Các tiến bộ đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Những thành công trong việc đạt được các mốc hoạt động
Đánh giá những sửa đổi cần thiết đối với phương án khắc phục Kiểm tra các số liệu tài chính và các dự toán
Kết quả cuối cùng của những chiến lược thuộc loại này là loại bỏ hoàn toàn các vấn đề khó khăn căn bản và nâng hạng rủi ro tín dụng.
Sau khi đã nâng cấp tín dụng và bộ phận quản lý các khoản vay có vấn đề yên tâm là khoản tín dụng đó đã được khôi phục trở lại trạng thái lành mạnh, có thể chuyển giao việc kiểm soát trở về cho cán bộ quản lý tín dụng rủi ro thấp.
+ Bước 7: Nếu phương án không thành công
Thật không may là không phải tất cả các phương án đều kết thúc có hậu và có những khoản tín dụng rủi ro cao vì nhiều lý do không thể rũ bỏ được các vấn đề khó khăn. Các lý do thường gặp là:
Quản lý: Không có khả năng quản lý trong thời kỳ khó khăn và mất hết nhiệt tình.
Hoạt động: Mất khách hàng chủ yếu; Doanh thu bán hàng giảm; Cạnh tranh Tài chính: Nợ chồng chất
Khi cán bộ rủi ro cao thấy rõ:Rủi ro tín dụng khó có thể được thăng hạng trong tương lai gần và viẹc trả nợ ngân hàng bằng lợi nhuận trong tương lai có vẻ không khả thi thì cần phải cân nhắc lại phương hướng trong thời gian tới với mối quan tâm chủ yếu là hoàn trả số nợ còn lại.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Lãi Suất Bằng Hợp Đồng Hoán Đổi
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 7
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 8
- Ưu, Nhược Điểm Của Các Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng
- Quan Điểm Kinh Doanh Tín Dụng - Hoạt Động Cơ Bản Trong Kinh Doanh Ngân Hàng
- Rà Soát Lại Từng Sản Phẩm Cho Vay Và Có Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Cho Từng Sản Phẩm
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Có thể cho phép khách hàng một khoảng thời gian cụ thể như 60 ngày để hoàn trả nợ. Nếu vẫn chưa trả được thì ngân hàng sẽ chuyển khoản tín dụng này sang cho phòng phục hồi tài sản có thể xử lý.
- Nợ không lành mạnh - Phòng truy hồi tài sản:
+ Nhiều ngân hàng có xu hướng giao cho một phòng chuyên môn gọi là phòng truy hồi tài sản quản lý các khoản nợ không lành mạnh.
+ Nợ không lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi, tên gọi của chúng có thể khác nhau, nhưng nhìn chung ta có thể coi nợ không lành mạnh là những khoản nợ có vấn đề sau khi đã khắc phục không thành công.
+ Các biện pháp xử lý nợ không lành mạnh:
Khi đã chuyển sang loại nợ này ngân hàng dùng các biện pháp mạnh để thu hồi vốn càng nhanh càng tốt: tận thu các khoản có thể thu, phát mại tài sản.
Thanh lý: Nhiều khi hành động thanh lý doanh nghiệp là cơ hội tốt nhất để thu lại nợ một cách tối đa.
Xoá nợ: Xoá nợ khó đòi là một việc làm cần thiết nhằm xoá khỏi sổ sách kế toán của ngân hàng những tài sản rủi ro tín dụng cao được coi là không thể đòi lại từ khách hàng, bên bảo lãnh hoặc nguồn trả nợ khác. Việc xoá nợ thường diễn ra với điều kiện: Đã phát mại toàn bộ tài sản đảm bảo; Đã khai thác hết khả năng có thể hoàn vốn.
- Các thủ tục pháp lý và thu nợ:
Thủ tục pháp lý nhằm để hỗ trợ ngân hàng sử dụng quyền đòi nợ sau khi đã thực sự cố gắng giải quyết tranh chấp với bên vay bằng thương thuyết.
2.2.4. Biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng
2.2.4.1. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro thanh khoản
- Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
- Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi
suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng.
- Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Mọi biến động dù nhỏ về hoạt động chi tiền tại quầy hay tại các máy rút tiền tự động đều có thể gây ra những tổn thất lớn.
- Khi nhiều người gửi tiền rút tiền ngay lập tức và đột ngột buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản (chuyển hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khả năng thanh khoản.
- Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Cam kết tín dụng có nghĩa bên ngân hàng cam kết cho vay đối với khách hàng trên cơ sở một số điều kiện nào đó hoặc vô điều kiện. Cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi người vay thực hiện cam kết tín dụng thì ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.
2.2.4.2. Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản
- Phương pháp quản lý tài sản nợ: ngân hàng tiếp cận với thị trường để tăng vốn tức thời bằng những khoản tín dụng có thời hạn ngắn, bao gồm thị trường chính thức (giao dịch với NHTW), thị trường Interbank và hợp đồng mua lại. Hoặc ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài.
- Phương pháp chuyển hóa tài sản, có nghĩa là ngân hàng chuyển hóa một bộ phận tài sản thanh khoản thuộc tài sản có thành tiền mặt. Một tài sản được xem là thanh khoản thì phải đáp ứng được các điều kiện như: có thể chuyển hóa thành tiền mặt nhanh chóng với chi phí chuyển nhượng thấp, giá cả tương đương giá cả thị trường và được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo.
Ngoài ra, các ngân hàng còn áp dụng một số các quy tắc sau:
- Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của phòng nguồn vốn và phòng tín dụng (bao gồm cả phòng đầu tư). Chẳng hạn, nếu phòng tín dụng dự định cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng với số tiền tương đối lớn thì phải thảo luận và thông báo với phòng nguồn vốn để chuẩn bị nguồn tiền,...
- Bộ phận quản lý thanh khoản phải được biết trước vào bất cứ lúc nào khi những khách hàng lớn có kế hoạch rút tiền gửi, sử dụng hạn mức tín dụng hay bổ sung tiền gửi. Điều này giúp cho nhà quản lý chủ động xử lý các trạng thái thâm hụt hay thặng dư thanh khoản phát sinh đột biến một cách hiệu quả.
- Bộ phận quản lý thanh khoản phải biết được một cách chắc chắn và rõ ràng về các mục tiêu và những ưu tiên trong kế hoạch thanh khoản của ngân hàng. Việc quản lý thanh khoản chỉ có chức năng hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh tối cao của ngân hàng là cấp tín dụng và các dịch vụ thu phí. Ngân hàng cần phải đáp ứng mọi khoản tín dụng mang lại lợi nhuận khả thi, do đó nhiệm vụ của bộ phận quản lý thanh khoản là tìm kiếm đủ nguồn vốn để tài trợ cho các khoản tín dụng mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
- Mọi nhu cầu và các quyết định thanh khoản phải được phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản.
2.2.5. Biện pháp quản lý rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng. Trong quan hệ thương mại quốc tế vấn đề thanh toán là rất quan trọng, trong đó vai trò của ngân hàng là không thể thiếu. Thông qua việc phát triển các dịch vụ thanh
toán quốc tế, ngân hàng thu được khá nhiều lợi nhuận từ các loại hình phí. Nhưng đồng thời rủi ro có thể xảy ra đối với các ngân hàng cũng không nhỏ và trong nhiều trường hợp đã dẫn đến những hậu quả khá nghiêm trọng. Chẳng hạn trường hợp của công ty thương mại H mở tín dụng thư tại một ngân hàng thương mại Việt Nam để nhập ủy thác cho Công ty xuất nhập khẩu H 5.000 tấn thép tấm từ Công ty Sunkyong-Hàn Quốc. Mặc dù hàng về chậm và kém chất lượng so với thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng ngân hàng với tư cách là ngân hàng mở tín dụng thư vẫn phải thanh toán đầy đủ tiền cho Công ty Sunkyong-Hàn Quốc vì bộ chứng từ do bên bán xuất trình phù hợp với quy định của tín dụng thư. Sau đó, ngân hàng thông báo cho người mua hàng và yêu cầu thanh toán nhưng người mua hàng không đồng ý thanh toán cho ngân hàng vì bên bán hàng đã giao hàng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng. Cuối cùng, do bên mua hàng kiên quyết không trả tiền cho ngân hàng, nên vụ việc được đưa ra Tòa án để xét xử sơ thẩm. Sau hai cấp xét xử, Tòa án đã tuyên buộc Công ty thương mại H phải trả cho ngân hàng toàn bộ số tiền gốc 260,533 USD mà ngân hàng đã thanh toán cho đối tác Hàn Quốc.
Như vậy, rủi ro có thể xảy ra đối với các ngân hàng là rất rõ ràng mà ví dụ trên chỉ là một trường hợp điển hình. Để hạn chế và tối thiểu hóa các rủi ro trong thanh toán quốc tế các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp cụ thể như:
- Ban hành quy trình, thủ tục chặt chẽ về thanh toán quốc tế.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan, đặc biệt là phòng tín dụng và phòng thanh toán quốc tế. Trong các biện pháp thanh toán quốc tế thường được sử dụng thì biện pháp thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (Letter of Credit) là chứa đựng nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng.
Toàn bộ các hồ sơ thanh toán mở L/C đều được trình qua phòng tín dụng, do vậy sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phòng là rất cần thiết. Đối với các hồ sơ mở L/C vốn vay, hoặc L/C trả chậm các ngân hàng thực hiện rất chặt chẽ khâu nhận tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo lúc này sẽ là nguồn trả nợ phụ cho khách hàng trong trường hợp khách hàng phải nhận nợ bắt buộc do không có nguồn để thanh toán L/C hoặc thanh toán vốn vay.
- Khâu đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ phòng thanh toán quốc tế luôn được chú trọng hàng đầu. Cán bộ thanh toán phải có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ thanh toán, về quy trình kiểm tra chứng từ, về quy tắc thực hành tín dụng chứng từ UCP500 và quy tắc nhờ thu IRC, quy trình xuất nhập khẩu,...
- Cán bộ ngân hàng tăng cường công tác tư vấn cho các doanh nghiệp về việc áp dụng các phương thức thanh toán trong các hợp đồng mua bán ngoại thương trước khi chính thức ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
2.3. Phân tích ưu, nhược điểm của những biện pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1. Ưu, nhược điểm của các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất
Quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam phần lớn còn ở mức vừa và nhỏ, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại quốc doanh cao nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 5.000 tỷ đồng, khối ngân hàng thương mại cổ phần đô thị vốn điều lệ cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín với 2.089 tỷ đồng [25]. Do vậy, các ngân hàng đều chưa phát huy được hết tác dụng của các biện pháp quản lý rủi ro, đặc biệt là biện pháp sử dụng hợp đồng quyền chọn.
Đối với những ngân hàng nhỏ thì chiến lược mua quyền chọn tỏ ra thích hợp hơn so với chiến lược bán quyền do các nguyên nhân về kinh tế và về
quy chế. Tuy nhiên đối với những ngân hàng lớn thì cả hai chiến lược là mua và bán quyền chọn đều là những giao dịch thích hợp.
Đối với việc bán quyền chọn (bao gồm bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán) thì lợi nhuận tiềm năng thu được là bị giới hạn, nhưng khả năng phát sinh lỗ thì không có giới hạn. Khi thị giá trái phiếu giảm mạnh dẫn đến tiềm ẩn thua lỗ lớn. Những ngân hàng thực hiện các hợp đồng bán quyền chọn với khối lượng lớn sẽ đứng trước nguy cơ lỗ vốn nặng nề. Tuy nhiên, bằng cách bán quyền chọn mua ngân hàng có thể phòng ngừa được rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng, nghĩa là thị giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của ngân hàng tăng đủ để bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Trường hợp ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, thì khoản lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán quyền chọn mua (khoản phí thu được) có thể không đủ để bù đắp cho sự giảm giá của trái phiếu trong danh mục đầu tư của ngân hàng. Điều này là có thể vì lợi nhuận thu được tối đa từ hợp đồng bán quyền chọn mua bị giới hạn bởi mức phí thu được C. Bằng cách phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách mua quyền chọn bán, ngân hàng có được phương án lựa chọn an toàn hơn do mức độ lỗ tối đa trong hợp đồng mua quyền chọn bán trái phiếu khi lãi suất thị trường tăng được giới hạn bởi phí mua quyền chọn bán. Ngân hàng thu được lợi nhuận khi lãi suất giảm đủ để cho giá thị trường của trái phiếu lớn hơn giá quyền chọn cộng với phí mua quyền chọn bán.
Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất, quy chế mới của ngân hàng Nhà nước quy định rõ ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất của chính mình, phải có đủ các điều kiện: có giao dịch gốc (giao dịch gốc là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hóa trả chậm) được thực hiện
phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm phù hợp [15].
Như vậy, đối với cả ba biện pháp thường được áp dụng trong quản lý rủi ro lãi suất đều tỏ ra hiệu quả hơn đối với các ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ do hạn chế về kinh tế, về quy chế, cũng như những hạn chế về hệ thống thông tin, mối quan hệ... dẫn đến những khó khăn và kém hiệu quả hơn trong các chiến lược quản lý rủi ro.
Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất trên cần phải có những cán bộ có chuyên môn cao, am hiểu về những biến động trên thị trường tài chính-ngân hàng mà ở các ngân hàng thường là tập trung vào các cán bộ nguồn vốn. Song trình độ nghiệp vụ chuyên môn và khả năng phân tích, ngoại giao của nhiều cán bộ, đặc biệt ở các ngân hàng quy mô nhỏ, còn thể hiện nhiều yếu kém. Điều này đã dẫn đến không ít thiệt hại và những phản tác dụng của các biện pháp phòng ngừa trên.
2.3.2. Ưu, nhược điểm của các biện pháp quản lý rủi ro ngoại hối
Đối với nhóm các giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, việc xây dựng mô hình kinh doanh ngoại hối gồm ba bộ phận và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận để đảm bảo tính độc lập, chuyên môn và hạn chế rủi ro phát sinh nhiều ngân hàng quy mô vừa và nhỏ còn chưa thực hiện được. Khâu kiểm soát và quản lý rủi ro chưa được chú trọng và phân rõ chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng vẫn chủ yếu chỉ gồm bộ phận kinh doanh trực tiếp và bộ phận thực hiện giao dịch. Bộ phận thực hiện giao dịch kiêm cả khâu báo cáo. Do vậy, rủi ro vẫn chưa được kiểm soát và phòng ngừa đầy đủ.
Cũng giống như nhóm giải pháp trên, nhóm giải pháp về mặt thông tin cũng gặp phải những nhược điểm tương tự ở chỗ hầu hết các ngân hàng có