Tình Hình Nghiên Cứu Trong Nước Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Vốn Ngân Sách Trong Ngành Giao Thông Vận Tải Việt Nam


đã mở ra một thời kỳ cải cách kinh tế, Trung Quốc đã đạt được những thành công đáng kể trong phát triển kinh tế. Để thích ứng và mở rộng nhanh chóng nhu cầu cho xây dựng và cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp xây dựng Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng phi thường và đã trở thành xương sống của nền kinh tế Trung Quốc .

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam

Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN đã có một số đề tài, bài viết được nghiên cứu và đăng tải trên những khía cạnh khác nhau. Có thể nêu lên một số công trình đã nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn đề này như:

Thứ nhất, liên quan đến khía cạnh quản lý nhà nước nói chung có luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông” của Bùi Minh Huấn tại Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 1996. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng trong ngành giao thông vận tải. Tác giả giới hạn nghiên cứu chủ yếu vào các tầm vĩ mô có sự chú ý thích đáng tới mối quan hệ giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô trong lĩnh vực xây dựng giao thông đối với quá trình xây dựng cơ bản: Từ chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, xây lắp, khai thác công trình và đối với chủ thể kinh doanh tham gia các khâu của quá trình này. Từ việc phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý xây dựng giao thông qua các thời kỳ trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường (1990) và sau năm 1990 đến năm 1995, luận án đã làm rõ thực chất và nội dung quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông xét theo quá trình đầu tư xây dựng và các chủ thể kinh doanh xây dựng giao thông. Thực trạng về xây dựng giao thông theo quy


trình đầu tư xây dựng và theo chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng từ 1962 đến năm 1995, đã trải qua nhiều thời kỳ và có sự thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Luận án đã chỉ ra những tồn tại chủ yếu trong hoạt động của từng loại chủ thể kinh doanh, sử dụng các công cụ quản lý nhà nước và phân chia chức năng trong bộ máy quản lý. Luận án đã đưa ra 4 quan điểm cơ bản về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông trên hai lĩnh vực: tổ chức và sắp xếp lại hệ thống xây dựng giao thông thành các mô hình đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, thích ứng với điều kiện cơ chế thị trường; Hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật, các công cụ quản lý vĩ mô và bộ máy quản lý nhà nước. Luận án cũng kiến nghị cần lập ngân hàng giao thông Việt Nam [41].

Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam của Phạm Ngọc Biên, năm 2002 tại Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu về cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Tác giả đã khái quát hoá vấn đề lý luận về cơ chế quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng qua phân tích lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trên thế giới (như Nhật Bản, Trung Quốc, Niu di lân) từ đó tiếp thu một cách có chọn lọc những vấn đề có thể áp dụng cho nước ta. Từ việc phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, giao thông đô thị và giao thông nông thôn; cơ chế quản lý đầu tư phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông, tác giả chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta trong những năm từ 1991-2000. Từ việc nêu ra mục tiêu, định hướng phát triển cơ sở hạ tầng


giao thông và xác định được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho các giai đoạn 2001-2010, luận văn đã trình bày định hướng hoàn thiện về cơ chế quản lý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; Đề xuất các chính sách và các giải pháp huy động, sử dụng, và quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trong điều kiện khả năng đầu tư từ ngân sách Nhà nước có hạn, như: Các giải pháp tăng cường huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; Giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý cơ sở hạ tầng giao thông; Giải pháp tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý [23].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Luận án tiến sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước” của Trần Văn Hồng tại Học viện tài chính, năm 2002

[43] đã hệ thống hoá, khái quát và mở rộng những lý luận cơ bản về vốn đầu tư XDCB của Nhà nước, cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước, cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước, luận án đã phân tích cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ từ Nghị định 232/CP ngày 6/6/1981 đến năm 2001; rút ra những ưu, nhược điểm của cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước giai đoạn này. Vận dụng những bài học kinh nghiệm từ quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của nước ta và của các nước trên thế giới, kết hợp với những lý luận đã được nghiên cứu, luận án đã đưa ra những kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước như xác định đúng đối tượng đầu tư theo các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước; chuyển hướng đầu tư theo hình thức cấp phát trực tiếp không hoàn lại sang hình thức cho vay nhằm xoá bỏ bao cấp, nâng cao trách nhiệm đối với chủ đầu tư; hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước đối với quá trình đầu tư của doanh nghiệp; doanh nghiệp Nhà nước tự quyết định đầu tư theo đúng

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 3


luật pháp quy định, đảm bảo hiệu quả đầu tư, gắn trách nhiệm, quyền lợi của giám đốc doanh nghiệp Nhà nước với hiệu quả đầu tư; quy định cụ thể về trách nhiệm trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư; tổ chức đấu thầu rộng rãi, phân chia gói thầu ở ở giai đoạn thiết kế; bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật đấu thầu; quy định xử phạt cụ thể đối với người đề nghị, người thanh, quyết toán tăng không đúng; xử phạt theo số ngày gửi báo cáo chậm nhằm nâng cao trách nhiệm cáo cáo của Chủ đầu tư; phân biệt hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành gửi đi với hồ sơ quyết toán lưu tại đơn vị; thực hiện cơ chế công khai thông tin về kế hoạch vốn đầu tư, về tổng mức đầu tư, dự toán, quyết toán dự án, công trình…

Luận án tiến sỹ kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” của Tạ Văn Khoái, tại Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009 [48] nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trên các giai đoạn của chu trình dự án, chủ yếu là cấp NSTW trong phạm vi cả nước. QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN gồm năm nội dung: hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát.

Tác giả đã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều mặt như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý còn nhiều điểm lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Luận án đã chỉ rõ ba nhóm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, trong các nguyên nhân đó có nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản lý. Đồng thời cũng chỉ rõ hạn chế của các dự án, trong đó đặc biệt là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và kém hiệu quả của không ít dự án ĐTXD từ NSNN.

Luận án khẳng định các bộ, ngành cần phải xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án ĐTXD từ NSNN làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá hoạt động tại các dự án ĐTXD từ NSNN của bộ, ngành mình và


của cấp ngân sách trung ương (NSTW). Thông qua nghiên cứu chủ yếu tính từ năm 1999 (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP được ban hành), trong đó trọng tâm khảo sát, chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2009, luận án đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp đổi mới QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN, đặc biệt là việc đề xuất xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án; đề xuất ứng dụng mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, mô hình “mua” công trình theo phương thức tổng thầu chìa khóa trao tay; phân bổ vốn NSNN theo đời dự án; áp dụng phương thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả; kiểm soát thu nhập của cán bộ quản lý; kiểm toán trước khi quyết định đầu tư phê duyệt dự án; kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, kiểm toán theo chuyên đề; tăng cường các chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

Thứ hai, về các khía cạnh cụ thể của quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản công trình giao thông có nhiều tác giả đã nghiên cứu và công bố các công trình khoa học,

Trong hoạt động đấu thầu có luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Namcủa Trần Văn Hùng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2007. Luận án đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc xây dựng và đánh giá chất lượng đấu thầu xây dựng nói chung và chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông đứng trên giác độ chủ Đầu tư. Đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, xem xét và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu; đề xuất các kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đấu thầu xây dựng của nước ta.

Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông đứng trên góc độ của chủ Đầu tư đặt trong mối liên hệ với thể chế quản lý của Nhà nước, các nhà thầu. Tác giả nghiên cứu


hoạt động đấu thầu như là một quá trình từ khi chuẩn bị, lập kế hoạch đấu thầu cho đến khi công bố kết quả đấu thầu, thương thuyết với nhà thầu để ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình giao thông và chất lượng đấu thầu các công trình giao thông đứng trên góc độ của chủ Đầu tư trong 10 năm (1996 – 2006) (tập trung vào nghiên cứu hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình cầu, đường bộ). Tác giả đã phân tích, đánh giá khách quan những thành tựu, những thiếu sót về chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông nói riêng, nâng cao chất lượng đấu thầu nói chung. Trên cơ sở phát hiện các tồn tại, thiếu sót, vướng mắc về cơ chế, chính sách, luật pháp đối với hoạt động đấu thầu, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật [42].

Về quản lý chất lượng có luận án tiến sĩ : “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Mạnh Tường tại Trường Đại học Giao thông vận tải, năm 2010 [75]. Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại TPHCM (chủ yếu là hệ thống công trình cầu, đường bộ). Hệ thống quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị bao gồm: Công tác chỉ đạo của chính phủ, UBND TP HCM đối với hoạt động chất lượng; Công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của sở giao thông vận tải; Công tác quản trị chất lượng của hệ thống các chủ đầu tư; Công tác đảm bảo chất lượng các chủ thể (nhà thầu) tham gia dự án xây dựng công trình giao thông đô thị. Thông qua đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình


giao thông đô thị, của TP.HCM, xác định các tồn tại và ảnh hưởng của nó đối với hệ thống quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng, và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị, phân tích thực trạng chất lượng hệ thống công trình giao thông đô thị và hệ thống tổ chức quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại TP.HCM. Trên cơ sở các nguyên tắc hoàn thiện quản lý chất lượng bao gồm: Quy hoạch chất lượng là cơ sở hình thành chất lượng sản phẩm; Quản lý chất lượng theo một trục nhất định (trục dọc chất lượng); Mô hình hoá trách nhiệm quản lý chất lượng, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng như hoàn thiện hệ thống chỉ đạo chất lượng (quản lý chất lượng vĩ mô); hoàn thiện công tác quản trị chất lượng của hệ thống các chủ thể tham gia dự án đầu tư XDCTGT đô thị.

Về vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư có nhiều công trình quan tầm nghiên cứu. Cụ thể như luận án tiến sĩ kinh tế: Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam” của Phạm Văn Liên, tại Học viện tài chính, năm 2004 [53]. Luận án nghiên cứu làm rõ bản chất, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam và sự tác động của nó đến công tác huy động và quản lý sử dụng vốn. Thông qua phân tích, đánh giá tình hình huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta giai đoạn 1991 - 2003, tác giả đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm chủ yếu trong việc khai thác và quản lý sử dụng vốn đầu tư cho đường bộ. Hạn chế cơ bản trong công tác huy động vốn là chưa có cơ chế huy động vốn một cách vững chắc. Số vốn thực tế huy động được chưa đáp ứng đủ nhu cầu do thực tế đặt ra. Vốn


huy động từ nguồn tín dụng trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Những hạn chế nổi lên trong khâu quản lý đầu tư và sử dụng vốn là: Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư dài hạn chưa được chú ý thoả đáng; Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng và bảo trì hệ thống cầu đường bộ chưa hợp lý; Tình trạng thất thoát, lãng phí và nợ đọng vốn đầu tư XDCB còn xảy ra khá phổ biến và ở mức đáng báo động.

Luận án đề xuất những quan điểm định hướng cơ bản và các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ ở Việt Nam từ 2004 đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Quan điểm, định hướng cho công tác huy động vốn chủ yếu tập trung theo hướng đảm bảo tính bền vững, khai thác tổng hợp các nguồn vốn, giảm dần bao cấp của Nhà nước. Trong khâu quản lý sử dụng vốn cần quán triệt quan điểm đầu tư cho đường bộ phải đi trước một bước, đầu tư tập trung có trọng điểm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các giải pháp đề xuất bao gồm 10 giải pháp lớn và chia thành hai nhóm: nhóm giải pháp về huy động vốn và nhóm giải pháp về quản lý phân bổ, sử dụng vốn. Trong đó, các giải pháp như: hoàn thiện chế độ thu phí đường bộ, phát hành trái phiếu, thành lập quỹ chuyên dùng đầu tư cho đường bộ, chuyển nhượng quyền khai thác đường, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, tăng cường kiểm tra giám sát thanh toán vốn, xử lý nợ đọng vốn xây dựng cơ bản.

Luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của Phan Thanh Mão tại trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2003 đã hệ thống hoá, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chi ngân sách Nhà nước, ĐTXDCB, hiệu quả ĐTXDCB và một số vấn đề có liên quan trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đi sâu và nghiên cứu vấn đề hiệu quả vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước: từ vấn đề về khái niệm, các hình thức biểu hiện, chỉ tiêu

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí