đầu tư xây dựng, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; phân tích tài chính dự án đầu tư; làm rõ các nội dung, quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc dự án; đưa ra các xu hướng ứng dụng chương trình máy tính trợ giúp quản lý dự án đầu tư. Công trình này cũng đề cập tới yêu cầu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tên một số khía cạnh và trình tự đầu tư xây dựng. Quản lý nhà nước về xây dựng và dự án đầu tư xây dựng được đề cập dưới dạng cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, công trình này không đề cập đến khía cạnh quản lý vốn ngân sách nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng.


Luận án Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An của tác giả Phan Thanh Mão có đối tượng nghiên cứu là vấn đề chi ngân sách và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Công trình này tập trung vào khía cạnh tài chính của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, giải pháp trọng tâm là hoàn thiện chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển... các vấn đề về quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước không được đề cập một cách cụ thể

Luận án Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam của tác giả Tạ Văn Khoái chú trọng đến quản lý các hoạt động kinh tế kỹ thuật tại các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng, làm rõ được các nội dung cơ bản và đưa ra nội dung quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng. Các kết quả nghiên cứu của công trình này gợi ý về nội dung và quy trình quản lý các hoạt động kỹ thuật tại dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước. Các phương hướng và những giải pháp mà tác giả đưa ra được đề xuất trong chương 4, ở tầm vĩ mô (phù hợp với mục đích của luận án) rất có giá trị.

Tuy nhiên, việc quản lý dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang lại rất cần tham khảo những giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù của một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn nhưng lại chiếm vị trí trong bảo vệ an ninh quốc phòng .


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 6

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu chính

Nghiên cứ u công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN tâp̣ trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu chính như sau:

* Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN Hà Giang hiện nay đang thực hiện thế nào?

* Những điểm mạnh và điểm yếu của công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN Hà Giang?

* Tìm hiểu khả năng tích hơp và hài hòa các phương án thực hiện của

công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN nhằm hình thành môṭ hê ̣thống chỉ tiêu chung về thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN tại Hà Giang, những giải pháp thực hiện?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để có được những thông tin dữ liệu cần thiết, học viên đã kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng theo các văn bản quy phạm ban hành. Nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo các dự án đầu tư, hồ sơ, công tác quản lý dự án đầu tư hiện thời. Cụ thể:

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cân

là dưa

trên quá trình tham vấn , trao đổi, chia sẻ

thông tin để đaṭ đươc

sự đồng thuân

của các bên liên quan về từ ng nôi

dung

đánh giá. Đây là quá trình trao đổi giữa bản thân học viên và cán bộ làm công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN của Hà Giang để cùng tìm

hiểu, phân tích về những khó khăn , vướng mắc cũng như thuân

lơi

, và đi đến


sự đồng thuân

về những nôi

dung cần cải thiêṇ .


2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thực hiện thu thập tài liệu thứ cấp của các cơ quan liên quan từ Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ xây dựng, Ban quản lý dự án). Thực hiện tham vấn và thu thập tài liệu các cơ quan liên quan tại địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở xây dựng, Kho bạc nhà nước, Cục Thống kê. Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT). Làm việc trong phòng để tổng quan tài liệu: gồm các văn bản pháp quy ở cấp trung ương và cấp tỉnh quy định về thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, bao gồm các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên ngành của các ban ngành của tỉnh, của huyện, tài liệu hướng dẫn thực hiện, tài liệu đào tạo .... Dựa vào các tài liệu thu thập, học viên tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng như sự khác biệt trong việc thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Số liệu được phân nhóm theo nội dung của nghiên cứu này, từ đó tính toán các chỉ tiêu theo mục đích của nghiên cứu này, tính toán các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.

2.2.4. Phương pháp sử lý số liệu điều tra

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phương pháp phân tích định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các

phân tích định lượng đóng vai trò minh hoạ, hỗ trợ. Viêc

tham vấn các chuyên

gia về theo dõi đánh giá , chuyên gia đánh giá tác đôn

g là môt

trong những

hoạt động của nghiên cứu này . Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng như sự khác biệt trong công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án


thực hiện, tổng hơp

kết quả và rút ra những bài hoc

kinh nghiêm

, xây dưng

các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn áp dụng cho một tỉnh miền núi như Hà Giang.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG


3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang

3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên xã hội của tỉnh Hà Giang

- Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Toàn tỉnh có 22 dân tộc với dân số trên 778.000 người. Hà Giang có 11 huyện, thành phố và 195 xã, phường, thị trấn, có đường biên giới dài trên 274km tiếp giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đồng thời phát triển du lịch bền vững.

Tổng diện tích đất tự nhiên: là 7.914,8892km2, tỉnh Hà Giang là một

quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh mẽ, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mực nước biển. Phía Tây với dải núi cao Tây Côn Lĩnh án ngữ và Cao nguyên đá Đồng Văn ở phía Bắc đã tạo cho Hà Giang có địa thế cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Địa hình chia cắt nhiều, do đó hình thành các tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau về độ cao và khí hậu. Có thể chia địa hình Hà Giang thành 3 vùng lớn: vùng cao núi đá phía Bắc; vùng cao núi đất phía Tây và vùng núi thấp.

- Địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung


bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị


xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí