Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Đạo Đức Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


2.1.3.3. Khả năng sinh lời

NHTM là doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó đây là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ NHTM nào. Giai đoạn 2011 - 2016 là giai đoạn kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn, ngành ngân hàng phải triển khai tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh này, hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, do đó khả năng sinh lời của các ngân hàng nói chung không mấy khả quan.

Ảnh hưởng từ những biến động kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mô trong nước, đây là giai đoạn không thuận lợi cho việc tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng được coi là nguồn chủ yếu của NHTM, nhưng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng suy giảm kèm theo nợ xấu tăng cao làm lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm. Từ năm 2014, hoạt động ngân hàng bắt đầu có khởi sắc hơn nhưng đây là thời gian nhiều ngân hàng phải chủ động xử lý nợ xấu bằng cách xóa nợ và bắt đầu thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT - NHNN kéo theo việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng tăng, làm tỷ lệ này có sự sụt giảm.

Bảng 2.12: Tỷ lệ ROA của một số NHTM Việt Nam 2011 - 2017

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

ROA

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

VCB

1,50

1,25

1,13

0,99

0,88

0,94

0,88

VietinBank

1,51

1,70

1,40

1,20

1,00

1,00

0,84

BIDV

0,83

0,74

0,78

0,83

0,79

0,67

0,58

ACB

1,32

0,34

0,48

0,55

0,54

1,32

0,93

MB

1,71

1,20

1,18

1,30

1,28

1,47

1,47

SHB

1,23

1,80

0,65

0,51

0,43

0,63

0,67

NCB

0,78

0,01

0,07

0,02

0,02

0,02

0,03

KienlongBank

2,21

1,90

1,50

0,80

0,70

0,60

0,54

Agribank

0,33

0,55

0,35

0,33

0,33

0,34

0,35

Sacombank

1,44

0,68

1,50

1,31

0,22

0,02

0,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Nguồn: [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47]


Bảng 2.13: Tỷ lệ ROE của một số NHTM Việt Nam 2011 - 2017

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

ROE

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

VCB

17,08

12,60

10,33

10,76

12,03

14,69

17,33

VietinBank

26,83

19,90

13,70

10,50

10,30

11,80

14,44

BIDV

13,20

12,90

13,08

15,27

15,50

14,70

17,74

ACB

27,49

6,40

6,58

7,60

8,17

20,73

16,57

MB

22,96

20,49

16,25

15,62

12,75

11,91

15,59

SHB

15,04

21,99

8,56

7,59

7,32

7,61

13,11

NCB

6,35

0,07

0,58

0,25

0,20

0,19

0,68

KienlongBank

11,42

10,2

9,0

5,20

4,90

3,60

5,68

Agribank

6,88

9,86

6,04

5,64

6,18

6,88

7,56

Sacombank

14,60

7,15

14,5

13,21

2,72

0,35

5,20

Nguồn: [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45], [46], [47]

Đáng chú ý trong giai đoạn này có sự biến động về ROA, ROE của một số ngân hàng như: ACB, SHB, NCB. Đối với ACB, năm 2012, sau vụ án liên quan tới lãnh đạo cao cấp của ngân hàng đã ảnh hưởng lớn tới uy tín và hoạt động của ngân hàng. Do đó trong năm này, lợi nhuận, tài sản của ngân hàng giảm mạnh, kéo theo sự sụt giảm của hệ số ROA, ROE. Đối với SHB năm 2012, sau khi sáp nhập Habubank, SHB phải gánh khoản lỗ 1.715 tỷ của Habubank làm lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm mạnh, cùng với đó là sự mở rộng về tài sản và vốn chủ sở hữu, kéo theo tỷ lệ ROA, ROE của ngân hàng này thấp nhất so với các ngân hàng nhóm 2. Còn đối với NCB, là một ngân hàng vừa tái cấu trúc nên trong giai đoạn này phần lớn lợi nhuận để trích lập dự phòng và xử lý các tồn đọng cũ, thêm vào đó, cơ cấu tài sản của NCB cũng có sự thay đổi lớn khi tỷ trọng cho vay khách hàng giảm, thay vào đó là sự gia tăng của đầu tư vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi tại các TCTD khác. Đây là những kênh đầu tư với tỷ lệ sinh lời thấp nên tỷ lệ ROA và ROE của ngân hàng này còn đang ở mức rất thấp.

Đối với các NHTM còn lại VCB, VietinBank, BIDV, MB, tỷ lệ ROA, ROE cao trong toàn ngành ngân hàng. Mặc dù có sự biến động giảm nhẹ trong giai đoạn


kinh tế gặp khó khăn nhưng các tỷ lệ này đã đảo chiều tăng khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Đối với KienlongBank, mặc dù là ngân hàng nhỏ, nhưng đây là ngân hàng luôn chú trọng tới chất lượng tài sản, do vậy, tỷ lệ ROA, ROE của ngân hàng trong toàn giai đoạn luôn không có những biến động bất thường.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.1.1. Quá trình tiếp cận rủi ro đạo đức tại Việt Nam

Từ những năm đầu của thế kỷ 21 và đặc biệt là sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng Mỹ năm 2008, vấn đề quản lý rủi ro đạo đức được các NHTM trên thế giới coi trọng và xây dựng như một trong những cột trụ đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Tại một số NHTM Việt Nam, điển hình là BIDV (phân chia các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Basel II thành 3 nhóm rủi ro chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp), rủi ro đạo đức được hiểu là rủi ro xuất phát từ yếu tố con người (nhân viên) và được xếp vào nhóm rủi ro tác nghiệp.

Rủi ro đạo đức ngày càng gia tăng do tác động của quá trình hội nhập, do tốc độ gia tăng khối lượng các giao dịch trong ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy, quản lý rủi ro đạo đức nói chung và quản lý rủi ro đạo đức của nhân viên nói riêng một cách có hiệu quả đang là một trong những vấn đề mà các NHTM Việt Nam nói chung phải đối mặt.

Tuy vậy, không phải tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đều coi trọng vấn đề rủi ro đạo đức nhân viên. Tại các ngân hàng lớn với nguồn vốn lớn, số nghiệp vụ, số lượng và giá trị giao dịch lớn (các ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần tiêu biểu) vấn đề quản lý rủi ro đạo đức, rủi ro đạo đức nhân viên có vai trò không nhỏ. Bên cạnh đó, tại các ngân hàng nhỏ, số vốn ít, mục tiêu trước mắt và trên hết của họ là lợi nhuận và sự tăng trưởng vốn của ngân hàng, chính vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro đối với những ngân hàng này thường chỉ tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường mà ít nhắc đến rủi ro đạo đức, trong đó có rủi ro đạo đức nhân viên.


Phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam chưa thành lập bộ phận quản lý rủi ro đạo đức, một số NHTM cổ phần nhỏ chỉ có một bộ phận quản lý rủi ro chung mà không phân chia theo các mảng rủi ro. Một số ngân hàng khác đã bước đầu tìm hiểu về rủi ro đạo đức và các phương thức hạn chế rủi ro đạo đức tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng có hệ thống quản lý rủi ro đạo đức bài bản. Một số NHTM lớn như BIDV, Vietinbank, Techcombank, Maritime Bank, VIB đã có bộ phận quản lý rủi ro đạo đức. Tại những ngân hàng khác (như MB) đã bước đầu xuất hiện hoạt động đàm phán với các hãng kiểm toán, tư vấn nước ngoài để xây dựng chính sách quản lý rủi ro đạo đức tại ngân hàng. Maritime Bank vừa chính thức đưa hệ thống Kondor+ của Công ty Thomson Reuters vào vận hành trong công tác quản trị rủi ro.

Ngân hàng là công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế, huy động vốn cho các dự án, là trung tâm thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ, nơi tập trung khối lượng tiền, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và các tài sản quý. Do đó, tội phạm luôn xác định ngân hàng là mục tiêu, điểm đến để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thống và cũng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, việc nhận diện đúng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cũng như các tình tiết liên quan có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Chỉ tính riêng năm 2010 và 10 tháng đầu năm 2011, công an đã xác lập án điều tra 69 vụ, thiệt hại trên 8.000 tỉ đồng, thu hồi gần 2.000 tỉ. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố 40 vụ, 70 cán bộ ngân hàng, kiến nghị ngành ngân hàng xử lý hành chính 85 cán bộ ngân hàng.

Ngày 28/9/2015, tại Phiên họp thứ 8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng gồm: (1) vụ án Lâm Ngọc Khuân và đồng phạm; (2) vụ Phạm Văn Cử và đồng phạm; (3) vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm; (4) vụ Dương Thanh Cường và đồng phạm; (5) vụ Vũ Quốc Hảo và đồng phạm; (6) vụ Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; (7) vụ Lê Hùng Sơn và đồng phạm; (8) vụ Nguyễn Thế Dũng và đồng phạm.

Bối cảnh kinh tế những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thanh khoản, hoạt động tín dụng bị thắt chặt, điều


này dẫn đến hệ lụy tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro từ vấn đề cán bộ. Ngân hàng là một nghề kinh doanh có vị trí quan trọng trong xã hội, thường xuyên tiếp xúc với tiền nên đạo đức kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng của các ngân hàng. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt vụ gian lận có liên quan đến cán bộ ngân hàng bị phanh phui là một hồi chuông báo động cho các ngân hàng về rủi ro đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ nhân viên.

2.2.1.2. Thực trạng rủi ro đạo đức tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thực trạng rủi ro đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đang diễn ra rất phức tạp, với tính chất, quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi (Xem phụ lục). Rủi ro đạo đức ngày càng đa dạng, bao gồm người Việt Nam và cả người nước ngoài, hoạt động trong quốc gia hoặc xuyên quốc gia.

Bảng 2.14: Danh sách 10 đại án liên quan rủi ro đạo đức được chỉ đạo


STT

Tên vụ án

Ngành

1

Vụ án tham nhũng tại Vinalines

Giao thông

2

Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Agribank);

Ngân hàng

3

Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP.HCM;

Ngân hàng

4

Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank;

Ngân hàng


5

Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu;


Ngân hàng

6

Vụ án tham nhũng tại BIDV chi nhánh Đắk Nông;

Ngân hàng

7

Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Vietinbank;

Ngân hàng

8

Vụ án kinh tế tại ACB liên quan đến “bầu” Kiên;

Ngân hàng

9

Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank;

Ngân hàng

10

Vụ tham nhũng tại Tập đoàn Vinashin.

Giao thông

Nguồn: [4], [5]


Xem xét 50 vụ án hình sự đã được xét xử trong giai đoạn 2011 - 2017 điển hình, hiên quan đến rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam ta thấy:

Bảng 2.15: Tổng số vụ án theo nghiệp vụ ngân hàng xét xử 2011 - 2017



Chỉ tiêu


Tín dụng


Tiền gửi


Thanh toán

Khác (thẻ, ngân quỹ)

Số vụ/ số tiền


%

Số vụ/ số tiền


%

Số vụ/ số tiền


%

Số vụ/ số tiền


%

Tổng số vụ án: 50 vụ

27

54

12

24

6

6

5

10

Tổng số tiền thiệt hại:

11.296.284 triệu đồng


5.785.195


51,2


4.996.850


44,2


486.197


4,3


28.042


0,3

Nguồn: [4], [5]

Xếp theo nghiệp vụ ngân hàng thì trong 50 vụ án chúng ta có: Nghiệp vụ tín dụng chiếm hơn một nửa vụ án 54% và tương tự như vậy số tiền cũng chiếm hơn một nửa 51%. Xét theo nghiệp vụ tiền gửi chiếm một phần tư số vụ 24% nhưng số tiền thiệt hại lại lên đến 44% xấp xỉ với thiệt hại về nghiệp vụ tín dụng. Như vậy đôi khi chúng ta chỉ chú trọng trong quản lý nghiệp vụ tín dụng mà quên đi quản lý nghiệp vụ tiền gửi…


Bảng 2.16: Thiệt hại từ rủi ro đạo đức 2011 - 2017 theo thành phần kinh tế

Đơn vị: số vụ/ số tiền/%



Thiệt hại phân theo thành phần kinh tế

NHTM nhà nước

NHTM Cổ phần

NHTM Liên doanh

Số vụ/ số tiền


%

Số vụ/ số tiền


%

Số vụ/ số tiền


%

1. Tổng số vụ án: 50 (vụ)

31

62

17

34

2

4

2. Tổng số tiền: 11.296.284 (Triệu đồng)


6.081.763


53,84


4.806.179


42,55


405.132


3,61

Nguồn: [4], [5]


Xét theo thành phần kinh tế, trong tổng số 50 vụ án thì 31 vụ án thuộc khu vực NHTM nhà nước chiếm 62% về số vụ án và chiếm 53% xếp theo cấp độ thiệt hại về số tiền. Ở đây cũng là điều tất nhiên khi các NHTM nhà nước chiếm tỉ lệ lớn về cho vay và huy động vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Bảng 2.17: Thủ đoạn vi phạm rủi ro đạo đức 2011 - 2017 của các bị cáo



Số vụán; số tiền thiệt hại

THỦ ĐOẠN CỦA CÁC BỊ CÁO

Lập hồ sơ giả, chữ ký, con dấu giả

Lợi dụng lòng tin của người khác

Lợi dụng quản lý tài sản bảo đảm


Thủ đoạn khác

Số vụ: 50 vụ

16

2%

17

4%

5

0%

12

4%

Số tiền: 11.296.284

triệu đồng


10.054.180


9%


946.352


4%


278.900


5%


16.752


1%

Nguồn: [4], [5]

Từ bảng trên, luận án tổng hợp lên các thủ đoạn dự án của các bị cáo trong tổng số 50 vụ án được nghiên cứu thì cho thấy có 11 vụ án là sử dụng thủ đoạn lập hồ sơ giả chữ ký con dấu. Tỷ lệ số vụ án này chỉ là 32%. Nhưng thiệt hại về tiền lên đến 9.824. Vì và chiếm tỷ lệ rất là lớn đến 89%. Điều này cho thấy trong hoạt động ngân hàng việc quản lý hồ sơ con dấu vô cùng quan trọng. Những vụ án gần đây cũng cho thấy việc sử dụng hồ sơ giả chữ ký con dấu đã tạo cho các bị cáo chiếm đoạt những số tiền khổng lồ.

Bảng 2.18: Tổng hợp tội danh tòa tuyên án 2011 - 2017



Chỉ tiêu

NHÓM TỘI DANH TÒA TUYÊN ÁN

Lừa đảo, Làm giả giấy tờ tài liệu, con dấu, cướp


Lợi dụng chức vụ quyền hạn


Cố ý làm trái

Vi phạm các qui định về cho vay


Tham ô

Tổng số vụ 50

32

64%

3

6%

4

8%

4

8%

7

14%

Tổng số tiền 11.296.284


8.235.934


72%


1.248.500


11%


1.049.300


9%


544.300


5%


218.250


2%

Nguồn: [4], [5]

Thực tế cũng cho thấy, một trong những khó khăn trong việc điều tra, xử lý các tội phạm vi phạm đạo đức dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực


ngân hàng là thủ đoạn phạm tội của các đối tượng phạm tội rất tinh vi. Một số cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội được thực hiện rất tinh vi như tạo dựng các hồ sơ giả, giấy tờ giả, giả mạo chữ ký khách hàng gửi tiền tiết kiệm để tham ô, lừa đảo.

Bảng 2.19: Vụ án theo địa phương 2011 - 2017


TT

Địa phương (Tỉnh, thành phố)

Số vụ án

TT

Địa phương (Tỉnh, thành phố)

Số vụ án

1

Hà Nội

17

12

Nghệ An

1

2

TP. Hồ Chí Minh

9

13

Đắc Lắc

2

3

Đồng Nai

1

14

Trà Vinh

1

4

Lạng Sơn

1

15

Đà Nẵng

2

5

Quảng Ninh

1

16

Quảng Ninh

1

6

Phú Thọ

1

17

An Giang

1

7

Hải Phòng

1

18

Phú Yên

1

8

Cần Thơ

1

19

Bà Rịa Vũng Tàu

2

9

Kon Tum

1

20

Long An

1

10

Sóc Trăng

1

21

Tiền Giang

1

11

Quảng Nam

1

22

Bình Định

1


Cộng

50 vụ án; Thiệt hại:11.296.284 triệu đồng

Nguồn: [4], [5]

Do những người phạm tội có trình độ nên thường tìm cách che giấu hành vi phạm tội, tiêu huỷ chứng cứ, dùng nhiều thủ đoạn để đối phó với các cơ quan quản lý, cơ quan tiến hành tố tụng. Do có mối quan hệ với nhiều cấp lãnh đạo, các đối tượng khi bị phát hiện, điều tra thông qua nhiều mối quan hệ “phức tạp” để tác động, chạy tội. Những đối tượng này đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố.

Đối tượng là người làm việc trong ngân hàng

- Đối tượng này có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo dựng hồ sơ, sổ tiết kiệm khống, vàng giả để thế chấp, sau đó chiếm đoạt tiền bằng các hình thức khác nhau. Chúng cũng giả mạo chữ ký của khách hàng gửi tiền để

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí