người quản lý có kinh nghiệm sẽ chia sẻ học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết các tình huống trong công tác quản lý trường học góp phần đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS tự học và sáng tạo nâng cao năng lực quản lý của mỗi cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và nếu như cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT: các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng, sử dụng internet, biết sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn được hiệu quả hơn.
- Năng lực về CNTT của GV ngữ văn. Trong mỗi thời kỳ, luôn có một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác, do trong lịch sử chưa được học tập một cách bài bản về CNTT trong trường sư phạm nên sẽ dẫn đến tình trạng ngại học, ngại tìm hiểu về CNTT dẫn đến sẽ hạn chế phần nào đối với kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, năng lực của bộ phận phụ trách kỹ thuật về CNTT trong nhà trường để điều hành mạng LAN, Website, bảo trì, cài đặt các thiết bị phần cứng và phần mềm cơ bản cũng ảnh hưởng đến chất lượng ứng dụng CNTT, nếu cán bộ phụ trách kỹ thuật có thể là giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm không có đủ kiến thức, kĩ năng để xử lý các công việc thường xuyên như: điều hành mạng LAN, quản trị Website, cài đặt các phần mềm mới, diệt virus, sửa chữa một số lỗi hỏng hóc nhỏ của máy tính thì hiệu quả ứng dụng CNTT sẽ không cao. Vì vậy, CBQL các trường THCS cần cần tích cực tổ chức các lớp bồi dưỡng CNTT để đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo sự đồng thuận trong việc ứng dụng CNTT của cán bộ, GV trong nhà trường. Từng bước có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cơ bản để đảm bảo đội ngũ sẽ đủ khả năng ứng dụng CNTT theo năng lực của mình.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về CNTT
Ngoài yếu tố con người thì cơ sở vật chất, trang thiết bị về CNTT là yếu tố quyết định đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Người ta không thể hình dung việc ứng dụng CNTT vào dạy học mà lại thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT. Để hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả, các nhà trường THCS phải được đầu tư phát triển hạ tầng về cơ sở trường lớp. Ngoài việc đủ phòng học thông thường thì việc xây dựng các phòng học bộ môn là yêu cầu không thể thiếu. Phòng học bộ môn là phòng học mang tính chuyên dụng cho một hoặc vài bộ môn học. Ở đó, các thiết bị dạy học môn học và các thiết bị dùng chung được bố trí sẵn và chỉ diễn ra hoạt động dạy học đối với một môn học nhất định. Nêu có hệ thống phòng học bộ môn được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, các đầu sách tham khảo thì sẽ giúp GV tích cực ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học. Do vậy, yêu cầu có tối thiểu 01 phòng máy tính đạt tiêu chuẩn với số lượng từ 10 đến 20 máy tính nối mạng Internet, mạng LAN, 01 máy điều hòa, 01 ổn áp, bàn ghế...; có 01 phòng học đa năng có trang bị các thiết bị CNTT cần thiết để phục vụ việc dạy học có ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp giảng dạy như máy chiếu Ptojector kèm theo phông chiếu. Ngoài ra, còn phải có một số phần mềm dạy học, sách điện tử (E-book), thí nghiệm ảo,...
- Cơ chế, chính sách hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường
THCS
Đó là những chính sách mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên, rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương (tỉnh, thành phố, thị xã...) quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Có như vậy, ứng dụng CNTT sẽ không chỉ là hoạt động cần được khuyến khích mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với người giáo viên. Đồng thời, ứng dụng CNTT đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách thức soạn giảng, tiêu tốn nhiều công sức, trí tuệ hơn, phải đầu tư mua sắm thiết bị cá nhân (máy tính xách tay, máy in...). Vì vậy, họ cần được hỗ trợ về tài chính cho những thay đổi này. Ngay trong nhà trường cũng cần có chế độ ưu đãi phù hợp cho đội ngũ giáo viên cốt cán về CNTT.
Tiểu kết chương 1
Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn gồm: Thiết kế kế hoạch dạy học Ngữ văn; Tham gia học tập các khóa học trực tuyến; Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu; GV sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế các bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử.
Để ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn hiệu quả cần thực hiện các hình thức như: Sử dụng phương tiện CNTT trong các giờ lên lớp với số đông học sinh; Khai thác các tính năng của CNTT để trình bày kiến thức; Tổ chức hoạt động học "cộng tác " theo nhóm nhỏ; Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin dạy trọn vẹn một tiết học…Bên cạnh đó, cần kết hợp đánh giá kết quả thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn nhằm thu thập thông tin và điều chỉnh nội dung dạy học và hình thức dạy học.
Vai trò của Hiệu trưởng rất quan trọng trong quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn thể hiện qua các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, bên cạnh đó, để quản lý hiệu quả, cần chú trọng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn gồm các yếu tố: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên Ngữ văn; Năng lực quản lý của CBQL; Năng lực chuyên môn của giáo viên; Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về CNTT…
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.1. Tình hình giáo dục đào tạo ở thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Toàn thành phố gồm có 32 xã, phường với diện tích tự nhiên là 222.93 km2, dân số trên 362.921 người.
Tính đến tháng 11/2019, Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên có 145 trường, 2094 nhóm lớp, 70804 học sinh. Số trường, lớp, học sinh các cấp học cụ thể: Trung học cơ sở: Tổng số trường: 37 trường công lập (34 trường THCS, 02 trường phổ thông công lập có nhiều cấp học, 01 trường phổ thông dân lập có nhiều cấp học). Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 1190. Tổng số lớp: 483 với 19.000 học sinh; duy trì sĩ số: 99,99% (bỏ học 01 học sinh, chiếm 0.001%).
Năm học 2018-2019, Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên được Sở GDĐT Thái Nguyên chấm 13/13 lĩnh vực công tác đạt điểm xuất sắc, được Bộ GDĐT tặng Bằng khen.
* Về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chất lượng giáo dục THCS
- Xếp loại về hạnh kiểm: Xếp loại Tốt là 15.671 học sinh, tỉ lệ 87,9%, xếp loại Khá là 1.937 học sinh, tỉ lệ 10,9%, xếp loại Trung bình là 214 học sinh, tỉ lệ 1,2%, xếp loại yếu là 03 học sinh, tỉ lệ 0,02%.
- Xếp loại về học lực: Xếp loại Giỏi là 6.147 học sinh, tỉ lệ 34,6%, xếp loại Khá 7.270học sinh, tỉ lệ 40,9%, xếp loại Trung bình là 4.157 học sinh, tỉ lệ 23,4%, xếp loại yếu là 194 học sinh, tỉ lệ 1,09%, xếp loại kém là 03 học sinh, tỉ lệ 0,02%.
- Kết quả xét tốt nghiệp THCS: 4.127/4.127, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó: Loại giỏi: 1.384, tỷ lệ: 33,54%.; loại khá: 1.736, tỷ lệ: 42,06%; loại trung bình: 1.007, tỷ lệ: 24,40%. Kết quả thi vào trung học phổ thông: Điểm trung bình môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh toàn thành phố lần lượt là 6,01; 5,53; 5,88. Trong khi đó điểm trung bình môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh toàn tỉnh lần lượt là: 5,48; 3,44; 4,48. Thành phố Thái Nguyên có điểm trung bình xét tuyển cao nhất trong 9 huyện, thành phố, thị xã.
* Số lượng và trình độ đội ngũ giáo viên
Tính đến 11/2019, thành phố Thái Nguyên có 973 giáo viên THCS, trong đó có 802 giáo viên biên chế, 171 giáo viên hợp đồng. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn (917/973 giáo viên có trình độ trên chuẩn, chiếm 94,2%: 112 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, 805 giáo viên có trình độ Đại học).
Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá.
2.1.2. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên
Cơ sở hạ tầng CNTT ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên,tỉnh Thái Nguyên còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học hiệu quả. Vẫn còn một số trường chưa có đủ các phòng học để học sinh được học chính khoá một ca mà phải học 2 ca/ngày như THCS Nguyễn Du, THCS Quang Trung, THCS Nha Trang… Cơ sở vật chất cho CNTT chưa đáp ứng tốt cho việc học tập và giảng dạy. Các phòng máy có diện tích nhỏ hẹp, các phương tiện kĩ thuật số không đầy đủ, hệ thống điện lắp đặt chưa khoa học và không an toàn, số máy kết nối mạng Internet ít... Trên toàn thành phố, tính trung bình mỗi trường chỉ có một phòng máy phục vụ cho học sinh học tin học, đa số các phòng học tin không đạt yêu cầu về không gian, điện, ánh sáng, quạt điện. Trung bình cứ 6 em học sinh được sử dụng 1 máy tính. Mỗi nhà trường có khoảng 30 đến 35 máy tính, số phần mềm mỗi trường đang sử dụng còn khá nghèo nàn. Tính trung bình 2 giáo viên có một máy tính cá nhân, số máy tính xách tay mỗi trường rất ít (chủ
yếu dành cho cán bộ quản lý), số máy tính nối mạng Internet của giáo viên còn hạn chế [25].
Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.1. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên
Tên trang thiết bị | Số lượng | Nơi trang bị | |
1 | Máy tính đặt bàn | 1188 | Phòng chức năng và các phòng học bộ môn |
2 | Máy tính xách tay | 72 | Cán bộ quản lý |
3 | Phòng máy tính | 36 | Phòng học sinh học tập |
4 | Thư viện | 36 | Dùng quản lý thư viện |
5 | Máy chủ | 36 | Mạng nội bộ của các trường |
6 | Máy in | 108 | Các phòng chức năng |
7 | Máy photo | 12 | Phòng hành chính |
8 | Máy chiếu | 252 | Phòng học |
9 | Máy ảnh | 12 | Cán bộ quản lý |
10 | Máy quét | 12 | Phòng cán bộ quản lý |
11 | Các phần mềm sử dụng | 36 | Phần mềm V.EMIS Phần mềm e-Learning Các phần mềm Microsoft Phần mềm Misa Phần mềm hỗ trợ |
12 | Đường truyền Internet | 36 | Ở các phòng chức năng và phòng học môn Tin |
13 | Màn chiếu | 252 | Phòng học |
14 | Phòng học bộ môn | 108 | Trung bình mỗi trường 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn
- Lý Luận Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Tổ Chức Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thái Nguyên
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Thái Nguyên
Kết quả bảng 2.1 cho thấy, hạ tầng CNTT ở các trường THCS chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô 37 trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với 483 lớp và quy mô HS là 19.000 học sinh [25]. Như vậy, thực trạng này đòi hỏi các cấp quản lý phải huy động xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng CNTT và chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng.
Về thuận lợi, hoạt động ứng dụng CNTT được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất với 100% các trường THCS trong thành phố đã được kết nối internet với đường truyền cáp quang. Ngoài ra, CBQL, GV các nhà trường đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Số GV có khả năng ứng dụng CNTT trong QL và dạy học chiếm tỉ lệ cao. CB, GV luôn nhận thức và thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực theo kế hoạch của Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên. Các trường còn tham gia tích cực các phong trào thi đua, cuộc thi ứng dụng CNTT trong dạy học trên mạng internet.
Về khó khăn: Một bộ phận GV chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời. GV trường THCS Phúc Trìu cho biết: “Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng”.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát
- Khách thể khảo sát:
+ CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.
+ 40 GV Ngữ văn đang giảng dạy tại các trường THCS thành phố Thái Nguyên. Địa bàn khảo sát: Các trường THCS: trường THCS Quang Trung, trường
THCS Gia Sàng, trường THCS 915, trường THCS Tân Lập, trường THCS Nha Trang, trường THCS Tân Thịnh, trường THCS Trưng Vương, THCS Túc Duyên, THCS Tân Long, THCS Tân Cương, THCS Tích Lương, THCS Quang Vinh, THCS Phúc Trìu, THCS Nguyễn Du, THCS Tân Lập.
Bảng 2.2. Khách thể và đơn vị khảo sát
Đơn vị KS | CBQL | GV | Tổng | |
1 | THCS Quang Trung | 2 | 3 | 5 |
2 | THCS Gia Sàng | 2 | 3 | 5 |
3 | THCS 915 | 2 | 3 | 5 |
4 | THCS Tân Lập | 2 | 3 | 5 |
5 | THCS Nha Trang | 2 | 2 | 4 |
6 | THCS Tân Thịnh | 2 | 3 | 5 |
7 | THCS Trưng Vương | 2 | 3 | 5 |
8 | THCS Túc Duyên | 2 | 2 | 4 |
9 | THCS Tân Long | 2 | 3 | 5 |
10 | THCS Tân Cương | 2 | 3 | 5 |
11 | THCS Tích Lương | 2 | 3 | 5 |
12 | THCS Quang Vinh | 2 | 2 | 4 |
13 | THCS Phúc Trìu | 2 | 3 | 5 |
14 | THCS Nguyễn Du | 2 | 2 | 4 |
15 | THCS Tân Lập | 2 | 2 | 4 |
Tổng | 30 | 40 | 70 |
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng anket để nghiên cứu thực tiễn; Sử dụng các công thức toán học, thống kê số liệu thu được để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và đưa ra các đánh giá khoa học.