Giải Pháp Tăng Cường Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm


môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị RRHĐ, và hoàn thiện cấu trúc quản trị RRHĐ, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Chiến lược quản trị RRHĐ thường bao gồm các vấn đề sau đây: (i) xác định RRHĐ và nhận biết các nguyên nhân gây RRHĐ, (ii) mô tả hồ sơ rủi ro (ví dụ: các rủi ro chính của các quy trình quản lý phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp của hoạt động KDNH); (iii) Mô tả về các trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động vào tổng thể quản lý rủi ro nói chung của ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng ý thức về quản trị RRHĐ trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về RRHĐ. Tất cả các nhân viên trong phòng KDNH cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định RRHĐ – xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống phòng KDNH. Các chốt kiểm soát về RRHĐ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của phòng KDNH, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.

Thứ ba, xây dựng ngân hàng dữ liệu về RRHĐ và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý RRHĐ. Các NHTM cần nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý RRHĐ. Các NHTM nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với các ngân hàng khác, NHNN để chia sẻ thông tin tổn thất. NHNN, Hiệp hội Ngân hàng và các NHTM nhanh chóng hiện thực hóa các khuyến nghị đã đưa ra trong hội thảo của Ngân hàng Nhà nước tháng 1/2009 về RRHĐ về việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của RRHĐ.

Thứ tư, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRHĐ từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên. Những chức năng cơ bản của những


phần mềm ứng dụng cho RRHĐ ít nhất cần bao gồm (i) Nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), (ii) Tập trung đánh giá trên mọi phạm vi kinh doanh (xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tư, sự tập hợp và sự so sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro hoạt động báo cáo cho HĐQT (iii) Tập trung và/hoặc phân cấp quản lý.

Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân RRHĐ bên ngoài, xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra RRHĐ. Giải pháp cơ bản cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba. (ví dụ thông qua các hợp đồng phái sinh); tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro.


3.2.2. Sử dụng công cụ hạn mức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại hối tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại hối được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh của các NHTM tại TP.HCM có thể căn cứ vào một số tiêu chí như sau:

Hạn mức chung cho cả phòng KDNH, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng Dealer cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng Dealer chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. Những Dealer chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành công thường là những Dealer chính (chief dealer) được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những Dealer mới.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 18


Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, khi một danh mục ngoại hối có liên quan đến nhiều loại, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi loại là cần thiết. Những loại ngoại hối ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn biến động mạnh thì hạn mức thấp.

Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, tương lai hoán đổi và quyền chọn.

Sau đây là phương pháp quản lý và đánh giá đối với một số trạng thái chính, thông dụng trong hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần TP.HCM:

Trạng thái giao ngay:

Do đặc thù của thị trường giao ngay là chịu sự tác động bởi các yếu tố ngắn hạn lên tỷ giá và giá. Những tin đồn, những cuộc giao dịch lớn, can thiệp của NHTW, những biến cố bất ngờ xảy ra, v.vv… đều có thể ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ lên sự biến động tỷ giá và giá. Những biến động đến ngạc nhiên của tỷ giá và giá chỉ diễn ra trong vài phút, do đó, các Dealer phải nhanh chóng và thường xuyên thay đổi trạng thái kinh doanh để chớp cơ hội kiếm lãi hoặc thoát khỏi rủi ro. Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu Dealer duy trì trạng thái giao ngay (trạng thái mở) đều phải chịu rủi ro tỷ giá và giá. Tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro càng lớn. Để quản lý tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn lỗ vốn, người ta sử dụng kỹ thuật định giá cuối mỗi ngày giao dịch. Căn cứ vào trạng thái cuối ngày, từng Dealer phải định giá kết quả kinh doanh của chính mình theo tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch. Kết quả này phải được báo cáo cho Dealer chính và lãnh đạo phòng KDNH.

Trạng thái kỳ hạn:

Trên TTLNH, các giao dịch kỳ hạn thường thuộc loại Spot - Forward Swap, nghĩa là mỗi giao dịch gồm hai vế là: vế giao ngay áp dụng tỷ giá giao ngay, còn vế kỳ hạn áp dụng tỷ giá kỳ hạn, và hai vế có ngày giá trị khác nhau. Do đó, trạng thái ròng của giao dịch kỳ hạn phụ thuộc vào độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Tỷ giá kỳ hạn được hình thành trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Trong điều kiện bình thường, các mức lãi suất tiền tệ là ổn định, làm cho các điểm kỳ hạn biến động cũng ít. Lãi suất không tăng lên nhanh chóng rồi sau đó lại


