Đội Gạo Lên Chùa - Kết Cấu Cổ Điển Mà Hiện Đại

mất cha mẹ, hiểu được nỗi mất mát ấy, người đã khuyên An phải tự mình vượt qua nỗi đau ấy, phải biết tự đứng dậy đi trên đôi chân của mình bởi không phải lúc nào cũng có người ở bên để giúp ta: “Trên đường đời dằng dặc, một người con của Phật hay một con người cũng vậy, đều phải biết tự đi bằng đôi chân của mình…Phải biết độc hành con ạ” [27, 28]. Lời dạy của sư cụ cho An và cũng là cho tất cả mọi người, nhất là thời hiện đại, có rất nhiều người không tự khẳng định được bản lĩnh, năng lực của mình mà phải nhờ vào những yếu tố khác…Còn đối với An, nhân vật đóng vai trò là người kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và cũng là cuộc đời của nhiều người khác ở làng Sọ qua những năm tháng lịch sử đầy biến động. Là cậu bé chịu nỗi đau mất mát cha mẹ - nỗi đau lớn nhất đối với mỗi con người, An tưởng chừng không thể vượt qua nỗi đau ấy nhưng may mắn được sống bên hòa thượng Vô Úy, sư bác Khoan Độ nên An đã mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để đương đầu với những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Khi vào chiến trường, tính cách, tư tưởng của An đã bị chi phối nhiều bởi những năm tháng sống ở chùa nhưng bằng thực tế của cuộc kháng chiến, cậu thấm nhuần được lời căn dặn của sư tổ Trần Nhân Tông Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. An đã chiến đấu dũng cảm và trở thành người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ thực sự. Đến khi cuộc kháng chiến kết thúc, An phải đối mặt với thực tại, những người thường che chở cho cậu khi khó khăn đã dần xa, sư cụ Vô Úy đã viên tịch, sư thúc Vô Trần cũng đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo, chị Nguyệt cũng đã lấy chồng…Trước mắt cậu là bao thử thách nhưng An đã quyết định thực hiện nỗi niềm còn trăn trở của sư thúc Vô Trần đó là Huệ. An đã cùng Huệ - nay đã là thương binh, cụt một chân đến miền đất xa xôi nơi chân núi Tam Đảo để gieo mầm cho cuộc sống mới.

Có thể nói, mỗi nhân vật đều ẩn chứa trong mình những nét tính cách và tư tưởng khác nhau nhưng với hai nhân vật hòa thượng Vô Úy và An, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã giúp cho người đọc thấy được những tính cách đan xen với những tư tưởng phức tạp nhưng đều thống nhất ở quan niệm của đạo Phật. Đồng thời qua hai nhân vật này, tác giả cũng giúp người đọc hiểu hơn về sức mạnh của triết lí Phật giáo trong việc hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

3.2. Đội gạo lên chùa - kết cấu cổ điển mà hiện đại

Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm văn học”. Ngoài bố cục ra, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, tổ chức cốt truyện, tổ chức các yếu tố ngoài cốt truyện…Nói cách khác đó là cách thức thiết kế một cấu trúc tác phẩm sao cho độc đáo và hấp dẫn. Kết cấu giữ vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học ở khả năng “bộc lộ chủ đề và tư tưởng các tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả”. Bởi vậy kết cấu là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của sáng tác văn học. Mỗi nhà văn tùy vào nhận thức, khả năng và phong cách của mình để có những cách kết cấu tác phẩm khác nhau. Trong thể loại tiểu thuyết, kết cấu có vai trò đặc biệt quan trọng, nó đóng vai trò trực tiếp trong việc tổ chức hệ thống tính cách nhân vật, hệ thống sự kiện và nhân vật, xác định tỷ lệ hợp lí giữa các phần, các tuyến phát triển của cốt truyện, phối hợp một cách cân đối giữa trọng điểm và các bộ phận hỗ trợ của tác phẩm theo quy luật khách quan của đời sống.

