lực, quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh cho GV và CBQL ĐT; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức ĐT và quản lý thực hiện CTĐT; Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả thực hiện CTĐT hệ VLVH, hình thức thi, kiểm tra; Hoàn thiện các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện và quản lý thực hiện CTĐT; Phối hợp chặt chẽ giữa với các cơ sở liên kết đào tạo trong việc quản lý hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên.
1.6. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi trong công tác quản lý thực hiện CTĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh ở Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Đại học Thái Nguyên
- Tăng cường chỉ đạo định hướng cho sự phát triển hệ VLVH của Khoa Ngoại ngữ nói chung và hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng.
- Tạo điều kiện để Khoa Ngoại ngữ và tiến tới thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ vào năm 2018.
2.2. Đối với Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN
* Ban Chủ nhiệm Khoa:
Cụ thể hoá các văn bản liên quan đến CTĐT, tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền để công tác thực hiện CT thu hút được sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp của tất cả các thành viên trong Khoa vì mục đích không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng ĐT của Khoa.
Tăng cường giám sát các công tác liên quan tới CT, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng - dạy. Đổi mới công tác quản lí phát triển CT. Thúc đẩy việc ĐT, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn cũng như về công tác quản lý CTĐT cho CBQL, GV. Có sự đầu tư hợp lí về kinh phí cho công tác thực hiện CTĐT.
* Đối với tổ chức năng và tổ bộ môn
Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ đào tạo về công tác quản lý thực hiện CTĐT có kiến thức và kinh nghiệm về thực hiện, quản lí thực hiện CTĐT.
Kịp thời ban hành các quyết định, văn bản, quy chế hướng dẫn quản lý thực hiện CTĐT, điều chỉnh, bổ sung CTĐT.
* Đối với các giảng viên
Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trong công tác chuyên môn và các công tác khác được giao.
Đầu tư về thời gian nghiên cứu về phương pháp nhiều hơn nữa để thu hút được người học thực sự.
Thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp, đảm bảo đúng thời gian, kế hoạch đào tạo, không thỏa thuận với sinh viên về thời gian học và kiểm tra
Thường xuyên và kịp thời chủ động cập nhật các Thông tư hướng dẫn, các quyết định, văn bản của Bộ, ngành, Khoa có liên quan đến hoạt động giáo dục và ĐT của Khoa.
2.3. Đối với cơ sở liên kết đào tạo
- Phối hợp xây xựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch quản lý thực hiện chương trình đào tạo.
- Tăng cường hơn nữa trong việc kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, phương pháp, giờ giấc lên lớp của giảng viên, sinh viên.
- Quan tâm hơn nữa đến giảng viên để tạo tâm lý thoải mái cho giảng viên khi đến tham gia giảng dạy tại cơ sở.
- Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học
- Tăng cường các trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên, Tài liệu tập huấn cho cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, Tài liệu cơ bản, NXB Đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Phương (2015), Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Bùi Chính (2014), Quản lý đào tạo hệ VLVH tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội trong bối cảnh mới giáo dục hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN.
5. Trần Khánh Đức (2007), "Kinh tế tri thức và phát triển chương trình đào tạo đại học hiện đại", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn GD CSND (23) tr 38.
6. Đoàn Thị Hảo (2014), Quản lý thực hiện chương trình đào tạo ở trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm - ĐHTN.
7. Nguyễn Thanh Hoàng (2016), "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý học viên hệ VLVH mở tại công an các đơn vị, địa phương trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí KHGD CSND (73).
8. Nguyễn Thị Hoàng (2013), Chất lượng đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hạn chế, nguyên nhân và một số đề xuất, Viện nghiên cứu Giáo dục.
9. Vũ Duy Hiền (2013), Quản lý quá trình đào tạo đại học VLVH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, Trường đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Hộ (2004), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Trần Thị Minh Huế (2017), Phát triển chương trình giáo dục Mầm non, NXB ĐHTN.
12. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội.
13. Luật Giáo dục (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội.
14. Mai Thị Hồng Nhung (2014), Quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm - ĐHTN.
15. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương trình đào tạo giáo viên những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB ĐHTN
16. Phạm Hồng Quang (2016), Phát triển chương trình giáo dục đại học, Tài liệu bồi dưỡng dành cho giảng viên trường đại học
17. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, NXB ĐHTN.
18. Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến, Phát triển chương trình giáo dục/đào tạo đại học.
19. Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa
20. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường Đại học.
Phụ lục 1
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL, GV)
Để giúp chúng tôi có cơ sở xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên hiện nay, xin đồng chí (đ/c) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:
Phần 1. Thông tin về người được phỏng vấn
1.1. Họ tên:......................................................................................................................
1.2. Chức vụ:...................................................................................................................
1.3. Đơn vị công tác:.......................................................................................................
Phần 2: Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Đ/c hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau?
Nội dung | Ý kiến đánh giá | |||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||
1 | Mục tiêu đào tạo hệ VLVH là sự diễn đạt cụ thể những gì người học cần đạt được sau khi kết thúc CTĐT hệ VLVH. Mục tiêu định hướng cho việc thực hiện được chuẩn đầu ra của CTĐT. | |||
2 | Nội dung chương trình ĐT hệ VLVH là hệ thống kiến thức về văn hoá - xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguyên Tắc Chỉ Đạo Việc Đề Xuất Biện Pháp
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Đào Tạo Hệ Vlvh, Hình Thức Thi, Kiểm Tra
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo
- Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Khoa ngoại ngữ đại học Thái Nguyên - 15
- Quản lý thực hiện chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Khoa ngoại ngữ đại học Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nội dung | Ý kiến đánh giá | |||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||
3 | Kế hoạch ĐT là một tập hợp các hoạt động, công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đào tạo trong đó xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung công việc, phương thức và cách thức tiến hành, tổ chức thực hiện và phân bổ nguồn nhân lực thực hiện. | |||
4 | Phương pháp đào tạo người học hệ VLVH là hệ thống cách thức phối hợp hoạt động chung của người dạy và người học trong quá trình đào tạo. Phương pháp đào tạo được cụ thể hoá trong phương pháp dạy học của người dạy và người học. Phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy người học là trung tâm của quá trình dạy học. | |||
5 | Hình thức tổ chức đào tạo: Đào tạo 1 năm 2 kỳ, vào thức 7, chủ nhật hàng tuần hoặc học mỗi tháng 10 ngày hoặc tổ chức vào hè học tất cả các ngày trong tuần. | |||
6 | Giảng viên là chủ thể của hoạt động đào tạo, có vai trò quyết định chất lượng đào tạo đối với từng học phần/môn học. Giảng viên thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực chuyên môn; trình độ đào tạo được qui định trong luật giáo dục đại học và những yêu cầu của cơ sở đào tạo. |
Nội dung | Ý kiến đánh giá | |||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||
7 | Người học tham gia học tập trong chương trình đào tạo hệ VLVH là những người đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học tập trung chủ yếu những người đã đi làm. | |||
8 | Kiểm tra, đánh giá kết quả của người học trong ĐT VLVH là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học để đánh giá sự tiến bộ của người học trong từng giai đoạn, đánh giá chất lượng của quá trình ĐT. | |||
9 | Điều kiện thực hiện chương trình: Gồm hệ thống quản lý đào tạo từ cấp Khoa đến giảng viên. Trình độ chuyên môn của giảng viên và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc thực hiện CTĐT, cơ chế phối hợp giữa các phòng chức năng và giữa đơn vị đào tạo và cơ sở liên kết đào tạo. |
Câu 2: Đ/c hãy cho biết ý kiến của mình về vai trò của Hiệu trưởng trường đại học và vai trò của đơn vị liên kết đào tạo trong thực hiện CTĐT?
Nội dung | Ý kiến đánh giá | |||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||
1 | Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng ĐT hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh. | |||
2 | Hiệu trưởng là người quyết định phối hợp với cơ sở liên kết đào tạo để thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh. | |||
3 | Hiệu trưởng là người quyết định trong quản lý chất lượng thực hiện chương trình đào tạo hệ VLVH ngành Ngôn ngữ Anh | |||
4 | Cơ sở liên kết đào tạo có chức năng, vị trí và vai trò quan trọng trong việc phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất: phòng học, máy móc thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy và người học. | |||
5 | Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy - học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ánh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh; | |||
6 | Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với người học, quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành. |