Các Tiêu Chí Đánh Giá Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước


hiệu quả đồng vốn đầu tư. Dự án chỉ được phê duyện khi đáp ứng được tất cả các quy chuẩn về xây dựng (thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán...)cũng như đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện liên quan đến các khía cạnh khác.

b. Quản lý thực hiện dự án:

Để đạt được hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất, thời gian sớm nhất, quản lý thực hiện dự án là khâu quyết định then chốt. Trong giai đoạn này, những nội dung quản lý cần tiến hành đó là:

- Quản lý phạm vi dự án.

- Quản lý tiến độ dự án.

- Quản lý chi phí.

- Quản lý chất lượng thi công.

- Quản lý nhân lực.

c. Quản lý rủi ro:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Rủi ro được hiểu là sự mất mát hoặc tổn thương có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án hoặc cả trong giai đoạn vận hành khai thác.

Rủi ro dự án liên quan tới sự thấu hiểu những vấn đề tiềm tàng ở phía trước có thể xuất hiện trong dự án mà chúng sẽ cản trở thành công của dự án hoặc làm hư hỏng sản phẩm của dự án ra sao.

Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 5

Mục đích của việc quản lý rủi ro dự án là giảm thiểu khả năng rủi ro đồng thời tăng tối đa những cơ hội tiềm năng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện dự án.

Tuổi thọ của các dự án XDCB thường là dài, nhưng các tính toán trong dự án lại dựa trên các giả định. Trong thực tế có những thay đổi không mong muốn tác động khiến dự án bị đình trệ hoặc khó hoàn thành. Công tác quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu những bất lợi sảy ra.

Đối với các dự án đầu tư XDCB, rủi ro thường đến từ chi phí đầu tư xây dựng. Rủi ro thường liên quan đến các yếu tố có thể làm chậm trễ


việc thực hiện dự án như việc rót vốn đúng thời hạn, khả năng thực hiện chức năng của các bộ phận chuyên trách của dự án và việc giải toả đất đai... bên cạnh đó, tác động của thiên tai, và các sự cố khác cũng mang đến những thiệt hại không nhỏ cho dự án. Trong từng trường hợp cụ thể mà những người, những đoàn thể tổ chức, cơ quan chuyên trách liên quan cần ước lượng, tính toán giải pháp phòng trừ hoặc có giải pháp xử lý, khắc phục đối với trường hợp bất khả kháng.

d. Quản lý thông tin dự án:

- Quản lý thông tin nhằm phối hợp thực hiện giữa các bộ phận chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ.

- Quản lý thông tin được thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ của BQLDA đối với các cấp các ngành, các đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến dự án đang triển khai.

đ. Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường


Đó là quá trình quản lý điều hành triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn về con người cũng như máy móc thiết bị.

Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ghi rõ Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình trong khu vực đô thị thì phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Nhà thầu thi công xây dựng, CĐT phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có


quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

e. Quản lý chất lượng dự án đầu tư

Cùng với sự phát triển không ngừng về xây dựng cơ sở hạ tầng và nền kinh tế xã hội, cơ chế quản lý xây dựng cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng công trình không ngừng được nâng cao. Chất lượng công trình xây dựng tốt hay xấu không những ảnh hưởng đến việc sử dụng mà còn liên quan đến an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân, đến sự ổn định xã hội.

Để đảm bảo yêu cầu đó, hiện nay ở Việt nam đã có Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng. Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình.

1.3.5. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư:

Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như sau:


Người có thẩm quyền Quyết định đầu tư



CHỦ ĐẦU TƯ

Nhà thầu tư vấn

Nhà thầu xây lắp

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

Bảng 1.2. Các chủ thể tham gia quản lý dự án.

Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựng nêu trên, mỗi cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trong Luật xây dựng Việt nam.

a. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Là người đại diện pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư (được quy định trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP).

b. Chủ đầu tư

Tuỳ theo đặc điểm tính chất công trình, nguồn vốn mà chủ đầu tư được quy định cụ thể như sau: (Trích điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án


đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.

- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận, quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành.

Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.

Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.

Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.

c. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng.


Là tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tư vấn chịu sự kiểm tra thường xuyên của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.

d. Doanh nghiệp xây dựng.

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng. Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đối tác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là chủ đầu tư. Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế, cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý.

đ. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng.

Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng như: Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt nam; các Bộ ngành khác có liên quan: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);

e. Mối quan hệ của chủ đầu tư đối với các chủ thể liên quan

Chủ đầu tư là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành và quản lý dự án đầu tư xây dựng, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức tham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà trực tiếp là người quyết định đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư thuộc phạm vi trên địa bàn cấp Tỉnh, có thể làm rõ một số mối quan hệ sau:

- Đối với Bộ quản lý ngành: Bộ quản lý ngành quyết định chủ đầu tư và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình quản lý. chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo với Bộ quản lý ngành về hoạt động của mình;


- Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang thực hiện, tư vấn còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao, thông qua hợp đồng;

- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Đây là mối quan hệ chủ đầu tư điều hành quản lý, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký kết;

- Đối với các cơ quan quản lý cấp phát vốn: chủ đầu tư chịu sự quản lý giám sát về việc cấp phát theo kế hoạch;

1.3.6. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Tiêu chí đánh giá kết quả, đầu ra, đầu vào của công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN

a. Chỉ tiêu kết quả:

Là những chỉ tiêu cho phép đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN. Những thay đổi trong việc tiếp cận, sử dụng và mức độ hài lòng đối với việc thực hiện công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đem lại.

b. Chỉ tiêu đầu ra:

Là những chỉ tiêu thể hiện hiệu quả do công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN tạo ra. Những chỉ tiêu này cho phép đánh giá được liệu các hoạt động của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN có được thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu hay không.

c. Chỉ tiêu đầu vào:

Là những chỉ tiêu thể hiện nguồn lực bao gồm cả giải pháp, tài chính và những nguồn lực khác được đưa vào sử dụng.


Nói chung các tiêu chí đánh giá Công tác quản lý dự án là tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tính bền vững và tác động của dự án.

1.4. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.4.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư của các nước phát triển

Cuốn Kinh tế học công cộng của tác giả Joseph Stiglitz đề cập đến vấn đề chi tiêu công, các nguyên lý bảo đảm chi tiêu công có hiệu quả và việc sử dụng các phương pháp đánh giá chung như phương pháp phân tích lợi ích - chi phí đối với các chương trình, dự án chi tiêu công. Đây cũng là gợi ý tốt cho việc đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói chung và cho đầu tư phát triển nói riêng.

Cuốn Quản lý dự án của tác giả Gary R. Heerkens làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án, nội dung các khâu trong chu trình dự án, chú trọng quản lý rủi ro trong thực hiện dự án. Công trình có cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể và mang tính thực tiễn cao. Công trình này có thể tham khảo khi nghiên cứu quản lý dự án nói chung và các nội dung cụ thể của quản lý một dự án nói riêng. Việc quản lý dự án được xem xét dưới giác độ "vi mô" là chủ yếu, không đề cập đến quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển và ít liên quan tới nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Cuốn Quản lý dự án - Các vấn đề, phương pháp áp dụng ở Việt Nam của tác giả Georges Hirch, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Chân, đã đưa ra các hình thức tổ chức quản lý dự án: Theo chức năng chuyên môn, theo dự án, tổ chức dạng ma trận; các tiêu chí về nhà quản lý dự án như: phẩm chất, trách nhiệm, giao tiếp, kinh doanh và văn hoá, khuyến khích - động viên, phong cách lãnh đạo; giới thiệu phương pháp phân tích dự án như: phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính, phân tích kinh tế. Đặc biệt, công trình này khá lưu tâm tới điều phối trong quản lý dự án và quản lý rủi ro trong dự

Ngày đăng: 25/05/2022