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có bố cục ba phần: Phần I- Trôi sông gồm 18 chương viết về thời kì kháng chiến chống Pháp; phần II- Bão nổi can qua gồm 5 chương viết về thời kì cải cách ruộng đất và phần III- Về cõi nhân gian gồm 9 chương viết về thời kì kháng chiến chống Mĩ những năm đầu hòa bình, thống nhất đất nước với trục chính là số phận của hai chị em An và Nguyệt cùng với cuộc sống và số phận của những người nông dân với ngôi chùa Sọ dưới chân núi Tam Đảo. Với bố cục này, đây là cuốn tiểu thuyết có kết cấu cổ điển mà hiện đại.

3.2.1. Mở đầu và kết thúc tác phẩm

Mở đầu và kết thúc là những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng với bất kì một văn bản ngôn từ nói chung và một tác phẩm văn học nói riêng. Mở đầu và kết thúc ra sao có vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề của

tác phẩm. Vì thế mở đầu và kết thúc còn phụ thuộc vào thể loại cũng như nội dung, chủ đề của tác phẩm.

Với mở đầu, đây chính là phần mà độc giả tiếp nhận đầu tiên nên nhà văn phải khơi gợi được sự thích thú, tò mò, hiếu kì, kích thích sự khám phá cho độc giả ngay từ những trang đầu, đồng thời tạo hiệu quả hấp dẫn cho tác phẩm. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã mở đầu bằng câu chuyện Tây càn xóm Đình, bắn giết, khủng bố dã man dân lành trong đó có cha mẹ của Nguyệt và An. Tây rút, tên lí trưởng muốn ép Nguyệt làm bà lí năm, Nguyệt và An đành bỏ trốn. Hai chi em dạt đến chùa Sọ và được hòa thượng Vô Úy dang tay cứu giúp. Đó là cách mở đầu theo kiểu sự kiện ở thời hiện tại chính là hệ quả của những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Đây là điểm khác với tiểu thuyết chương hồi cổ điển, trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian sau đó đã nêu lên kết quả rồi sau đó quay lại giải thích nguyên nhân bằng việc tái hiện lại sự kiện trong quá khứ.

Kết thúc tác phẩm là một trong những phương pháp tổ chức kết cấu của tác phẩm. Thông qua kết thúc tác phẩm, người đọc sẽ nhận được kết quả của cốt truyện đồng thời thấy được những thông điệp mà nhà văn muốn nhắn gửi, cũng qua đó thấy được tài năng của người cầm bút. Nếu như mở đầu Đội gạo lên chùa là cảnh đau thương, loạn lạc của người dân Việt Nam trong trận càn của bọn thực dân Pháp thì kết thúc tác phẩm lại là những ngày tháng hòa bình. Đất nước đã ngưng tiếng súng, An được giải ngũ và cùng Huệ xây dựng gia đình hạnh phúc. Họ vừa làm kinh tế vườn, vừa chữa bệnh cho người dân và mở am thờ Phật ngay tại nhà. Đây là kết thúc có hậu, gần giống với cách kết thúc của tác phẩm truyện dân gian. Nhân vật chính trải qua bão táp của lịch sử cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc muộn mằn. Đồng thời đó cũng chính là sự ngộ ra chân lí của An cũng như người dân Việt Nam trong thời hiện đại về sự trường tồn của văn hóa Phật giáo: “Kiếp người chẳng qua như những con đom đóm. Chẳng ai thắp mà nó vẫn sáng. Nghĩa là con người vốn có ánh sáng trong mình. Trong đêm đen, con đom đóm cố hết sức để tự phát sáng. Ánh sáng ấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

nhỏ nhoi, yếu ớt lắm. Nhưng dù sao cũng là ánh sáng” [27, 866].

Kiểu kết cấu như Đội gạo lên chùa là kiểu kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng. Tác phẩm mở đầu bằng ở thì hiện tại và kết thúc cũng ở thời hiện tại. Đây chính là sự cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh so với tiểu thuyết truyền thống.

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 11

3.2.2. Tổ chức kết cấu cốt truyện

Trong thể loại tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng, cốt truyện là một phương diện quan trọng của kết cấu. Sức hấp dẫn, lôi cuốn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sưc thuyết phục của chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện là một thao tác quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

Nói đến phương diện kết cấu và quy mô nội dung có thể thấy cốt truyện được chia làm hai loại: đơn tuyến và đa tuyến. Với cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại một cách đơn giản, gọn gang về số lượng, tập trung thể hiện tính cách của một số nhân vật chính, dung lượng tác phẩm vừa và nhỏ. Còn với cốt truyện đa tuyến thì hệ thống sự kiện thường phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện khác nhau của đời sống qua nhiều thời kì, tái hiện những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật, và tác phẩm thường có dung lượng lớn.

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã phản ánh một thời kì lịch sử đầy biến động của thế kỉ XX với hệ thống nhân vật phong phú. Sức hấp dẫn của tác phẩm chính là nghệ thuật tổ chức cốt truyện theo tâm lí nhân vật. Đây chính là là sáng tạo, đổi mới của nhà văn về phương diện kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử đương đại. Tổ chức cốt truyện theo tâm lí nhân vật là cốt truyện phổ biến trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Là hình thức lấy trạng thái tâm lí nhân vật làm cơ sở cho truyện. Với kiểu cốt truyện như thế, tác giả thường xoay quanh những trạng thái tâm lí của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, còn các sự kiện thường bị giản lược.

Mặc dù trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn đã tái dựng một thời kì lịch sử dài của dân tộc ở thế kỉ XX qua những giai đoạn: kháng chiến chống

Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mĩ và những năm đầu hòa bình, thống nhất đất nước nhưng nhà văn lại không nặng nề việc liệt kê, tái hiện lại những biến cố lịch sử mà người đọc nhiều lúc dường như quên đi cốt truyện với sự kiện mà bị cuốn theo dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, đặc biệt là nhân vật An.

Qua tâm trạng của An, người đọc có thể nắm bắt được cốt truyện. Đó là tâm trạng đau đớn của đứa trẻ mà cha mẹ đều bị chết dưới bàn tay của kẻ thù. Mặc dù đã xuống tóc đi tu nhưng trong An vẫn luôn mang tâm trạng đau đớn, tủi hờn, nội tâm luôn có sự dằng xé. Đó là sự lo lắng, sợ hãi cho những người thân gặp nạn, là sự xót xa, thương cảm cho những người bạn phải phiêu bạt, thậm chí phải chết để giữ trọn tâm hồn trong sáng. Đó cũng là sự chứng kiến sự hoành hành của những cái ác, sự hoài nghi về lẽ sống đạo Phật… Cũng qua những trạng thái tâm lí, cảm xúc đan cài với những hồi tưởng về quá khứ với hiện tại, những mảnh đời, những số phận dần dần được hiện lên.

Xây dựng cốt truyện dựa trên diễn biến tâm lí của nhân vật, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện quá khứ và hiện tại khiến cho nhiều câu chuyện kể nhiều khi không theo trật tự lôgíc thông thường. Song nó lại khơi dậy được nhiều trạng thái tâm lí khác nhau giúp người đọc có cái nhìn đa chiều, đa diện về nhân vật từ đó thấu hiểu hơn về phẩm chất của con người trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của dân tộc.

3.2.3. Kết cấu theo trình tự không gian- thời gian

Trong khi các tiểu thuyết gia đương đại đang tìm kiếm những kiểu kết cấu mới nhằm gạt bỏ dần vai trò của cốt truyện ra khỏi đời sống văn học, chuyển dần từ kể sang tả, từ tả sang gợi thì Nguyễn Xuân Khánh lại tìm về với kết cấu theo trình tự thời gian rất quen thuộc trong tiểu thuyết truyền thống. Ở đó, nhà văn sắp xếp, tổ chức sự kiện, biến cố theo dòng chảy tuyến tính, mở đầu và kết thúc thường trọn vẹn, số phận nhân vật được miêu tả dầy đủ. Kết cấu theo trình tự thời gian, không gian thường gắn với cốt truyện, sự kiện.

Trong Đội gạo lên chùa, nhà văn lần lượt đi vào triển khai các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc từ năm 1946 đến năm 1977 tương ứng với ba phần: Trôi

sông, Bão nổi can qua, Về cõi nhân gian. Nhìn vào bố cục ba phần, trong mỗi phần tác giả lại chia thành những chương nhỏ, có thể hình dung mạch kể của câu chuyện về cuộc sống, số phận của người dân Bắc Bộ dưới chân núi Tam Đảo và những thăng trầm của Phật giáo trong thời kì hiện đại. Tuy nhiên kết cấu theo trình tự thời gian trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, có những khác biệt so với việc tổ chức thời gian trong các tiểu thuyết lịch sử truyền thống. Thời gian không quá câu nệ vào các sự kiện lịch sử và tiến trình xảy ra các sự kiện ấy. Các mốc thời gian chỉ là cái khung hờ để nhà văn tái hiện lại thời gian của thời đại.

Thời gian các sự kiện lịch sử được nhắc đến rất ngắn gọn mang tính chất thông báo: 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, Cách mạng tháng Tám năm 1945, năm 1946, năm 1947, năm 1950 quân Pháp tấn công lần thứ hai…Thời gian trong cốt truyện nhất là từng chương có sự đảo lộn, có sự đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại. Có thể hình dung thời gian trong tác phẩm có mô hình từ hiện tại một về quá khứ rồi lại trở về hiện tại. Trong đó hiện tại chính là sự tiếp nối của hiện tại một. Như việc kể về sự kiện ở thời điểm hiện tại là An và Nguyệt được sư cụ Vô Úy cho ở chùa Sọ, sau đó quay trở lại kể về quá khứ của hai chị em rồi lại quay về hiện tại là sư cụ Vô Úy cho hai chị em ở lại chùa. Hay khi nói về Tây lùn Bernard, tên sĩ quan phòng nhì với những tội ác dã man, sau đó trở về quá khứ từ việc bà Thu, mẹ Bernard xin đi tu, không theo được con đường tu hành nên ra Hà Nội buôn bán, quen và một người lính Pháp rồi đẻ ra Bernard, lí giải vì sao Bernard lại trở nên tàn bạo đến như vậy. Với thủ pháp đồng hiện về thời gian, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra sức lôi cuốn người đọc trong việc đưa dẫn các sự kiện.

Bên cạnh thời gian tuyến tính, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn sử dụng hình thức gián cách thời gian. Có những lúc cốt truyện đang diễn ra ở thời hiện tại, nhà văn lại dẫn người đọc trở về quãng thời gian hàng chục năm trước đó hoặc sau đó. Như ở phần I, chương 15 đang nói về sư Khoan Độ đưa Nguyệt đi trốn ở nhà bà Nấm, sư Khoan Độ ở đó một tháng dạy Căn học võ rồi chia tay

Nguyệt lên am trên núi Yên Tử, thì đến chương 16 lại là câu chuyện của sư Vô Úy về đệ tử Khoan Hòa của mình, quãng thời gian lùi vào quá khứ khi sư Vô Úy mới đi tu, chương 17 bắt đầu việc sư Khoan Độ cùng Nguyệt đi tìm bà Nấm sau khi trốn khỏi chùa…

Thời gian trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là thời gian của những biến động lịch sử cũng như thăng trầm của đạo Phật ở nước ta. Tuy nhiên thời gian ấy không đóng khung trong thế kỉ XX mà nhà văn đã có liên tưởng tới những khoảng thời gian khá xa trong quá khứ. Đó là thời gian hàng trăm năm thậm trí hàng nghìn năm trước đó gắn liền với sự phát triển của đạo Phật. Câu chuyện về Đức Thế Tôn 2500 năm trước, về thời Lý, thời Trần với vua Trần Nhân Tông sau hai lần chống quân Nguyên Mông đã trở thành đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm. Có thể nói đó là thời gian của tiểu thuyết không chỉ là thời gian của các sự kiện lịch sử mà nó còn là thời gian về câu chuyện trường tồn của một văn hóa lớn như Phật giáo từ quá khứ đến hiện tại, thậm chí là cả tương lai. Như vậy việc xây dựng thời gian lịch sử gắn với thời gian văn hóa của cuốn tiểu thuyết trong sự đan xen, đồng hiện giữa quá khứ- hiện tại, thủ pháp gián cách về thời gian chính là những nét hiện đại bên cạnh thời gian tuyến tính của tiểu thuyết cổ điển. Qua đó, nhà văn giúp người đọc thấy được sự song hành của văn hóa - đạo Phật và lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc.

Không gian trong tác phẩm văn học không phải là không gian vật chất, địa lí đơn thuần mà là một hiện tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính được bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng…” [3]. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, không gian bao trùm là không gian lịch sử, văn hóa. Hai không gian này song hành, đan bện, có mối quan hệ qua lại với nhau. Không gian lịch sử là không gian của các sự kiện, diễn biến lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong cải cách ruộng đất, trong kháng chiến chống Mĩ và những năm đầu hòa bình thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa là không gian tín ngưỡng tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên chúa…Trong tác phẩm, không gian văn hóa chủ đạo là không gian Phật giáo. Không gian lịch sử gắn liền với âm mưu, thủ đoạn, sự tàn độc của cái ác thì không gian văn hóa chính là không gian của tâm linh, của sự yêu thương, che chở. Không gian lịch sử trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là cái phông cho không gian văn hóa. Trong mắt của kẻ thù xâm lược thì những người theo đạo Phật là những kẻ mê tín dị đoan, đối với những cán bộ Đội cải cách thì đó là đám người phản động. Nhưng đối với đại bộ phận người dân Việt thì văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh luôn là điểm tựa tinh thần: “Người nam sinh hoạt ở đình, người phụ nữ sinh hoạt ở chùa. Vì vậy tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ” [27, 255]. Không gian của văn hóa Phật giáo, không gian nhà chùa thường là nơi giúp con người có nơi nâng đỡ, nương tựa, an ủi và tiếp thêm nghị lực sống từ tâm từ, bi, hỉ, xả của đạo Phật. Bà nội của thiền sư Vô Úy được tiếp thêm nghị lực để nuôi cháu khi con trai bị đầy ra Côn Đảo. Bà Thêu năng đến chùa hơn khi Rêu chết. Bà Thu cũng làm nên cơ nghiệp từ lòng nhân từ của sư Diệu Tâm… Có thể thấy nhân vật trong Đội gạo lên chùa đang có xu hướng tách ra khỏi không gian lịch sử để về với không gian văn hóa.

Không gian trong Đội gạo lên chùa chủ yếu là không gian hẹp. Đó là không gian của những ngôi nhà: cụ chánh Long, nhà thầy giáo Hải, nhà bà Nấm, chàu Sọ, làng Sọ…Rộng hơn chút nữa là không gian xóm Cầu Gỗ, xóm Cầu Tre, xóm Cây Giăng, xóm Ngõ Bò, vườn hoa Paster ở Hà Nội. Không gian cũng có khi được mở rộng ra các tỉnh Bắc Bộ. Ngoài ra còn có không gian chiến trường. Song không gian chùa So, làng Sọ mới là không gian chính diễn ra mọi biến cố lịch sử, sinh hoạt của người dân. Từ ngôi chùa Sọ, làng Sọ, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã cho người đọc được trở về với thời kì lịch sử đầy biến động, đau thương của dân tộc.

3.2.4. Kết cấu đan lồng

Là một thể loại dài hơi, tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều thể loại, dung chứa nhiều câu chuyện khác nhau trong một câu chuyện lớn, từ đó mở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023