giảm xuống nhanh chóng giống như tỷ giá giao ngay. Do đó, nếu Dealer dự tính sai lầm về hướng biến động của lãi suất, thì ít có cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề trong tương lai. Kinh doanh kỳ hạn không thể có tốc độ nhanh như kinh doanh giao ngay. Dealer kỳ hạn không thể thay đổi thường xuyên trạng thái kỳ hạn, mà nó thường được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Cũng giống như giao ngay, trạng thái kỳ hạn ròng cuối ngày cũng có thể trường hoặc đoản, bao gồm các trạng thái của tất cả các hợp đồng còn hiệu lực và có các ngày giá trị khác nhau. Việc định giá kết quả kinh doanh kỳ hạn hằng ngày được tính theo phương pháp giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều được thanh lý ngay lập tức theo tỷ giá kỳ hạn cuối ngày hôm đó áp dụng tương ứng cho từng kỳ hạn. Ngoài việc định giá lại hằng ngày các trạng thái kỳ hạn, để quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn, các Dealer kỳ hạn còn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể theo quy tắc kỳ hạn càng dài hạn mức càng thấp.


3.2.3. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Các NHTM cổ phần tại TP.HCM cần sử dụng thường xuyên các phương pháp phân tích sau trong quá trình duy trì trạng thái ngoại hối của ngân hàng cũng như tư vấn hổ trợ cho các giao dịch ngoại hối của khách hàng. Các phương pháp này bao gồm:

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis)

Là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Phương pháp này chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, ... Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là : Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…


Phân tích kỹ thuật (Technical analysis)

Đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá/giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá/giá trong tương lai, từ đó giúp các Dealer có một danh mục ngoại hối đạt tỷ suất lợi nhuận cao và hạn chế được rủi ro thua lỗ. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những Dealer ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa. Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi Dealer lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave. Trong phân tích kỹ thuật có các giả định: thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynh hướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có sự lập lại của giá cả trong quá khứ vào tương lai.

Phân tích kỹ thuật sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để làm rõ tình hình hiện tại và dự đoán các diễn biến tiếp theo của thị trường. Các giao dịch kỹ thuật được tự động hóa là một ưu điểm lớn của phân tích kỹ thuật. Còn nhược điểm lớn nhất của phân tích kỹ thuật là, trên thực tế, nó hoàn toàn dựa vào dữ liệu lịch sử mà lịch sử thì không phải bao giờ cũng lặp lại. Vì thế, tín hiệu từ các chỉ số có thể không phản ánh kịp thời tình hình đang diễn ra trên thị trường. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu kết quả của một mô hình chứ không nghiên cứu các nguyên nhân tạo ra mô hình đó. Mặc dù một sự kiện có thể gây ra những tác động rất lớn tới thị trường những cũng không có gì bảo đảm chắc chắn là giá cả sẽ có những thay đổi ngay sau sự kiện này. Một nhược điểm khác của phân tích kỹ thuật là các chỉ số có thể dẫn tới sự hiểu nhầm hoặc hiểu không chính xác trong các tình huống khác nhau trên thị trường. Tình trạng các Dealer áp dụng chiến lược giao dịch tương tự nhau nhưng lại thu được kết quả khác xa nhau rất thường xuyên xảy ra. Lý do là các chỉ


số được áp dụng trong các khoảng biên độ thời gian khác nhau, các tín hiệu được hiểu khác nhau, và chiến lược kiểm soát rủi ro được áp dụng cũng khác nhau. Nói cách khác, phân tích kỹ thuật rất đa dạng. Quan điểm cá nhân của Dealer cũng có ảnh hưởng đến việc anh ta diễn giải các dữ liệu lịch sử và dữ liệu mới cập nhật như thế nào. Bên cạnh đó, còn có tình trạng, dù hiếm khi xảy ra, các biểu đồ giá và các chỉ số sử dụng với cùng biên độ thời gian lại có sự khác biệt trên các phần mềm giao dịch, tùy thuộc vào nguồn trích dẫn tỷ giá/giá hoặc việc cài đặt phần mềm này. Thoạt nghe qua thì phân tích kỹ thuật có vẻ hoàn toàn không đáng tin nhưng sự thực không phải như vậy. Dù Dealer sử dụng các phần mềm và nguồn trích dẫn tỷ giá/giá khác nhau thì kết quả của phân tích kỹ thuật cũng không bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong dài hạn. Phân tích giúp chúng ta có thể hiểu được tình hình hiện tại của thị trường và dự báo những diễn biến tiếp theo của nó.

Một điểm quan trọng cần ghi nhớ là việc diễn giải các biểu đồ giá cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết kế hình ảnh của bản thân các biểu đồ đó. Biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh, biểu đồ hình nến, … mỗi loại đều có đặc trưng riêng. Ví dụ, biểu đổ hình nến thể hiện được những yếu tố mà biểu đồ đường thẳng không thể hiện được. Các Dealer không nên tự ép mình chỉ sử dụng một loại biểu đồ hay một vài chỉ số. Với phân tích kỹ thuật nói chung, càng có nhiều quan điểm khi phân tích và càng có nhiều diễn giải được minh họa bằng hình ảnh của dữ liệu thì Dealer càng có cơ hội xem xét thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau, và điều này giúp cải thiện sự sâu sắc và chất lượng của phân tích được thực hiện dựa trên các dữ liệu đó.

Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy Dealer phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.


3.2.4. Sử dụng công cụ lệnh

Một phương pháp khác để hạn chể rủi ro trong KDNH là các Dealer có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã được đưa ra trước đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. Chính việc


làm này chắc chắn sẽ làm giảm đi những khoản lỗ ngoài dự kiến và giúp các Dealer kiểm soát tốt hoạt động KDNH của ngân hàng mình. Trong mỗi lệnh, phải nói rõ giá cả, các thông số để trên cơ sở đó một giao dịch có thể thực hiện. Các lệnh phổ biến hiện nay đó là:

Limit order: Tại tỷ giá/giá đã được xác định, lệnh được tiến hành thực hiện. Đôi khi, chỉ một phần của lệnh có thể được thực hiện tại mức tỷ giá/giá đã xác định. Như vậy, lệnh này phải phân biệt ở chỗ rằng, giao dịch có thể được thực hiện từng phần hay phải thực hiện toàn bộ lệnh tại cùng một thời điểm.

Stop - loss order: Dealer có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một loại ngoại hối nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản chất của lệnh này là nhằm phòng ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh Stop - loss order chưa được thực hiện chừng nào tỷ giá/giá trên thị trường biến động chưa đến tỷ giá/giá giới hạn cho phép.

Take - profit order: Dealer có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một loại ngoại hối nào đó, muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này khi đạt được một mức lãi nhất định. Tương tự như lệnh Stop - loss order, Take - profit order được thiết kế, khi thị trường biến động đến một mức độ nhất định nào đó, thì lệnh được thực hiện.


3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

3.3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường trong hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối

3.3.3.1. Thiết lập trạng thái ngoại hối hợp lý và phù hợp

Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, tức tại thời điểm ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán, cho dù việc thanh toán thực sự xảy ra sau 3 tháng kể từ ngày ký


kết hợp đồng. Nếu tài sản có lớn hơn tài sản nợ thì ngoại tệ ở trạng thái trường; ngược lại, nếu tài sản có nhỏ hơn tài sản nợ thì ngoại tệ ở trạng thái đoản.

Một NHTM huy động vốn bằng ngoại tệ và sau đó dùng toàn bộ vốn huy động được để cho vay cũng bằng ngoại tệ, tức không có sự chuyển đổi mua bán nào, thì cho dù tỷ giá biến động thế nào, NHTM cũng không chịu rủi ro tỷ giá bởi vì trạng thái ngoại tệ không được tạo ra. Cho nên, chỉ khi NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ mở khác 0, tức duy trì trạng thái tài sản có và tài sản nợ nội và ngoại bảng không cân xứng với nhau, khi đó, rủi ro phát sinh theo hướng biến động của tỷ giá như sau:

Nếu NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ trường, tức TSCF > TSNF (trong đó, TSC và TSN là các tài sản có và tài sản nợ gồm cả nội và ngoại bảng, F là một loại ngoại tệ): thì khi tỷ giá tăng (tức ngoại tệ F lên giá, còn nội tệ giảm giá) làm phát sinh lãi ngoại hối; ngược lại, khi tỷ giá giảm (tức ngoại tệ F giảm giá, còn nội tệ lên giá) làm phát sinh lỗ ngoại hối. Trong trường hợp

này để phòng ngừa tỷ giá giảm thì ngân hàng có thể bán kỳ hạn hoặc mua quyền chọn bán số ngoại tệ có đó trên thị trường ngoại hối

Nếu NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ âm, tức TSCF < TSNF: thì khi tỷ giá tăng (tức ngoại tệ F lên giá, còn nội tệ giảm giá) làm phát sinh lỗ ngoại hối; ngược lại, khi tỷ giá giảm (tức ngoại tệ F giảm giá, còn nội tệ lên giá) làm phát sinh lãi ngoại hối. Trong trường hợp này để phòng ngừa tỷ giá tăng thì ngân hàng có thể mua kỳ hạn hoặc mua quyền chọn mua số ngoại tệ có đó

trên thị trường ngoại hối

Nếu NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ cân bằng (square position), tức TSCF

= TSNF: thì khi tỷ giá tăng hay giảm cũng không làm phát sinh lãi hay lỗ ngoại hối đối với NHTM.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí