Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 8


Số ngày phải trả bình quân

=

Các khoản phải trả/Bính quân các chi phí và hoạt động mỗi ngày

Cho biết số ngày mua chịu bình quân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 8



Tỷ lệ chi phí bán

hàng


=

Chi phí bán hàng/Doanh thu bán hàng (doanh

thu thuần)

Cho biết hiệu quả quản lý chi phí bán hàng


- Phân tích lưu chuyển tiền tệ:

Phân tích lưu chuyển tiền tệ là công cụ quan trọng trong hành trang của cán bộ tín dụng vì khoản vay chỉ được trả bằng những khoản thực thu (tiền mặt) chứ không phải bằng doanh thu hay khả năng sinh lời. Đồng thời, đó còn là công cụ cực kỳ hữu hiệu trong việc tính toán cơ cấu dòng thu chi tiền tệ, ảnh hưởng đến vận mệnh một doanh nghiệp.

Phân tích lưu chuyển tiền tệ là khả năng tạo ra "sẵn" tiền để sử dụng. Khả năng tạo ra sẵn tiền hoàn toàn khác với thanh khoản, vì các chỉ số thanh khoản cho biết mối quan hệ giữa Tài sản lưu động và Nợ ngắn hạn chứ không phải là việc tạo ra sẵn tiền. Phân tích lưu chuyển tiền tệ vô cùng quan trọng vì giá trị tài chính của bất kỳ doanh nghiệp, tài sản nào cũng đều bắt nguồn từ Dòng tiền tệ mà người ta mong đợi doanh nghiệp đó hoặc tài sản

đó mang lại; Một ngân hàng trước hết quan tâm đến năng lực của khách hàng làm ra tiền mặt.

- Tái lập và kiểm tra báo cáo tài chính:

Lý do tái lập là do số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng không chắc chính xác, không chắc phản ánh đúng giá trị thực tế.

Nội dung kiểm tra gồm:

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Tiền mặt so với sổ quỹ; Tiền gửi ngân hàng so với sao kê, sổ tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi.


Các khoản phải thu: Xem xét danh sách các khoản phải thu; Kiểm tra và xác nhận với con nợ; Ghi nhận các khoản tồn đọng đã lâu.

Tồn kho thành phẩm: Kiểm tra tại kho; Định giá thành thông qua giá bán và mức lãi; Theo dõi thành phẩm hư hỏng vô giá trị.

Nguyên vật liệu: Ghi nhận số lượng tình trạng; Kiểm tra tại kho; Kiểm lại giá mua với nhà cung cấp; nguyên vật liệu hư hỏng vô giá trị.

Đất đai: Cần phải xem tận mắt; kiểm chứng tình trạng sở hữu; Diện tích; có thế chấp vay nợ.

Nhà xưởng: Xem xét tình trạng sở hữu; Cơ cấu và tổng diện tích mặt bằng; ước định giá trị.

MMTB: Kiểm tra tại chỗ; Xem xét tình trạng hiện hành; Kiểm tra giấy tờ mua bán; Kiểm tra giá mua với người bán.

Vay ngân hàng: Kiểm tra với ngân hàng cho vay; Xem khế ước vay; Bản chất món vay, mục đích vay, vật bảo đảm, thời hạn trả nợ.

Các khoản phải trả: Các khoản nợ nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ; Uy tín các nhà cung cấp; Thăm dò ý kiến các nhà cung cấp chính.

Nợ dài hạn: Kiểm tra với tổ chức cho vay; Các thông tin có liên quan như: mục đích vay, lịch trả nợ, bảo đảm bảo lãnh.

Vốn chủ sở hữu: Tổng Tài sản - Tổng nợ = Vốn chủ sở hữu.

Ước tính lợi nhuận: Dựa vào các hoá đơn, biên lai và cá nguồn thông tin gốc tương tự để ước tính lợi nhuận.

Doanh thu bán hàng: Xem lại các số liệu cơ bản: Sổ bán hàng, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho; Quan sát lưu lượng giao dịch mua bán.

Lãi gộp, chi phí SXKD: Liên hệ doanh thu bán hàng và giá nguyên vật liệu; So sánh với cơ sở cùng ngành nghề.

- Ngoài ra việc xem xét cơ cấu một khoản vay và lập hợp đồng tín dụng hay các điều khoản và điều kiện cho vay cũng rất quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng.


Hoạt động nội bộ: Quá trình này gồm xem xét và thẩm tra hồ sơ vay vốn, đăng ký khoản vay và chuẩn bị nguồn vốn, thẩm tra các điều kiện tiên quyết và giải ngân.

Giám sát rủi ro: Giám sát là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình quản lý rủi ro tín dụng. Nội dung giai đoạn này chủ yếu gồm: Giám sát tín dụng; Thu nợ; Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng.

Xử lý các khoản vay có vấn đề: Khoản vay có vấn đề là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và áp dụng những biện pháp để nhanh chóng để thu hồi nợ.

Những người làm ngân hàng lâu năm chắc chắn trong sự nghiệp của mình phải có lúc đối mặt với một khoản nợ khó đòi. Cho vay mà khó đòi lại không phải là tội ác nhưng nếu bạn lờ đi những dấu hiệu báo trước, không kịp thời xử lý một cách có hiệu quả và không chịu rút kinh nghiệm thì khó lòng tránh khỏi những thất bại đau lòng. Xử lý khoản vay có vấn đề: Là thực hiện một loạt các biện pháp nhằm ngưng giảm quá trình xấu đi của khoản vay bị coi là có vấn đề.

Các dấu hiệu của một khoản vay có vấn đề: Một khoản tín dụng tốt không phải chỉ qua một đêm đã trở nên xấu, nó phải có quá trình của nó, và quá trình đó thường có các dấu hiệu như:

+ Các dấu hiệu phi tài chính:

Các dấu hiệu về quản lý: Chủ doanh nghiệp ngày càng trở nên hống hách; Các cuộc điện thoại không được đáp lại; Không thực hiện cam kết; Thay đổi nhân viên thường xuyên hoặc người có năng lực rời bỏ; Những hành động khác thường của những người điều hành doanh nghiệp như đánh bạc, nghiện rựơu hoặc ma tuý; Dư luận xấu trên thị trường về doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp; ban điều hành không có kinh nghiệm.


Các dấu hiệu trong hoạt động: Bị sở thuế kiểm tra; Bị các chủ nợ khác chất vấn; Mở rộng quá mức; Thường xuyên thay đổi kế toán viên, cố vấn pháp lý hoặc các cố vấn chuyên môn khác; Thay đổi chiến lược kinh doanh; Mất khách hàng lớn; Chủ nợ khác yêu cầu có được một phần tài sản bảo đảm sau khi đã bảo đảm đủ cho khoản tín dụng của ngân hàng bạn; Trụ sở làm việc bố trí không hợp lý; Tái phạm những lỗi tưởng rằng đã sửa chữa; Mở rộng sang các hình thức kinh doanh không cốt yếu; Chậm trễ trong thanh toán lãi và nợ gốc; Có sự huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm; Những khiếu kiện pháp lý đối với người vay.

+ Các dấu hiệu tài chính:

Tình trạng xấu đi của các hệ số tài chính; Không xây dựng hoặc có những đại khái dự toán lưu chuyển tiền tệ và/ hoặc các dự toán khác; Thời hạn các khoản phải thu và phải trả ngày càng dài; Những biến đổi không giải thích được trong các phân tích tài chính; Con nợ chính suy sụp; Thường xuyên thay đổi chính sách kế toán; Thông tin kế toán và quản lý không kịp thời, không chính xác; Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tăng; Vòng quan hàng tồn kho chậm lại.

- Các bước tiến hành xử lý khoản vay có vấn đề thường được các ngân hàng áp dụng:

+ Bước 1: Kiểm tra các sổ sách ghi chép (Làm việc nội bộ): Trước khi gặp gỡ khách hàng, cán bộ quản lý khoản vay nên bảo đảm các vấn đề:

Các hồ sơ của ngân hàng đầy đủ và cập nhật, ví dụ như: các biến động gần đây đều được ghi vào hồ sơ, đơn xin vay vẫn được lưu giữ đầy đủ

Bảo đảm rằng trong hồ sơ không có khoản nào gây nguy hại cho ngân hàng. Các hồ sơ này có thể là bằng chứng trước toà vì vậy phải bảo đảm cung cấp các thông tin xác thực. Cán bộ tín dụng không nên lưu trong hồ sơ những điều họ không muốn nghe đọc trước toà.


Cần nhấn mạnh rằng hồ sơ về khách hàng cần ghi lại lịch sử mối quan hệ ngân hàng - khách hàng. Việc lưu giữ chẩn xác tất cả các văn bản thoả thuận và các quyết định về quan hệ ngân hàng là một việc hết sức quan trọng. Các thông tin này sẽ trở nên rất quý giá trong trường hợp các vấn đề pháp lý nảy sinh trong tương lai.

Các điểm khác cần được quan tâm để bảo đảm không có vấn đề gì gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng là:

Tất cả các giấy tờ về tài sản bảo đảm phải được kiểm tra để bảo đảm chúng đầy đủ, có hiệu lực và ngân hàng nắm trong tay tất cả tài sản cần thiết

Những người sau đây cần tham gia kiểm tra các giấy tờ này: Một chuyên viên pháp lý của ngân hàng, hoặc một cán bộ giàu kinh nghiệm của ngân hàng là chuyên gia về vấn đề hồ sơ giấy tờ tài sản bảo đảm, hoặc cố vấn pháp lý bên ngoài của ngân hàng.

Lưu ý rằng nếu ngân hàng cần sự hợp tác của bên vay để sửa chữa lại hồ sơ thế chấp thì ngân hàng phải thay đổi cách vào đề cuộc họp để có thể kêu gọi sự hợp tác này.

Tiến hành định giá lại tất cả các tài sản bảo đảm để nắm được giá trị hiện tại của chúng.

Đảm bảo bên vay chấp nhận tất cả các vấn đề về khoản tín dụng.

Cần nắm vững bên vay có khoản vay nợ nào khác đối với ngân hàng không - hoặc với các đối tác khác. Thông tin này cần lưu lại trong một hồ sơ về khách hàng có tiêu đề "Nhóm quan hệ khách hàng". Nếu cán bộ tín dụng biết rằng khách còn có quan hệ với bộ phận khác của ngân hàng thì cần thông báo tình hình hiện tại và mức rủi ro của khách hàng cho bộ phận kia.

Kiểm tra các khoản vay hiện tại của khách hàng để xem có khả năng giảm rủi ro cho ngân hàng bằng cách giảm hạn mức tín dụng nhàn rỗi.

Kiểm tra xem các tài sản đảm bảo có được bảo hiểm đầy đủ không.


Xem xét xem có cơ hội nào để tăng thế chấp không.

+ Bước 2: Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng:

Đối với cán bộ phụ trách mới, cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng có thể là buổi gặp gỡ quan trọng nhất. Nếu buổi gặp gỡ này suôn sẻ và khách hàng đồng ý hợp tác trong việc giải quyết các điểm yếu thì đây chính là dấu hiệu khả quan cho việc khôi phục lại tình hình tài chính cho doanh nghiệp. Theo đó ngân hàng có thể tiến hành nâng hạng rủi ro và như vậy tiếp tục duy trì được một khách hàng tốt. Tuy nhiên khách hàng cũng có thể không đồng ý với ngân hàng rằng khoản tín dụng đang có vấn đề và khách hàng không tỏ ý hợp tác. Trong trường hợp này cán bộ quản lý khoản vay sẽ cố gắng tìm tiếng nói chung, song cần phải nhanh chóng hiểu rõ tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp để chuẩn bị cho những tình huống này. Do vậy lập phương án cẩn thận cho buổi gặp gỡ là rất quan trọng.

Một cán bộ phụ trách các khoản vay có rủi ro cao giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá rủi ro đầu tiên sẽ xem xét để có thể yên tâm rằng doanh nghiệp có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng cho dù khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp đang có vấn đề.

+ Bước 3:Gặp gỡ khách hàng:

Người bắt đầu cuộc họp có thể là cán bộ tín dụng (ngưòi quản lý cũ) sẽ giới thiệu người cán bộ phụ trách khoản vay mới. Thái độ trong buổi gặp gỡ đầu tiên này có thể là thẳng thắn tranh luận. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, tốt nhất là ngân hàng thể hiện cho khách hàng biết rõ quan điểm của mình về khoản tín dụng đó và mong muốn của ngân hàng trong cuộc họp này. Trong buổi gặp gỡ này, cần phải xác định rõ ràng và vững chắc vị trí của ngân hàng, song không có nghĩa là phải đe doạ hoặc tâm trạng quá kích động.

+ Bước 4: Lập phương án khắc phục:


Khi nhận được các phân tích về các thông tin được cấp, cán bộ phụ trách đầu tiên phải tìm hiểu để có thể khẳng định được:

Rằng cho dù có các vấn đề, song về cơ bản doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp hoạt động tốt;

Nếu chủ doanh nghiệp có thái độ hợp tác, ngân hàng nên tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp trong khi các vấn đề đang được giải quyết.

Cũng có những trường hợp mà cho dù đã nhận được đầy đủ các thông tin từ phía khách hàng, song cán bộ ngân hàng vẫn có những nghi ngờ về tính đúng đắn của hành động. Trong trường hợp này, ngân hàng nên yêu cầu sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn bên ngoài để:

Xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp Kiểm tra các giả định hỗ trợ cho dự toán

Báo cáo về phương pháp giải quyết vấn đề khó khăn của doanh nghiệp Tìm hiểu khả năng cắt chi phí trực tiếp, gián tiếp và bán các tài sản thừa...

Chuyên gia tư vấn này phải là chuyên gia về kế toán và có kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Phương án khắc phục phải đề cập được các vấn đề sau: Xác định vấn đề khó khăn đối với khoản tín dụng

Cá biệp pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề này Tiến hành các biệp pháp đó như thế nào

Các mốc hoạt động cần đạt được

Trong đại đa số trường hợp cán bộ quản lý khoản vay phải xin ý kiến phê chuẩn phương án từ cấp trên trước khi gửi văn bản cho khách hàng.

Cán bộ quản lý khoản vay cần hỗ trợ phưong án này trong cuộc họp sau khi đã yên tâm rằng:

Vấn đề đối với tín dụng có thể giải quyết xong trong khoảng thời gian hợp lý (Ví dụ 12 -18 tháng)


Độ an toàn của trạng thái tín dụng của ngân hàng không bị đe doạ trong khoảng thời gian này.

Tuy nhiên vẫn có thể có trường hợp phương khắc phục lại không được cả ngân hàng và khách hàng chấp nhận vì những lý do khác nhau. Khi đó ngân hàng cần thu hồi số nợ còn lại từ nguồn này hay nguồn khác càng nhanh càng tốt.

+ Bước 5:Thực hiện phương án

Sau khi đã được ngân hàng phê chuẩn phương án khắc phục, phải tổ chức ngay một cuộc họp với khách hàng. Vì đã có các cuộc thảo luận sơ bộ trước đó với khách hàng về các vấn đề cơ bản của phương án nên bản phương án chính thức sẽ không mấy ngạc nhiên. Tuy nhiên nếu khách hàng quan tâm đến bất kỳ vấn đề nào trong phương án, phía ngân hàng phải chú ý lắng nghe và nên tỏ ra linh hoạt nếu có thể.

+ Bước 6: Giám sát phương án

Ở cấp cán bộ quản lý theo dõi: Kiểm tra kết quả tài chính hàng tháng, các cam kết và/ hoặc các hệ số tài chính; Kiểm tra các kết quả của các mục tiêu khác (Như: dự kiến giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu, bán tài sản cố định, giảm nợ..)

Tổ chức tọa đàm: Trước hết cán bộ quản lý khoản vay phải trình bày biên bản kiểm tra. Ban lãnh đạo sẽ chủ yếu quan tâm đến: Kết quả kinh doanh hàng tháng so với dự toán; Khách hàng có đạt được các mốc hoạt động đã đặt ra trong tháng đó hay không; Nguyên nhân không đạt được dự toán và/ hoặc các mốc đã đặt ra; Các thay đổi đối với phương án khắc phục nếu có

Kiểm tra hàng năm: Đối với các khoản vay có vấn đề quy trình kiểm tra sẽ chú trọng vào:

Tái đánh giá rủi ro bao gồm cập nhật hệ thống phân hạng rủi ro;

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí