Quyết Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Vốn Đầu Tư Phát Triển Kchtsxnn Thuộc Ctmtqg Giảm Nghèo Bền Vững Được


hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình), KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng. KBNN chỉ kiểm soát trên cơ sở các tài liệu do Chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định;

KBNN được quyền yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ công tác kiểm soát thanh toán vốn. Khi cần thiết được nắm tình hình thực tế tại hiện trường. Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà Chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

1.2.2.3. Quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệpVốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững được quyết toán theo hai hình thức là quyết toán niên độ và quyết toán công trình,

dự án hoàn thành.

Quyết toán công trình, dự án hoàn thành: Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình Ban chỉ đạo các CTMTQG tỉnh Tuyên Quang phê duyệt;

Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành là việc xác định chi phí hợp pháp (chi phí đưa vào công trình (hình thành tài sản), chi phí không vào công trình (duyệt bỏ do bất khả kháng) trong quá trình đầu tư để đưa vào khai thác sử dụng. Đó là chi phí nằm trong tổng mức đầu tư, đúng thiết kế, dự toán được duyệt, đúng định mức, chế độ tài chính kế toán và đúng hợp đồng đã ký, được nghiệm thu và các quy định khác của Nhà nước có liên quan;

Nội dung quyết toán này xác định tính pháp lý hồ sơ văn bản và các số liệu vốn đầu tư thực hiện đầu tư từ khi khởi công cho đến khi kết thúc dự án, công trình có phân bổ vốn đầu tư theo nguồn hình thành; tính chất sản phẩm dự án: xây dựng, thiết bị .v.v.

Yêu cầu quyết toán này: Là xác định tính hợp pháp và rõ ràng, do vậy, các khoản chi sai phải được xuất toán và thu hồi cho NSNN, công nợ phải rõ ràng, xác thực; số liệu phản ánh hàng năm và luỹ kế có chứng từ hồ sơ hợp pháp hợp lệ kèm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

theo. Trách nhiệm báo cáo quyết toán hoàn thành do các Chủ đầu tư đảm nhiệm, thời gian hoàn thành dài hay ngắn tuỳ theo nhóm dự án.

Ý nghĩa: Quy trình thẩm tra phê duyệt quyết toán loại trừ các chi phí không hợp pháp, hợp lệ.... cho NSNN. Sau quyết toán số liệu này là căn cứ để ghi chép hạch toán hình thành tài sản nhà nước đưa vào sử dụng đồng thời, giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tư một dự án như: thanh toán, tất toán tài khoản, xác định công nợ, báo cáo hoàn công trước cấp có thẩm quyền. Tạo điều kiện làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư và có giải pháp khai thác sử dụng dự án, công trình sau ngày hoàn thành.

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 5

Quyết toán niên độ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững: Do là vốn đầu tư từ NSNN việc quản lý phải theo chu trình ngân sách, trong chu trình đó có các giai đoạn lập, quyết định và phân bổ ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước. Quyết toán niên độ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững là việc xác định, tổng hợp toàn bộ số thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách, thời gian tổng hợp số liệu từ 01/01 năm thực hiện cho đến hết 31/01 năm sau. Nội dung các báo cáo quyết toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính, phù hợp với nội dung kế hoạch dự toán được duyệt, đối chiếu nguồn vốn cho từng công trình, dự án và theo đúng mục lục ngân sách nhà nước.

1.2.2.4. Kiểm soát vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công Ban chỉ đạo các CTMTQG tỉnh Tuyên Quang, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

Đồng thời thành lập Ban giám sát công đồng chịu trách nhiệm giám sát quy trình thực hiện đầu tư và kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

Theo quy định chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho dự án đầu tư, việc giám sát, đánh giá đối với vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện:


- Kiểm soát việc tuân theo pháp luật, các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư: Người quyết định đầu tư hoặc người ủy quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư. Riêng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ quản lý ngành tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư thì phải báo cáo tình hình thực hiện các vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Kiểm soát việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững (lập kế hoạch vốn và giao kế hoạch vốn, tạm ứng và thanh toán vốn; quyết toán vốn);

Để có cơ sở cho công tác đánh giá dự án, Ban chỉ đạo các CTMTQG (bao gồm CTMTQG giảm nghèo bền vững, CTMTQG xây dựng nông thôn mới) của địa phương cần phải theo dõi vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư, nội dung kiểm soát vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư gồm:

+ Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của Chủ đầu tư; kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật và tính chính xác của các thông tin theo dõi vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư cho Chủ đầu tư cung cấp; năng lực của chủ đầu tư;

+ Tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư: Tiến độ thực hiện, tình hình giải ngân, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường; các khó khăn, vướng mắc chính ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án;

+ Phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền;

+ Theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ đầu tư;


+ Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định;

Bên cạnh việc theo dõi vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư, Ban chỉ đạo các CTMTQG của địa phương phải lập kế hoạch kiểm tra vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN cho dự án đầu tư tổ chức kiểm tra vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN do mình quyết định đầu tư ít nhất 01 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng; Tổ chức kiểm tra các dự án đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên;

Các trường hợp kiểm tra khác khi cần thiết: Ban chỉ đạo các CTMTQG quyết định tổ chức kiểm tra vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư theo kế hoạch hoặc đột xuất;

Trên cơ sở kiểm tra, theo dõi các dự án đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cho dự án đầu tư mình quản lý, cơ quan chức năng đưa ra những đánh giá dự án và đưa ra các giải pháp giải quyết quyết các vấn đề phát sinh, tồn đọng;

- Kiểm soát sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững;

Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững bảo đảm cho việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững và kiểm tra thực hiện kế hoạch này được thực hiện một cách thông suốt. Trong quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, cơ quan quản lý xác định những việc cần có sự phối hợp thực hiện. Đó là những việc cần có sự tham gia của từ hai cơ quan, bộ phận trở lên. Trong đó, xác định rõ các công việc, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan hỗ trợ,... Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng bộ phận trong phối hợp thực hiện các chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.


1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững cấp tỉnh‌

Quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững được đánh giá thông qua các nhóm tiêu chí sau:

Nhóm 1: Tiêu chí thống kê phản ánh kế quả quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững cấp tỉnh gồm:

- Tổng vốn vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững được huy động và sử dụng;

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững thông qua giảm thất thoát, lãng phí; đảm bảo chi đúng, chi đủ, theo quy định và hiệu quả trong xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Nhóm 2: Tiêu chí đánh giá chất lượng triển khai các nội dung:

- Chất lượng lập dự toán và thẩn định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

- Kết quả chấp hành dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

- Quy trình và kết quả kiểm soát quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững cấp tỉnh‌

1.3.1. Cơ chế chính sách phát triển kinh tế và quản lý vốn đầu tư của nhà nước‌

a) Các chính sách kinh tế vĩ mô:

Các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách tài khoá (chủ yếu là chính sách


thuế và chính sách chi tiêu của Chính phủ), Chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chính sách đầu tư... có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cũng như đến hiệu quả của nó.

Nếu cơ chế quản lý vốn đầu tư mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tư, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tư.

Nếu các cơ chế, chính sách đưa ra hợp lý, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững và tạo ra súc hút lớn trong đầu tư. Hệ thống chính sách tốt như là một lợi thế của vùng trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững.

b) Cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cơ chế quản lý vốn và chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững. Nếu cơ chế quản lý vốn mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng giúp công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững được quản lý một cách hiệu quả, minh bạch theo đúng trình tự cần thiết, ngược lại nếu cơ chế thường xuyên thay đổi hoặc không phù hợp với thực tế sẽ dẫn tới giảm hiệu quả quản lý, khiến nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững có nguy cơ thất thoát, lãng phí.

1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng của địa phương‌

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc


khai thông các nguồn lực và tiềm năng của địa phương cũng như thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Để xây dựng và thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tạo cơ sở cho đầu tư phát triển KCHTSXNN và thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững của địa phương. Bên cạnḥ đó, đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cũng phải bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng.

- Chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp

Quản lý Vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững cũng phải phù hợp với Chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ và địa phương. Chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp định hướng cho hướng đi và cách sắp xếp xây dựng các dự án đầu tư và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của địa phương.

1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương‌

a) Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền trong triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững:

Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền trong triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững là động lực cũng như định hướng để xây dựng và thực hiện triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng là công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, sự quan tâm và đường lối trên địa bàn trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững sẽ giúp cho việc đầu tư, quản lý nguồn vốn được thực hiện hiệu quả và đúng định hướng.

b) Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững:

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai


Chương trình giảm nghèo bền vững là công tác quản lý, trình độ quản lý triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Nhân tố con người được coi là yếu tố bên trong quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững. Việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững là công việc khá phức tạp, liên quan tới nhiều chủ thể do đó rất đề cao vai trò, năng lực, trình độ của chủ thể quản lý. Nếu đội ngũ cán bộ có kiến thức và được đào tạo trình độ chuyên môn cao sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý, giám sát, đánh giá được diễn ra có hiệu quả hơn, có chất lượng hơn và ngược lại. Do vậy, cần phân định trách nhiệm trong triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững rõ ràng và xây dựng các chế tài xử lý vi phạm trong quản lý nói chung và triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững nói riêng.

c. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương:

Điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên trên địa bàn với các đặc điểm về địa chất, khí hậu, phân bố địa lý... có tác động nhất định đến hiệu quả triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững. Đối với địa bàn có địa chất ổn định, vững chắc, khí hậu thuận lợi cho việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững.

Điều kiện kinh tế - xã hội. Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh (giao thông, điện...); hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh (tài chính ngân hàng, pháp lý...); nhân lực và hệ thống đào tạo nhân lực: lợi thế về số lượng lao động (lao động nhiều, chi phí lao động thấp...) cũng quan trọng triển trong khai Chương trình giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ đến triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững thể hiện: sự phát triển của khoa học công nghệ là điều kiện để nhà nước triển khai thực hiện, quản lý hiệu quả và nhanh chóng hơn Chương trình giảm nghèo bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023