Thực Trạng Nhận Thức Về Đặc Trưng Của Chương Trình Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ

Nhận xét bảng số liệu 2.2, chúng tôi thấy, có 50/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 100% nhận thức đúng khái niệm CTĐT theo HCTC Biện pháp quản lí phát triển CTĐT theo HCTC mà chúng tôi đã nêu. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ý kiến phân vân, chưa nhận thức đúng khái niệm Phát triển CTĐT Quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC (chiếm tỉ lệ từ 4 đến 10%). Những ý kiến này chủ yếu là của GV trẻ đang trong thời gian tập sự, chưa dành thời gian tập trung để nghiên cứu về CTĐT và phát triển CTĐT nên cũng không nêu được nội hàm của các khái niệm trên.

Chúng tôi tổng hợp phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp SV đang học ngành Tài chính - Ngân hàng kết quả là: Có 69/91 SV chiếm tỉ lệ 75,8% nhận thức đúng khái niệm CTĐT theo HCTC; 34/91 SV chiếm tỉ lệ 37,4% nhận thức đúng khái niệm Phát triển CTĐT, Quản lý phát triển CTĐT ngành Tài chính-Ngân hàng theo HCTC; 47/91 SV chiếm tỉ lệ 51,6% nhận thức đúng khái niệm Biện pháp quản lí phát triển CTĐT theo HCTC. Đây là số SV có ý thức học tập tốt và một phần là SV đang theo học liên thông trình độ cao đẳng đã đi làm, có kiến thức thực tế trong quá trình công tác. Số SV không nhận thức đúng các khái niệm trên còn chiếm tỉ lệ tương đối cao: Có 17/91 SV chiếm tỉ lệ 17,8% có ý kiến phân vân và 5/91 SV chiếm tỉ lệ 5,5% không đồng ý với khái niệm CTĐT theo HCTC; 52/91 SV chiếm tỉ lệ 57,1% có ý kiến phân vân và 5/91 SV chiếm tỉ lệ 5,5% không đồng ý với khái niệm Phát triển CTĐT theo HCTC, Quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC; 44/91 SV chiếm tỉ lệ 48,4% có ý kiến phân vân với khái niệm Biện pháp quản lí phát triển CTĐT theo HCTC.

Chúng tôi đã hỏi thêm SV về nội dung CTĐT SV đang theo học, nhiều SV không nắm được nội dung CT học tập toàn khóa, CT học tập của từng năm, từng học kỳ. Một số SV ít quan tâm đến mục đích của từng môn học mà chỉ quan tâm đến những nội dung trong môn học liên quan đến kiểm tra và thi kết thúc học phần.

2.2.2. Thực trạng nhận thức về đặc trưng của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ

Qua gần 3 năm thực hiện phương thức ĐT theo HCTC, Ban Giám hiệu Trường CĐKTTCTN luôn đặc biệt chú trọng vào công tác đổi mới PPGD của GV và phương pháp học tập của SV phù hợp với CTĐT theo HCTC. Nhà trường đã tích cực mời chuyên gia, tổ chức các buổi tập huấn cho CBQL và GV cùng học tập và trao đổi kinh nghiệm về phương thức ĐT theo HCTC. Phòng Quản lí đào tạo, phòng Công tác học sinh - sinh viên tổ chức cho SV học tập Quy chế 43 của BGD&ĐT về ĐT theo HCTC ở các trường đại học, cao đẳng. Đồng thời, cụ thể hóa quy chế đó bằng văn bản in trong cuốn sổ tay SV để SV dễ dàng tìm hiểu.

Để biết được nhận thức của CBQL, GV và SV về đặc trưng của phương thức ĐT theo HCTC, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 2 và phụ lục 3), bao gồm 9 nội dung tương ứng với các đặc trưng chủ yếu của CTĐT theo HCTC như sau:

Đặc trưng 1. Triết lí/tôn chỉ giáo dục đại học: Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực và tính thích nghi cao, khả năng học tập suốt đời trên cơ sở phát huy tính tự chủ của người học, đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa trong liên thông ĐT và sử dụng lao động; Hướng đến 4 trụ cột giáo dục của UNESCO đề ra năm 1996 (học để biết, học để làm, học làm người, học cách chung sống)

Đặc trưng 2. Tính tự chủ của người học: Mỗi SV có thể tự xây dựng một tiến độ học tập riêng trong khung thời gian cho phép đối với bậc học tương ứng; Mỗi SV có thể chọn lựa môn học thích hợp với sở thích, khả năng trong số các môn học tự chọn.

Đặc trưng 3. Yêu cầu liên thông: Các môn học, bậc học trong phạm vi một trường có tính liên thông, hướng đến liên thông với các trường khác

Đặc trưng 4 CTĐT: Căn cứ về thời gian để xây dựng CT. Khối lượng làm việc của SV được xác định bằng thời lượng SV phải lên lớp, thực hành, thực tập,... và thời gian cần thiết để tự nghiên cứu, tự học; Được thiết kế theo cấu trúc modul và đáp ứng khả năng liên thông, lắp ghép giữa các ngành. Độ dài của CTĐT được tính theo TC (CT cao đẳng có khoảng 90 đến120 TC). Các môn học cơ bản được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu của nhóm ngành ĐT, đáp ứng yêu cầu xã hội và thị trường

lao động, đáp ứng yêu cầu quốc tế hoá trong sử dụng lao động; Tổ chức ĐT theo học kì, mỗi năm có 2 đến 4 học kì. SV phải hoàn thành khối lượng học tập tính theo TC. Năm học của SV được xác định theo tổng số TC đã tích lũy.

Đặc trưng 5. PPGD: Lấy người học làm trung tâm, GV sử dụng các PPGD sao cho SV phải sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm. GV cần quan tâm đến tính đa dạng (về ngành học) của SV khi sử dụng các PPGD (SV học khác ngành có thể học chung một lớp môn học).

Đặc trưng 6. Phương pháp học tập: SV cần đăng kí kế hoạch học tập cho từng học kì, phải biết lựa chọn môn học và tiến độ học tập sao cho phù hợp với sở thích, năng lực và hoàn cảnh riêng. SV cần phải thoả mãn yêu cầu lên lớp đối với mỗi môn học, cần tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm nhiều hơn ngoài thời gian lên lớp. SV cần đọc tài liệu trước khi đến lớp. SV phải đạt được các kĩ năng mềm, thực hiện lịch học và lịch thi của cá nhân. SV có thể học song song 2 ngành.

Đặc trưng 7. Phương pháp đánh giá học tập: Kết quả học tập được đánh giá theo tổng số TC đã tích luỹ. SV bị buộc thôi học nếu không đạt được điểm trung bình chung tích luỹ nào đó sau một giai đoạn nhất định. SV cần đạt đủ số TC và trung bình chung tích luỹ quy định theo từng năm và cả khoá học; Sử dụng thang điểm số kết hợp thang điểm chữ, cho phép cách tính điểm tương đối. Xem trọng đánh giá quá trình.

Đặc trưng 8. Tuyển sinh: Có thể tuyển sinh theo học kì. SV được chuyển ngành, chuyển trường trên cơ sở các ngành/trường đáp ứng các yêu cầu về liên thông.

Đặc trưng 9. Quản lí SV: SV được quản lí học tập theo lớp môn học, được khuyến khích tham gia các sinh hoạt chung của khoa, trường. Hồ sơ học tập của SV mang tính cá thể, cần được theo dòi riêng. SV được tư vấn bởi cố vấn học tập.


35

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL,GV và SV về đặc trưng của CTĐT theo HCTC



Stt


Đặc trưng cơ bản

Ý kiến đánh giá

CBQL, GV

SV

Đồng ý

Phân vân

Không

đồng ý

Đồng ý

Phân vân

Không

đồng ý

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

1

Triết lí/tôn chỉ giáo dục ĐH

50

100

0

0

0

0

72

79,1

19

20,9

0

0

2

Tính tự chủ của người học

50

100

0

0

0

0

70

76,9

13

14,3

8

8,8

3

Yêu cầu liên thong

43

86

7

14

0

0

64

70,3

8

8,8

19

20,9

4

Chương trình học

45

90

5

10

0

0

62

68,1

23

25,3

6

6,6

5

Phương pháp giảng dạy

50

100

0

0

0

0

65

71,4

21

23,1

5

5,5

6

Phương pháp học tập

50

100

0

0

0

0

63

69,2

23

25,3

5

5,5

7

Phương pháp đánh giá học tập

50

100

0

0

0

0

76

83,5

15

16,5

0

0

8

Tuyển sinh

38

76

12

24

0

0

46

50,5

45

49,5

0

0

9

Quản lí sinh viên

50

100

0

0

0

0

57

62,6

34

37,4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 6


HTN35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét bảng 2.3 chúng tôi thấy:

Về phía CBQL, GV: Có 50 người CBQL, GV tương đương với 100% CBQL, GV nhận thức đúng đặc trưng Triết lí/tôn chỉ giáo dục đại học, Tính tự chủ của người học, PPGD, Phương pháp học tập, Phương pháp đánh giá học tập, Quản lí SV; có 43/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 86% nhận thức đúng, 7/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14% phân vân với đặc trưng Yêu cầu liên thông; 45/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 90% nhận thức đúng, 5/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% phân vân với đặc trưng CTĐT; 38/50 CBQL. GV chiếm tỉ lệ 76% nhận thức đúng, 12/50 CBQL. GV chiếm tỉ lệ 24% phân vân với đặc trưng Tuyển sinh. Kết quả cho thấy phần lớn CBQL, GV nhận thức đúng các đặc trưng của phương thức ĐT theo HCTC. Tuy nhiên, có một số CBQL, GV chỉ quan tâm đến công tác chuyên môn của mình, chưa thực sự quan tâm đến công tác khác (công tác tuyển sinh) của Nhà trường.

Về phía SV: Có 72/91 SV chiếm tỉ lệ 79,1% nhận thức đúng, 19/91 SV chiếm tỉ lệ 20,9% phân vân với đặc trưng Triết lí/tôn chỉ giáo dục đại học; có 70/91 SV chiếm tỉ lệ 76,9% nhận thức đúng, 13/91 SV chiếm tỉ lệ 14,3% phân vân, 8/91 SV chiếm tỉ lệ 8,8% không đồng ý với đặc trưng Tính tự chủ của người học; có 64/91 SV chiếm tỉ lệ 70,3% nhận thức đúng, 8/91 SV chiếm tỉ lệ 8,8% phân vân, 19/91 SV chiếm tỉ lệ 20,9% không đồng ý với đặc trưng Yêu cầu liên thông; có 62/91 SV chiếm tỉ lệ 68,1% nhận thức đúng, 23/91 SV chiếm tỉ lệ 25,3% phân vân, 6/91 SV chiếm tỉ lệ 6,6% không đồng ý với đặc trưng CTĐT; có 65/91 SV chiếm tỉ lệ 71,4% nhận thức đúng, 21/91 SV chiếm tỉ lệ 23,1% phân vân, 5/91 SV chiếm tỉ lệ 5,5% không đồng ý với đặc trưng PPGD; có 63/91 SV chiếm tỉ lệ 69,2% nhận thức đúng, 23/91 SV chiếm tỉ lệ 25,3% phân vân, 5/91 SV chiếm tỉ lệ 5,5% không đồng ý với đặc trưng Phương pháp học tập; có 76 SV chiếm tỉ lệ 83,5% nhận thức đúng, 15/91 SV chiếm tỉ lệ 16,5% phân vân với đặc trưng Phương pháp đánh giá học tập; 46/91 chiếm tỉ lệ 50,5% SV nhận thức đúng, 45/91 SV chiếm tỉ lệ 49,5% phân vân với đặc trưng Tuyển sinh; có 57/91 chiếm tỉ lệ 62,6% nhận thức đúng, 34/91 SV chiếm tỉ lệ 37,4% phân vân với đặc trưng Quản lí SV. Phần lớn SV nhận thức tốt những đặc trưng cơ bản của CTĐT theo HCTC. Tuy nhiên, vẫn có một số SV chưa nhận thức được các đặc trưng này.

2.2.3. Thực trạng nhận thức về các cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ

Để đánh giá nhận thức của CBQL và GV về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 2). Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL và GV

về đặc trưng của các cách tiếp cận trong phát triển CTĐT



TT


Cách tiếp cận


Đặc trưng cơ bản

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)


1

Tiếp cận nội dung

Quan niệm giáo dục là một quá trình truyền thụ nội dung kiến thức, hình thành ở người học hệ thống tri thức khoa học đầy đủ. Dạy học thụ động, quá tải, nặng về ghi nhớ, khó khăn trong việc đánh giá kết

quả học tập của người học.


31


62


13


26


6


12


2


Tiếp cận mục tiêu

Chú trọng đến sản phẩm ĐT, quan tâm những thay đổi của người học sau khi kết thúc khoá học về hành vi trong các lĩnh vực về nhận thức, kĩ năng và thái độ, thuận lợi cho việc đánh giá chất lượng CT.

Người học trở nên bị động, giáo điều máy móc và thiếu sáng tạo.


38


76


11


22


1


2


3

Tiếp cận phát triển

Quan niệm “người học là trung tâm”, chú trọng đến phát triển sự hiểu biết ở người học, giúp cho người học lĩnh hội dần dần các kinh nghiệm học tập thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho họ có được cơ hội trải qua

những thử thách khác nhau.


42


84


8


16


0


0


4


Tiếp cận hệ thống

CT là bản thiết kế tổng thể quá trình ĐT từ khâu đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoá học) với một hệ thống các hoạt động ĐT theo một trình tự chặt chẽ, kết hợp với các hoạt động qua lại lẫn nhau

nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn của quá trình ĐT.


41


82


6


12


3


6


5

Tiếp cận theo

TC


Đáp ứng nhu cầu học tập của SV, tăng hiệu suất dạy học và thể hiện rò quan điểm tôn trọng người học.


45


90


5


10


0


0

Nhận xét bảng số liệu 2.4: Có 31/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 62% nhận thức đúng, có 13/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 26% phân vân, 6/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 12% không đồng ý với đặc trưng của Cách tiếp cận nội dung; có 38/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 76% nhận thức đúng, 11/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 22% phân vân, 1/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 2% không đồng ý với đặc trưng của Cách tiếp cận mục tiêu; có 42/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 84% nhận thức đúng, 8/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 16% phân vân với đặc trưng của Cách tiếp cận phát triển; có 41/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 82% nhận thức đúng, 6/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 12% phân vân, 3/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 6% không đồng ý với đặc trưng của Cách tiếp cận hệ thống; có 45/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 95% nhận thức đúng, 5/50 ý kiến chiếm tỉ lệ 10% phân vân với đặc trưng của Cách tiếp cận theo TC.

Chúng tôi thấy phần lớn CBQL, GV nhận thức đúng đặc trưng của các cách tiếp cận trên. Nhưng vẫn còn CBQL, GV chưa nhận thức được các đặc trưng đó. Nguyên nhân chủ yếu là CBQL và GV làm công tác phát triển CTĐT chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặt khác, đội ngũ GV trẻ đang tập trung vào học tập kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu đề cương bài giảng, chưa có cơ hội tiếp cận nhiều về phát triển CTĐT.

2.2.4. Thực trạng nhận thức về phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ

Công tác phát triển CTĐT luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu Trường CĐKTTCTN. Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về công tác phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 2). Kết quả được thể hiện ở bảng

2.5 dưới đây:

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL và GV

về phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC



Stt


Nội dung

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân

vân

Không

đồng ý

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

1

Phát triển mục tiêu ĐT

45

90

5

10

0

0

2

Phát triển kế hoạch ĐT

37

74

7

14

6

12

3

Phát triển nội dung ĐT

50

100

0

0

0

0

4

Phát triển phương pháp ĐT

50

100

0

0

0

0

5

Phát triển hình thức tổ chức hoạt động ĐT

50

100

0

0

0

0

6

Phát triển năng lực người dạy

50

100

0

0

0

0

7

Phát triển năng lực người học và hoạt động

học tập

50

100

0

0

0

0

8

Phát triển điều kiện tổ chức hoạt động ĐT

50

100

0

0

0

0

9

Phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định

chất lượng ĐT

50

100

0

0

0

0

Nhận xét bảng 2.5, chúng tôi thấy: Có 50 người tương đương với 100% CBQL, GV cho rằng để phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC cần phải Phát triển nội dung ĐT, Phát triển phương pháp ĐT, Phát triển hình thức tổ chức hoạt động ĐT, Phát triển năng lực của người dạy, Phát triển năng lực của người học và hoạt động học tập, Phát triển điều kiện tổ chức hoạt động học tập, Phát triển hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng.

Có 45/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 90% đồng ý, 5 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% phân vân Phát triển mục tiêu ĐT. Có 37/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 74% đồng ý, 7/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14% phân vân và 6/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 12% không đồng ý Phát triển kế hoạch ĐT.

Nhận thức của CBQL và GV về phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC rất tốt. Tuy nhiên, vẫn có CBQL, GV không nhận thức được tầm quan trọng của công tác Phát triển mục tiêu ĐT Phát triển kế hoạch ĐT trong phát triển CTĐT theo HCTC.

2.3. Thực trạng thực hiện chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ

Tổ chức thực hiện CTĐT là công việc đảm bảo thực hiện toàn bộ nội dung cấu trúc của CTĐT một cách đầy đủ, khoa học về cơ cấu nội dung CTĐT, mục tiêu ĐT, số lượng, thời lượng các modul, môn học, tỉ lệ giữa thời gian lý thuyết và thực hành. Để biết được thực trạng thực hiện CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 2, câu hỏi 3 Phụ lục 3, câu hỏi 1 và 4 Phụ lục 4). Kết quả được tổng hợp ở bảng số 2.6, 2.7 và 2.8 dưới đây:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí