Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 7


+ Tất cả các doanh nghiệp đều cần một kế hoạch kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp thành đạt luôn là những người giành thời gian để đánh giá các mặt của doanh nghiệp của họ và đặt ra các kế hoạch hoạt động trong tương lai.

+ Tất cả các tổ chức tín dụng đều cần một kế hoạch kinh doanh. Cán bộ tín dụng và các nhà đầu tư cùng chịu rủi ro trong việc kinh doanh. Họ muốn biết khả năng thành công sắp tới của khách hàng triển vọng của họ. Kế hoạch kinh doanh là cách duy nhất mà bạn có thể đánh giá xem có nên nhận rủi ro đó không.

+ Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít các chủ doanh nghiệp biết cách lập một kế hoạch kinh doanh. Việc nghiên cứu và tổng hợp tất cả thông tin vào một bản kế hoạch khả thi có thể là một gánh nặng đối với chủ doanh nghiệp.

Với những lý do trên, việc cán bộ tín dụng hiểu biết về một kế hoạch kinh doanh là rất cần thiết nhằm tư vấn trong việc soạn thảo và giám sát kế hoạch kinh doanh của khách hàng; Nhằm đánh giá một kế hoạch kinh doanh trợ giúp khách hàng dù họ là chủ doanh nghiệp mới đang lập kế hoạch khởi nghiệp hay là chủ doanh nghiệp đang hoạt động cần vay tiền để thực hiện các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thẩm định tín dụng: Gồm 8 nội dung cần tập trung thẩm định, phân tích (Xem xét 6 'C" khi cho vay, thông tin tín dụng và bảng điểm tín dụng, Đánh giá năng lực quản lý, Vốn lưu động, Phân tích tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Cơ cấu một khoản vay, Tái lập và thẩm tra báo cáo tài chính.

- Phân tích 6 "C" cơ bản khi cho vay:

+ Character (Tư cách): Đánh giá các phẩm chất uy tín, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay. Tư cách là yếu tố quan trọng hơn cả và được áp


dụng như nhau trong việc cho vay tiêu dùng đối với cá nhân hoặc đối với những người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quản trị và các lãnh đạo cấp cao, các chủ sở hữu/ những người góp vốn của doanh nghiệp.

Việc đánh giá yếu tố cá nhân là hoàn toàn mang tính chủ quan, tuy nhiên có một số khía cạnh có thể xem xét thêm trong quá trình ra quyết định như:

Quá trình hoạt động: Công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như người vay là một khách hàng lâu năm của tổ chức tín dụng và đã từng vay vốn trước đó.

Sự nhất quán: Khách hàng phải sẵn sàng, đồng thời phải có khả năng trả nợ. Họ có thực hiện điều mà họ nói là sẽ làm và có nhận trách nhiệm của họ không? Họ có luôn nói sự thật không? Có đáng tin cậy không? Hồ sơ ghi chép các giao dịch tài chính trước đây sẽ cho bạn hiểu biết nhiều điều về điểm này.

+ Capacity (Khả năng): Bao gồm cả khả năng kỹ thuật và quản trị kinh doanh. Dù những đánh giá về mặt này mang tính chủ quan nhưng vẫn có thể sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng như:

Lợi nhuận thực hiện, nếu xu thế báo cáo tài chính theo đúng hướng với các chỉ số như: Doanh số bán tăng; Chênh lệch lợi nhuận tăng; Chi phí được giữ nguyên; kiểm soát chặt các con nợ ... thì sẽ không phải là không có lý khi kết luận rằng doanh nghiệp được quản lý bởi một bàn tay có năng lực.

Thị phần tăng lên và có những hợp đồng mới đối với thị trường xuất khẩu là những bằng chứng hữu hình chứng tỏ khả năng quản lý tốt....

Đánh giá khả năng trả nợ, có thể căn cứ vào việc phân tích, đánh giá các tài liệu sau đây: Báo cáo tài chính; Dự trù thu chi tiền mặt; Danh sách công nợ, Kế hoạch kinh doanh; Bản giới thiệu doanh nghiệp; tài sản đảm bảo được xem như một nguồn trả nợ phụ.

+ Capital (Vốn): Nền tảng tài sản, khả năng và mong muốn đầu tư.


Vốn được thể hiện dưới các tài sản và các vật thế chấp, chẳng hạn như các nhà sản xuất phải có các máy móc và trang thiết bị; Người kinh doanh bán buôn thì phải có phương tiện vận tải, kho tàng ... Nhà bán lẻ thì phải có cửa hàng và các tiện nghi cần thiết ...

Các khoản vốn của một khách hàng là một tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của chính họ và thường là một trong những yếu tố quyết định khối lượng tín dụng mà một ngân hàng cho doanh nghiệp đó vay.

+ Cash flow (Lưu chuyển tiền tệ): Đó là việc phân tích luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh, trả nợ, trả lãi cho chủ sở hữu.

Khả năng trả nợ phụ thuộc nguồn thu trong tương lai và thường được đo lường bằng lượng thu chi tiền mặt dự kiến. Những con số dự trù này cũng được xem xét trong mối quan hệ với các cam kết khác mà người vay phải thực hiện. Khi đánh giá khả năng trả nợ, cán bộ tín dụng cần nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của dự án, chính xác là khả năng tạo ra tiền mặt của dự án.

Ngay từ khi bắt đầu, nhất thiết phải nắm chắc được nguồn thanh toán nợ. Một dự án lý tưởng để cho vay là phải đem lại đủ tiền để trả nợ gốc và lãi. Trong một số trường hợp toàn bộ khoản vay có thể được trả thông qua việc bổ sung vốn vay hoặc cổ phần mới. Khấu hao tài sản cố định cũng là nguồn trả nợ chính đối với các ngành tập trung vốn lớn. Trong bất cứ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có (Vốn, lợi nhuận chưa chia, khấu hao...) phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ.

+ Collateral (Tài sản thế chấp) - Nguồn trả nợ phụ.

Trong cho vay đặc biệt là cho vay dài hạn nguồn trả nợ phụ dưới hình thức tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh trở nên quan trọng hơn. Cán bộ tín dụng cần cân nhắc loại tài sản đảm bảo, phương pháp định giá thích hợp, phải có


các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

+ Conditions (Các điều kiện khác): Các điều kiện cụ thể là chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ và luật pháp.

Các điều kiện trên đây là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng và người vay nhưng lại có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Chẳng hạn như những điều kiện kinh tế - xã hội sau đây có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay: suy giảm, thất nghiệp, lãi suất cao, gia đình tan vỡ, lạm phát.... Sự thay đổi về chính trị ảnh hưởng rất rõ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trong điều kiện hiện nay công nghệ phát triển rất nhanh, nếu khách hàng không tính đến điều này để có biện pháp khấu hao nhanh thu hồi vốn nhanh để trả nợ thì có thể sẽ gặp rủi ro. Luật pháp cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, nhất là những ngành, lĩnh vực nhạy cảm có ảnh hưởng nhiều đến xã hội, chẳng hạn như kinh doanh Karaoke, có thể bị cấm kinh doanh vào năm 2008, nếu ngân hàng cho vay để đầu tư trung hạn thì chắc chắn có rủi ro.

- Đánh giá năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng: Mục tiêu là đánh giá toàn diện về các mặt: Khả năng tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tổng quát; Khả năng lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt mục tiêu đề ra; Khả năng ứng phó với những khó khăn trong tương lai...

- Vốn lưu động: Tại đây cán bộ tín dụng phải hiểu được chu kỳ SXKD của khách hàng, phải hiểu được vốn cần cho những khâu nào ... trên cơ trở đó tính toán được khá chính xác nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, nhu cầu vay và xác định kỳ hạn trả nợ.

Tại sao những nội dung này lại nằm trong các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

?


Bởi vì nếu xác định thiếu vốn lưu động khách hàng không có điều kiện thực hiện kế hoạch SXKD đã đề ra, nếu xác định thừa khách hàng có thể mở rộng SXKD quá mức kiểm soát, dẫn đến rủi ro tín dụng; Kỳ hạn nợ cũng vậy, nếu xác định quá ngắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, nếu xác định quá dài dẫn đến kkách hàng chủ quan dùng vốn quay vòng tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Phân tích tài chính: Mục đích của phân tích tài chính là đánh giá khả năng kinh doanh tổng quát: tính sinh lới, thế mạnh tài chính toàn bộ của công ty; đánh giá khả năng quản lý: hiệu quả của sự kiểm soát quản lý, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn, tài sản...; đánh giá khả năng đầu tư: thu nhập và cổ tức, lớn mạnh về giá trị đầu tư đối lập với các rủi ro phải gánh lấy; mối quan tâm của Ngân hàng: khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, giá trị còn lại của tài sản; mối quan tâm của Nhà nước, người lao động: góp phần vào nền kinh tế nói chung, khả năng trả lương cho công nhân viên.

Yêu cầu của phân tích tài chính: phân tích tài chính phải biết được tình hình sản xuất kinh doanh quá khứ, hiện tại và phải ước tính được tình hình tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Nội dung phân tích tài chính:

Phân tích theo chiều ngang: Phân tích diến biến theo thời


gian.




Phân tích theo chiều dọc: Là phân tích tại một thời điểm. Phân tích các chỉ số tài chính.

Nhóm các chỉ số về Thanh khoản [20]:


Tỷ lệ thanh toán hiện hành =

Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 7


Chỉ số này cho thấy khả năng trả những khoản sắp đáo hạn bằng nguồn tiền mặt và tài sản có thể chuyển đổi ra tiền mặt.

Tỷ lệ thanh toán nhanh =

Tiền mặt + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu

Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho thấy khả năng trả ngay các món nợ bằng tiền mặt hay các nguồn tài sản có thể chuyển ngay ra tiền mặt.


Tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn

Lợi nhuận trước trả lãi vay và thuế + Khấu hao - Tăng tài

= sản lưu động (Không kể tiền mặt) + Tăng nợ ngắn hạn Trả lãi và vốn vay nợ dài hạn

Chỉ số này cho biết khả năng trả nợ dài hạn sau khi đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Số ngày tiền mặt đáp

ứng chi tiêu sản xuất kinh doanh


=

Số dư tiền mặt + Tiền gửi Ngân hàng

Bình quân chi tiêu hàng ngày bằng tiền mặt

Chỉ số này cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt trong sản xuất kinh doanh, cũng cho biết số tiền nhàn rỗi có thể đem đàu tư tạm thời.

Nhóm chỉ số về vay nợ:


Tỷ lệ nợ trên tài sản

=

Tổng nợ/ Tổng tài sản



Tỷ lệ vốn trên tài sản

=

Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài

sản



Tỷ lệ nợ trên vốn

=

Tổng nợ/ Tổng vốn chủ sở hữu

Các chỉ số này cho biết mức độ vay mượn bên ngoài để làm ăn. Nợ nần quá nhiều có thể gây khó khăn trong tính toán các phương án kinh doanh mới.


Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn

=

Nợ dài hạn/Tổng vốn chủ sở hữu

Chỉ số này cho biết mức độ vay mượn dài hạn trên mỗi đồng vốn bỏ ra và về lâu dài doanh nghiệp có nên mở rộng tầm hoạt động trong sản xuất kinh doanh hay không

Nhóm các chỉ số khả năng sinh lời:


Tỷ lệ lãi gộp

=

Lãi gộp/Doanh thu bán hàng

Tỷ lệ này cho biết mức lãi gộp trên doanh thu bán hàng


Tỷ lệ lãi trước trả lãi vay

và thuế

=

Lợi nhuận trước trả lãi vay và

thuế/Doanh thu bán hàng

So sánh tỷ lệ này với tỷ lệ lãi gộp sẽ biết được hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí bán hàng của doanh nghiệp



Tỷ lệ lãi ròng

=

Lãi ròng/Doanh thu bán hàng

Cho biết mức lãi ròng so với doanh thu bán hàng



Tỷ lệ hiệu quả đồng vốn

=

Lãi ròng/Tổng vốn chủ sở hữu

Cho biết mức lãi ròng so với tổng vốn chủ sở hữu



Tỷ lệ sinh lời (trước khi trả lãi vay và thuế) tính trên tổng tài sản


=

Lợi nhuận trước trả lãi vay và thuế/Tổng tài sản

Cho biết mức lãi trên tổng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh. Đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh


Tỷ lệ lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản

=

Lãi ròng/Tổng tài sản

Cho biết hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh. So sánh tỷ lệ này với tỷ lệ sinh lời (trước khi trả lãi vay và thuế) sẽ biết được gánh nặng chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp.


Chỉ số đo hiệu quả quản lý(Chỉ số hoạt động):


Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản

=

Doanh thu bán hàng/Tổng tài sản

Phản ánh hiệu quả sử dụng tất cả các tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh. Chỉ ra mức doanh thu kiếm được từ mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản



Hiệu quả sử dụng tài sản cố

định


=

Doanh thu bán hàng/Tổng tài sản cè

định


Cho biết hiệu quả sử dụng nhà xưởng và máy móc thiết bị


Tỷ lệ tài sản lưu động so với Tổng tài

sản

=

Tài sản lưu động/Tổng tài

sản


Cho biết tính thanh khoản của tổng tài sản và việc phân bố các nguồn lực



Số ngày hàng tồn kho

=

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ/Bình quân giá

vốn hàng bán mỗi ngày.

Cho biết số ngày hàng (thành phẩm) tồn kho trước khi được tiêu thụ


Số ngày phải thu bình

quân

=

Các khoản phải thu/Bình quõn doanh thu

mối ngày

Cho biết số ngày bán hàng chịu bình quõn. Phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu cũng như chính sách bán chịu của doanh nghệp

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí