CTMTQG Giảm nghèo bền vững được tập trung cho các công trình trọng điểm tại các xã điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Dựa trên các văn bản, chính sách chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng các kế hoạch phù hợp với yêu cầu và thực tiễn tại địa phương như: Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh: Thực hiện Chương trình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 03/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh: Thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TU ngày 20/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh về thực hiện tiểu dự án 3, Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, công tác lập Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nói chung và nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững nói riêng được quan tâm, chú trọng đúng mức vì nó có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu tư, hoạch định quy hoạch, kế hoạch đầu tư trung và hàng năm, quyết định trực tiếp đến phát triển kinh tế. Công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư luôn được chỉ đạo tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc bố trí vốn đầu tư. Việc lập kế hoạch vốn đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang được lập theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; việc lập kế hoạch vốn được thực hiện từ nhu cầu thực tế của cơ sở (thôn bản, xã, huyện) sau khi họp rà soát thống nhất giữa huyện với cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Từ kế hoạch đầu tư phát triển KCHTSXNN và thực tế nguồn vốn thuộc
CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang được Trung ương phê duyệt, trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và xã hội và Ban Dân tộc tỉnh; Sở Kế hoạch đầu tư (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia) phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt. Các dự toán này được xây dựng dựa trên các quy hoạch phát ngành, lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bảng 2.5: Kết quả lập và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang theo
lĩnh vực giai đoạn năm 2017 – 2019
ĐVT: Triệu đồng
Năm | Dự toán lập | Kết quả duyệt | So sánh Duyệt/Dự toán (%) | |
1 | Năm 2017 | 60.300 | 59.100 | 98,01 |
2 | Năm 2018 | 56.900 | 56.300 | 98,95 |
3 | Năm 2019 | 59.000 | 58.400 | 98,98 |
TỔNG CỘNG | 176.200 | 173.800 | 98,64 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quyết Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Vốn Đầu Tư Phát Triển Kchtsxnn Thuộc Ctmtqg Giảm Nghèo Bền Vững Được
- Kinh Nghiệm Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền Vững Của Một
- Tình Hình Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền Vững Của Tỉnh Tuyên
- Thực Trạng Quyết Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp
- Đánh Giá Chung Về Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Tuyên Quang Đến Năm 2025
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang
Theo kết quả Bảng 2.5, dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững được lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp đã tuân thủ theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, áp dụng đúng chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, đúng thời gian quy định và giảm các thủ tục phiền hà thực hiện theo chế độ một cửa. Uỷ ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang rà soát mức độ ưu tiên dự án và các định mức theo qui định và đã cắt giảm tổng kinh phí được 2.400 triệu đồng (khoảng 2,5%) tổng dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững mà được giao trong 3 năm (2017-2019).
Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng lập kế hoạch và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang
Biến quan sát | Mức độ đánh giá (%) | |||||
Rất không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Rất đồng ý | ||
1 | Dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang được lập bám sát thực tiễn và đúng quy trình, quy định. | 4,34 | 8,69 | 13,04 | 43,47 | 30,46 |
2 | Công tác thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang được tiến hành hiệu quả, công khai minh bạch và cắt giảm những khoản chi không cần thiết. | 0 | 4,34 | 21,75 | 34,77 | 39,14 |
3 | Công tác lập dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang dựa trên quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và tổng hợp nhu cầu thực tiễn của địa phương về phát triển nông nghiệp. | 0 | 8,69 | 26,08 | 30,46 | 34,77 |
Nguồn: Kết quả khảo sát và tổng hợp của tác giả
Đánh giá về lập kế hoạch và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đã được tác giả thu từ phiếu khảo sát và tổng hợp xử lý như sau:
Về ý kiến “Dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang được lập bám sát thực tiễn và đúng quy trình, quy định” Có 43,47% đồng ý và 30,46% ý kiến rất đồng ý. Tuy nhiên vẫn có 8,69% ý kiến không đồng ý và 4,34
% ý kiến rất không đồng ý.
Về ý kiến “Công tác thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang được tiến hành hiệu quả, công khai minh bạch và cắt giảm những khoản chi không cần thiết” Có 34,77% ý kiến đồng ý và 39,14% ý kiến rất đồng ý. Tuy nhiên có 4,34% ý kiến không đồng ý và không có ý kiến nào đánh giá rất không đồng ý. Điều này phản ánh việc thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang thực sự phù hợp và khách quan với thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang.
Về “Công tác lập dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang dựa trên quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp và tổng hợp nhu cầu thực tiễn của địa phương về phát triển nông nghiệp” Có 30,46% đồng ý, 34,77% rất đồng ý, 26,08 % đánh giá trung bình, còn lại 8,69 không đồng ý và không có ý kiến nào đáng giá là rất không đồng ý.
2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp
Công tác quản lý trong chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN trên đia bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019 về cơ bản được thực hiện theo Luật Đầu tư công, Luật NSNN năm 2015 và dự toán đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh đã được thông qua đầu năm.
Trong giai đoạn 2017-2029, quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững ở tỉnh Tuyên Quang được thực thi trong bối cảnh hệ thống pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước và quản lý dự án đầu tư đã được hoàn thiện. Đây cũng là giai đoạn thực hiện phân cấp mạnh giữa trung ương và địa phương, việc thực hiện CTMTQG Giảm nghèo và trọng tâm là phát triển nông nghiệp cho các địa phương được thực hiện thống nhất theo hệ thống tiêu chí do Chính phủ ban hành. Những chuyển biến đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của chính quyền. Thực tế phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững ở tỉnh Tuyên Quang chủ yếu cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp (theo các đề án) chiếm tới 93,6% tổng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững:
Theo quy định của Luật NSNN, Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 18/1/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn chi về phát triển nông nghiệp thì đối với các dự án do cấp tỉnh quản lý, Sở Tài Chính tỉnh thông báo kế hoạch và chuyển vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang cho KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát thanh toán. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
Khối lượng xây dựng dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức tự thực hiện dự án được thanh toán là giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo hợp đồng đã ký kết khi các điều kiện: Khối lượng nghiệm thu phải đúng thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và có trong dự toán đầu tư năm được giao; Có dự toán chi tiết được
duyệt theo đúng quy định hiện hành về định mức đơn giá của Nhà nước.
Khối lượng xây dựng dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp hoàn thành theo hình thức đấu thầu hoặc theo hợp đồng tổng thầu EPC được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo tiến độ, có trong hợp đồng đã ký, có trong dự toán đầu tư năm được giao.
Căn cứ thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, việc thanh toán thực hiện theo các phương thức sau đây:
Thanh toán theo giá trọn gói (giá khoán gọn): chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo giá khoán gọn trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo đúng hợp đồng.
Thanh toán theo đơn giá cố định: Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu các công việc hoàn thành theo đơn giá đã được xác định trước trong hợp đồng.
Thanh toán theo giá điều chỉnh: áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng.
Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng phát sinh tăng, giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong dự toán đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.
Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi của hồ sơ mời thầu phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền cả về khối lượng và đơn giá.
Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Kho bạc nhà nước kiểm soát, thanh toán vốn
chi về phát triển nông nghiệp theo đề nghị của chủ đầu tư, thay mặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.
Quy định về tạm ứng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang:
Dự toán Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang hàng quý do Chủ đầu tư lập phản ánh giá trị khối lượng đã thực hiện của quý trước và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý trước; Ngân sách đã được tạm ứng, thu hồi và thanh toán của quý trước và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý trước; dự kiến giá trị thực hiện trong quý; nhu cầu ngân sách tạm ứng và ngân sách thanh toán trong quý (xem Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự toán NSNN chi về phát triển nông nghiệp | Thanh toán | ||
Giá trị | % Dự toán | ||
2017 | 59.100 | 57.900 | 97,9 |
2018 | 56.300 | 55.700 | 98,9 |
2019 | 58.400 | 58.100 | 99,4 |
Tổng | 173.800 | 171.700 | 98,7 |
Nguồn số liệu: KBNN tỉnh Tuyên Quang
Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.7 trên cho thấy: số liệu cấp phát thanh toán trong giai đoạn này tăng và đạt ở mức cao, nhưng không đều mà thất thường theo từng năm với mức cấp phát trung bình đạt khoảng 98,7 % dự toán. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ có năm 2019 là đạt 99,4% dự toán, đạt mức thanh toán cao nhất. Lý do đây là năm có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu và tăng lương tối thiểu. Nhưng do việc nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang không đáp ứng kịp, trong khi số lượng dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp rất nhiều. Điều này dẫn đến cấp phát thanh toán trong năm đạt thấp so với dự toán. Đạt được mức thanh toán cao như trên là do quy định về mức vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang tạm ứng cũng có nhiều thay đổi tiến bộ. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán ngân sách, Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 18/1/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư phát triển thay thế Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính đã tạo cơ chế thông thoáng cho các Chủ đầu tư trong việc thanh toán. Cũng có thể coi là nguyên nhân cơ bản giúp cho tình hình thanh toán vốn đầu tư của tỉnh tuyên Quang đạt được những kết quả đáng kể như trên.
Bảng 2.8 Đánh giá về thực trạng chấp hành phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang
Biến quan sát | Mức độ đánh giá (%) | |||||
Rất không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Rất đồng ý | ||
1 | Việc chấp hành phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đồng bộ và hiệu quả. | 0 | 4,34 | 17,40 | 43,48 | 34,78 |
2 | Việc chấp hành phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững | 8,69 | 13,04 | 13,04 | 34,77 | 30,46 |