Là giai đoạn biến các dự án đầu tư thành hiện thực bao gồm một loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi mua sắm trang thiết bị, vật tư; thuê các nguồn lực thi công xây lắp đến khi hoàn thành đưa vào dự án vào vận hành khai thác.
Thực hiện đầu tư là giai đoạn hết sức quan trọng, yêu cầu một mối quan hệ chặt chẽ giữa tiến độ thực hiện dự án với việc đảm bảo chất lượng và sau đó là hiệu qủa đầu tư. Chất lượng và tiến độ thực hiện đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn xây dựng dự án. Vì vậy nâng cao chất lượng xây dựng dự án là tiền đề để triển khai thực hiện đầu tư. Đến lượt mình, việc thực hiện đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sẽ là tiền đề khai thác có hiệu quả dự án nhằm đạt được mục tiêu của dự án đề ra.
*Đưa dự án vào vận hành, khai thác:
Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động chức năng của dự án và quản lý các hoạt động đó theo kế hoạch đã dự tính trước.
+ Giai đoạn 3. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào hoạt động:
Giai đoạn 3 cũng mang một vai trò không kém phần quan trọng đối với một dự án bởi việc tiến hành những hoạt động sau khi thực hiện xong dự án - được gọi là các hoạt động giám sát và đánh giá - là điều rất cần thiết, ngay cả khi dự án đã hoàn tất và được bàn giao cho bên thụ hưởng lợi ích của dự án. Mối quan tâm này suất phát từ lý do nhận thức về bản chất phức tạp của quá trình phát triển và sự cần thiết phải đúc rút kinh nghiệm từ những dự án đã và nhiều tổ chức viện trợ song phương đã đưa công tác giám sát và đánh giá dự án vào trong chu kỳ dự án của họ. Mục đính chính của công tác là để nâng cao hiệu qủa và khả năng thực thi trong quá trình thực hiện và vận hành các dự án phát triển.
* Đánh giá sau dự án: Tiến hành đánh giá dự án trên các nét cơ bản sau:
- Dự án có đạt được các mục tiêu trực tiếp đã đề ra hay không?
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 1
- Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 2
- Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 3
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Các Nghiên Cứu Trong Nước Về Quản Lý Đầu Tư Dự Án Sử Dụng Vốn Ngân Sách Nhà Nước .
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trong Thời Gian 2008-2013
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
- Dự án có góp phần vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân hay không? Mức độ đóng góp là bao nhiêu?
- Hiệu qủa của việc đạt được các mục tiêu đó ra sao?
- Những bài học cần rút ra.
Thực chất là việc đánh giá kiểm tra mức phù hợp của các thông số kinh tế - kỹ thuật của quá trình vận hành khai thác dự án so với những dự kiến trong nghiên cứu khả thi. Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố của dự án cho phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo hiệu quả đầu tư. Dựa vào các kết quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành khai thác dự án để có quyết định đúng đắn về sự kéo dài hay chấm dứt hoạt động của dự án.
*Kết thúc dự án:
Tiến hành các công việc cần thiết như thanh toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác để chấm dứt hoạt động đầu tư (đối với chủ đầu tư là tư nhân hoặc dự án mang tính chất hoạt động kinh doanh) hay chuyển giao cho một đối tượng hữu quan khác quản lý (đối với chủ đầu tư là nhà nước hoặc dự án mang tính chất là các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng)
1.3. Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN:
1.3.1 Vốn ngân sách Nhà nước
a) Khái niệm vốn ngân sách nhà nước:
Luật NSNN năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998: " NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
b) Chức năng, vai trò của Ngân Sách Nhà nước:
Bảo đảm nguồn tài chính thực hiện chức năng nhà nước công quyền, duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị. Cần đảm bảo NSNN để chi trả lương cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước, chi trả lương cho bộ phận cán bộ công chức nhà nước...
Ngoài ra, một nguồn chi quan trọng cuả NSNN là chi đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nhiệm vụ chi chính trị của NSNN giải thích lý do ra đời, điều kiện tồn tại, mục tiêu và sứ mạng của NSNN phụng sự lợi ích của nhà nước.
Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước. Chi NSNN đóng vai trò là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén và hữu hiệu nhất để nhà nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế.
Quyết định tăng chi đầu tư từ NSNN sẽ trực tiếp làm tăng thu nhập cho các tác nhân kinh tế có liên quan đến quá trình triển khai dự án với tổng mức tương đương giá trị đầu tư được thực hiện. Một bộ phận thu nhập mới tăng này sẽ được giành cho tiết kiệm, phần còn lại sử dụng cho tiêu dùng. Phần tiêu dùng sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng. Đến lượt mình, người bán hàng lại sử dụng một phần thu nhập mới tăng cho tiết kiệm, phần còn lại chi cho mua sắm và dịch vụ... Chu trình kích thích kinh tế đã được khởi động và cứ thế phát huy tác dụng.
Quyết định tăng chi mua sắm hàng hoá dịch vụ của Chính phủ (tăng chi thường xuyên) sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng, mà một phần thu nhập mới tăng đó sẽ được tiếp tục sủ dụng cho tiêu dùng và tiếp tục làm tăng thu nhập của người bán hàng ở các khâu tiếp theo... Chu trình kích thích kinh tế do tăng chi thường xuyên từ NSNN cũng đã được khởi động và cứ thế phát huy tác dụng.
Quyết định tăng lương, tăng mức trợ cấp chuyển giao từ NSNN của chính phủ sẽ trực tiếp làm tăng thu nhập thực tế có khả năng thanh toán của người hưởng lương và trợ cấp từ NSNN. Các đối tượng này cũng sử dụng thu nhập mới tăng thêm đó cho tiết kiệm và tiêu dùng tuỳ theo tỉ lệ tiết kiệm/tiêu dùng. Phần thu nhập mới tăng sử dụng cho tiêu dùng sẽ làm tăng thu nhập của người bán hàng. Đến lượt họ, người bán hàng cũng sẽ sử dụng một phần thu nhập mới tăng để tiết kiệm và tiêu dùng... Vòng quay của chu trình kích thích kinh tế cũng đã được khởi động và phát huy tác dụng...
Dù muốn hay không, mỗi khoản chi ngân sách đều có tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Chính vì thế, nhà nước cần nắm chắc cơ chế tác động của chi NSNN đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ và làm cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của NSNN để phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế.
Bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Các khoản chi NSNN để phục vụ cho việc giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái cung góp phần không nhỏ trong công tác chi của NSNN. Chi NSNN cho đầu tư phát triển các vùng kinh tế khó khăn, để đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa miền ngược với miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn...; chi xoá đói giảm nghèo, chi trợ cấp xã hội cũng là một nguồn chi quan trọng nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Ngoài ra, chi NSNN là công cụ không thể thiếu để triển khai các biên pháp can thiệp kinh tế. Quy mô thu chi
NSNN đảm bảo cho nhà nước chủ động thực hiện các chính sách tài khóa nới lỏng hay thắt chặt, đảm bảo chức năng điều tiết nền kinh tế phát triển ổn định.
c) Đặc thù vốn ngân sách Nhà nước:
Là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân phối đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN với khối lượng vốn lớn đầu tư cho các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng đầu tư, không muốn đầu tư hoặc không được phép đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
Việc sử dụng vốn NSNN phải được giải trình khoa học, tuân thủ các văn bản qui phạm pháp luật như: Luật Ngân sách; Nghị định Chính Phủ về công tác đầu tư sử dụng vốn NSNN và các văn bản khác liên quan.
Khối lượng vốn lớn, đầu tư cho xây dựng cơ bản không có khả năng thu hồi trực tiếp, chuyển quyền sở hữu theo hình thức cấp phát không hoàn lại nên là nguồn vốn dễ bị thất thoát lãng phí nhất.
1.3.2 Phạm vi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước
Trong điều kiện nguồn vốn NSNN có hạn, Nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư hoặc không được phép đầu tư. Do đó phạm vi đầu tư phát triển từ NSNN tập trung chủ yếu vào các dự án thuộc loại sau:
Dự án có quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng đáp ứng. Các công trình loại này thường là các công trình lớn có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, miền, địa phương hoặc ngành kinh tế.
Dự án có khả năng thu hồi vốn thấp. Các dự án này có khả năng thu hồi vốn thấp nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác đầu tư vào trong khi công trình lại có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng nên Nhà nước phải sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng.
Dự án mà các thành phần kinh tế khác không được phép đầu tư. Loại này thường là các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các công trình có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
1.3.3. Quản lý dự án
a. Khái niệm quản lý dự án:
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng,công cụ ,kỹ thuật vào hoạt động của dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn của dự án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án doàn thành đúng thời hạn,trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và đạt được yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng.
Quản lý dự án đầu tư là một dạng quản lý đặc biệt và có đặc điểm riêng biệt với hoạt động quản lý kinh doanh. Quản lý dự án đầu tư tuỳ thuộc vào nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước,…)
b. Tác dụng của quản lý dự án đầu tư:
Quản lý dự án đầu tư liên kết tất cả các hoạt động ,công việc của dự
án.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên , gắn bó giữa
nhóm quản lý dự án với khách hàng và những nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.
Tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn.
c. Công cụ quản lý dự án:
Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như luật đầu tư, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luật phá sản và một loạt văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế quản lý tài chính,vật tư, thiết bị lao động, tiền lương, sử dụng đất đai tài nguyên thiên nhiên khác….
Các chính sách đòn bẩy kinh tế như chính sách giá cả, tiền lương, xuất khẩu, thuế, tài chính tín dụng, tỷ giá hối đoái, thưởng phạt kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư, những quy định về chế độ hạch toán kế toán, phân phối thu nhập…
Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến lợi ích của toàn xã hội.
Quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng.
Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư. Danh mục các dự án đầu tư.
Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình thực hiện dự án.
Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Các thông tin về tình hình cung cầu kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp của nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đầu tư.
1.3.4. Nội dung quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a. Quản lý xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó việc lập, thẩm định và phê duyện dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư được xem như là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. Đây là công việc được tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án (nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi hoặc các nghiên cứu chuyên đề)
Việc lập dự án dựa trên cơ sở nhu cầu đầu tư phát triển KT - XH của từng thời kỳ kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, quan điểm và ưu tiên những dự án trọng điểm, có tính cấp thiết.
Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong qua trình thực hiện dự án: thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế ... với các thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này; đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu này.
Thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án. Như vậy, về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư có lợi.
Công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định.
Quyết định đầu tư được đưa trên cơ sở kết quả thẩm định dự án nên có thể nói thẩm định là một khâu mắt xích rất quan trọng đối với việc phát huy