dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần - kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp [38, tr. 1].
Mặc dù các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn chế các nguyên nhân làm phát sinh tội trộm cắp tài sản như đã phân tích ở trên song chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử đã cho thấy việc định tội danh cũng như quyết định hình phạt của những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án còn nhiều hạn chế, có vụ định tội danh chưa chính xác, quyết định hình phạt ít nhiều còn mang tính chủ quan.
Trước tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản có diễn biến phức tạp như vậy, đồng thời để triển khai thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TW, ngày 22/10/2010 và Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị, Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó các ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố đều có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với tội phạm các loại. Kết quả đạt được trên lĩnh vực an ninh, trật tự ở Quảng Nam những năm qua là không thể phủ nhận. Tuy vậy, tình hình tội phạm trên thực tế vẫn không hề thuyên giảm, tình hình tội trộm cắp tài sản vẫn có diễn biến phức tạp.
Do đó, để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội trộm cắp tài sản, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay và thực tiễn xét xử các loại tội phạm này ở Quảng Nam trong thời gian vừa qua (2011 - 2015), trên cơ sở đó tìm giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống tội trộm cắp tài sản, đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội. Trước sự đòi hỏi mới của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc nghiên cứu tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ thực tiễn tại một địa phương nhất định, không những có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận mà còn về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật. Nhận thức được điều đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản được rất nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình sự, cán bộ pháp lý quan tâm. Đến nay, ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, như luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, giáo trình và một số bài viết bình luận án,... được thể hiện trên ba bình diện sau:
* Nhóm thứ nhất (các luận văn, luận án tiến sĩ luật học) bao gồm: 1) Nguyễn Ngọc Chí, Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2001; 2) Hoàng Văn Hùng, Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng, chống tội phạm này ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007; 3) Nguyễn Thanh Tùng, Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; 4) Trần Thị Phường, Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; v.v...
* Nhóm thứ hai (các sách chuyên khảo, tham khảo) bao gồm: 1) GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Chương I - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản 2007; 2) GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Phần 2, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; 3) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; 4) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chương VI - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; 5) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, Tập II - Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; v.v...
* Nhóm thứ ba (sách giáo trình, bài viết) bao gồm: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
Có thể bạn quan tâm!
- Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - 1
- Khái Niệm Tội Trộm Cắp Tài Sản Trong Luật Hình Sự Việt Nam
- Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Luật Hình Sự Việt Nam Từ Cách Mạng Tháng 8 Năm 1945 Đến Nay Về Tội Trộm Cắp Tài Sản
- Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 Đến Nay
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
2010; 3) Trần Mạnh Hà, Định tội danh tội trộm cắp tài sản qua một số dấu hiệu đặc trưng, Tạp chí Nghề luật, số 5/2006; 4) Nguyễn Văn Trượng, Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội trộm căp tài sản, Tạp chí TAND số 4, tháng 2/2008; v.v...
Ngoài ra còn có các bài viết về tội xâm phạm quyền sở hữu được đăng tải trên các tạp chí: Nhà nước và Pháp luật, Luật học, Cảnh sát nhân dân, Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Dân chủ và Pháp luật trong những năm gần đây.
Các công trình đã nêu không thể thiếu được cho việc thực hiện đề tài luận văn. Bởi vì, trong đó không chỉ chứa đựng lý luận về các vấn đề cơ bản luận văn phải giải quyết mà còn có những chỉ dẫn cho việc xác định phương pháp luận nghiên cứu đề tài, từ tổng quan cho đến chi tiết.
Các công trình trên rất có giá trị để luận văn có thể kế thừa thông tin, số liệu đối chứng, ý tưởng nghiên cứu mà vẫn không bị trùng lặp vì có sự khác nhau về các yếu tố như: cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu; thời gian nghiên cứu; địa bàn nghiên cứu.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy: một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, có công trình chỉ nghiên cứu tội trộm cắp tài sản với ý nghĩa là tội phạm để nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dưới góc độ tội phạm học, có công trình thì đã nghiên cứu cách đây khá lâu, do vậy giá trị lý luận và thực tiễn đã không còn cao. Đồng thời, rất ít công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về tội trộm cắp tài sản một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống từ lý luận của một tội phạm cụ thể đến thực tiễn hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt trong phạm vi tỉnh Quảng Nam.
Luận văn này tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận của tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, dựa trên cơ sở đánh giá, khái quát những vấn đề phát sinh từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam trong thời gian 5
năm (2011 - 2015). Trên cơ sở đó, việc tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam tội trộm cắp tài sản, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội phạm này vẫn còn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phục vụ trực tiếp cho địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản về tội trộm cắp tài sản như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, phân biệt tội trộm cắp tài sản với với một số tội phạm khác trong BLHS, đồng thời đi sâu vào phân tích thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản từ năm 2011 đến 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn xét xử để đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về loại tội phạm này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Nam).
4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân
tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp, thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.
Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành về tội trộm cắp tài sản, qua đó chỉ ra các khiếm khuyết, bất cập.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến tội trộm cắp tài sản và công tác phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự.
Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội trộm cắp tài sản trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể:
- Khái niệm về tội trộm cắp tài sản.
- Phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự nước ta về tội phạm này từ năm 1945 đến nay
- So sánh tội trộm cắp tài sản của một số nước trên thế giới
- Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS Việt Nam hiện hành
- Phân tích thông qua thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2011 đến 2015, qua đó chỉ ra những tồn tại, bất cập của các quy định hiện hành, các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội trộm cắp tài sản ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn, đặc biệt một số giải pháp gắn liền với việc phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt là Tòa án trong việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn cơ sở để đưa ra các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội trộm cắp tài sản, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, việc bảo vệ các quyền tài sản của tổ chức và công dân nói riêng, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự.
Đặc biệt, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Quan hệ sở hữu với tư cách là khách thể được bảo vệ bằng luật hình sự Việt Nam
Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt [38, tr. 1].
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp, trong đó biện pháp pháp lý hình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Các quan hệ sở hữu được bảo vệ vững chắc thì sẽ tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước.
Các tội xâm phạm quan hệ sở hữu đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản, tính mạng, sức khỏe của công dân, ảnh hưởng đến hoạt động chung của xã hội. Do đó, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quan hệ sở hữu, tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [33, Điều 32].