Rà Soát Lại Từng Sản Phẩm Cho Vay Và Có Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Cho Từng Sản Phẩm


đúng với phương án kinh doanh ban đầu làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

3.3.1.5. Rà soát lại từng sản phẩm cho vay và có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cho từng sản phẩm

Hiện nay hầu hết các ngân hàng có một số sản phẩm cho vay điển hình như:

Cho vay vốn lưu động cho các đơn vị xây dựng, những rủi ro có thể xảy ra về phía khách hàng là năng lực thi công kém, nguồn thanh toán của công trình không đảm bảo ... do vậy cần có biện pháp quản lý những rủi ro này, đó là phải đánh giá cẩn thận năng lực thi công của các khách hàng, kiểm tra nguồn thanh toán

...

Cho vay tài trợ xuất khẩu hàng nông sản có đặc điểm là khách hàng phải dùng tiền mặt đi gom hàng ở các tỉnh, gây rủi ro ở khâu sử dụng vốn do vậy phải có biện pháp quản lý, chẳng hạn như phối hợp với các ngân hàng tỉnh, huyện để hỗ trợ khâu giải ngân, tuy nhiên cũng phải xem xét đến hiệu quả và khả năng thực hiện ...

Cho vay nhập khẩu hàng hoá có các rủi ro như mất hàng, rủi ro người mua không nhận hàng do chất lượng hoặc chủng loại hoặc khả năng thanh toán của người mua hàng trong nước không tốt... như vậy cần có biện pháp quản lý như: Mua bảo hiểm mọi rủi ro, kiểm tra kỹ lưỡng các mặt hàng xem có phù hợp với nhu cầu của người mua trong nước không, kiểm tra, đánh giá nguồn thanh toán...

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay được thiết kế khá cẩn thận, có các biện pháp quản lý rủi ro như mua bảo hiểm đối với ô tô, đánh giá cẩn thận nguồn thu nhập hàng năm, tỷ lệ cho vay thấp ... Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những rủi ro do sự thay đổi của nền kinh tế xã hội, ngành có ảnh hưởng đến người vay và nguồn trả nợ của họ....

3.3.1.6. Tạo ra những sản phẩm có rủi ro thấp

Hiện nay hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung tập trung hầu hết vào cho vay trực tiếp, cho vay ứng trước. Loại sản phẩm này


có rất nhiều rủi ro, việc thu nợ hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của khách hàng trong cả chu kỳ dài với nhiều rủi ro có thể như điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý, sự thay đổi của nền kinh tế, sự biến động thị trường, môi trường kinh doanh, cạnh tranh....

Những sản phẩm tín dụng có độ rủi ro thấp được các ngân hàng thương mại trên thế giới áp dụng nhiều là:

- Cho vay chiết khấu thương phiếu: Đây là một trong những kỹ thuật cấp tín dụng lâu đời của các ngân hàng thương mại. Trong quan hệ thương mại phương thức mua bán chịu hàng hoá là cơ sở cho nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Người bán chịu khi nắm trong tay các giấy nợ (hối phiếu hoặc lệnh phiếu) có thể chuyển giao cho ngân hàng để nhận tiền nhằm tài trợ cho các hoạt động thương mại.

Sản phẩm này an toàn bởi lẽ người vay đã trải qua nhiều giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, chỉ còn đợi thu tiền hàng nên hạn chế rất nhiều rủi ro như đã nói ở trên.

- Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Tương tự như cho vay chiết khấu thương phiếu nói trên nhưng đó là việc mua bán thương mại quốc tế và thường được bảo đảm bằng các Thư tín dụng của các Ngân hàng có uy tín ở nước ngoài, độ an toàn cao.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế cùng với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là nhu cầu sống còn và do vậy sẽ không tránh khỏi những rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao. Như vậy, sản phẩm rủi ro thấp sẽ mang lại lợi nhuận thấp và không thu hút được nhiều khách hàng. Nguyên tắc hàng đầu trong kinh doanh ngân hàng là biết chấp nhận rủi ro ở mức độ hợp lý để đạt được lợi nhuận trên nhiều khía cạnh. Vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro luôn phải được tiến hành song song với hoạt động kinh doanh và vai trò


của quản lý rủi ro là rất cần thiết. Chẳng hạn, việc dự kiến những biến động của lãi suất và biến động của tỷ giá một cách chính xác nhất sẽ giúp các ngân hàng có được các biện pháp tránh và hạn chế những rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối có thể xảy ra. Đồng thời các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, đảm bảo uy tín cho ngân hàng.

3.3.1.7. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng và tăng cường nhân lực cho các bộ phận quản lý rủi ro

Cán bộ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hầu hết là trẻ, kinh nghiệm hạn chế không tránh khỏi những non nớt trong các hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro. Tuy nhiên họ lại là những người nhiệt tình, đào tạo cơ bản tốt, khả năng tiếp thu nhanh, do vậy cần có biện pháp đào tạo thích hợp để họ nắm được và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro cụ thể.

Để hiểu và thực hiện tốt các quy trình quản lý rủi ro chung vẫn chưa đủ để thành công trong kinh doanh, mỗi cán bộ ngân hàng cần có những kỹ năng cần thiết sau đây:

- Kỹ năng phục vụ khách hàng: đòi hỏi cán bộ ngân hàng có những kỹ năng và kiến thức nhất định về marketing để thu hút khách hàng và phục vụ khách hàng. Cán bộ ngân hàng phải nắm vững nghiệp vụ riêng của bộ phận kinh doanh của mình và hiểu biết nghiệp vụ Ngân hàng khác để khi tiếp xúc trực tiếp khách hàng có khả năng thu hút và mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Kỹ năng tìm hiểu thông tin: cán bộ ngân hàng phải biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích, đồng thời phải giữ thông tin để bảo vệ quyền lợi trước hết là Ngân hàng sau đó là khách hàng của mình, khắc phục một phần tình trạng thông tin mất cân xứng giữa Ngân hàng và khách hàng nhằm mở rộng hoạt động đồng thời hạn chế được rủi ro.

- Kỹ năng đàm phán khách hàng: cán bộ ngân hàng phải biết cách đàm phán thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc


tuân thủ các điều khoản trong chế độ, thể lệ của ngân hàng mình và ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

- Kỹ năng phân tích: đòi hỏi cán bộ ngân hàng có khả năng từ những thông tin, số liệu đã thu thập được qua phân tích phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của nó để phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Kỹ năng tổng hợp: Trên tất cả các dữ liệu đã thu thập được cán bộ ngân hàng phải có khả năng tổng hợp được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu được quan điểm của mình trên từng điểm đó. Đây là khả năng hết sức quan trọng đối với cán bộ ngân hàng, không phải ai cũng có khả năng này.

- Kỹ năng suy diễn: Trên những nhận định về khách hàng hiện tại, bằng phương pháp suy diễn trên cơ sở khoa học, cán bộ ngân hàng đưa ra những nhận định trong tương lai. Kỹ năng này giúp cho cán bộ ngân hàng mở rộng hay thu hẹp hoạt động đối với khách hàng của mình đang quản cho phù hợp từng thời kỳ.

Cán bộ quản lý rủi ro hiện nay là những người có kiến thức, kinh nghiệm khá tốt nhưng nhiều ngân hàng thương mại mới hình thành bộ phận này nên chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công tác quản lý của mình do vậy cần có chương trình đào tạo thích hợp để họ làm tốt hơn công việc của mình.

Với chức năng nhiệm vụ và khối lượng công việc phải thực hiện, cần bổ sung thêm cán bộ đủ trình độ để các bộ phận quản lý rủi ro có điều kiện triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý của mình vốn rất cần thiết hiện nay.

Trong hoạt động hàng ngày của mình các bộ phận quản lý rủi ro cần rất nhiều thời gian cho việc thẩm định, rà soát, kiểm tra lại các hồ sơ do các đơn vị


kinh doanh gửi lên. Do số lượng các giao dịch nhiều và do chất lượng các hồ sơ chưa cao, nhiều khi cán bộ quản lý rủi ro phải làm những công việc như một cán bộ chuyên quản. Do vậy cần có hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận kinh doanh cách khai thác thông tin và lập hồ sơ chứng từ, đồng thời phải nâng cao trách nhiệm kiểm soát của các trưởng bộ phận kinh doanh nói chung.

3.3.1.8. Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ khách hàng

Yêu cầu các bộ phận kinh doanh có biện pháp tích cực quản lý các hồ sơ khách hàng hiện tại. Hồ sơ khách hàng là bằng chứng rất quan trọng chứng minh các giao dịch đã phát sinh và diễn ra như thế nào. Đồng thời đó là cơ sở để quản lý tốt khách hàng thể hiện qua việc giữ liên hệ thường xuyên, cập nhật các thông tin quan trọng có liên quan đến ngành nghề hoạt động của khách hàng, nhắc khách hàng về lịch trả nợ, trả lãi, về thời hạn tất toán hợp đồng,... Ngoài ra, đối với các hồ sơ tín dụng nói riêng hồ sơ là căn cứ để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh có liên quan. Do vậy, các hồ sơ về tài sản đảm bảo yêu cầu được nhập kho có sự kiểm soát của kế toán và kho quỹ, được bảo quản tốt tránh hư hỏng, cháy nổ. Ngân hàng cần trang bị cho mỗi cán bộ ngân hàng tủ lưu giữ hồ sơ riêng, tránh tình trạng tại nhiều ngân hàng như hiện nay không đủ điều kiện để quản lý hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn về quản lý rủi ro. Ngoài ra, cần có hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt đề phòng hoả hoạn.

3.3.1.9. Thiết lập các mẫu biểu báo cáo phục vụ công tác quản lý rủi ro

Để có thể quản lý rủi ro tốt thì cần có những thông tin cần thiết để phân tích, thông tin đó là từ các báo cáo. Một số mẫu báo cáo tiêu biểu được các ngân hàng áp dụng như:

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả cho vay bất động sản 6 tháng đầu năm hoặc cả năm



Cho vay xây nhà ở

để bán

Cho vay xây dựng văn phòng cho thuê

Cho vay sửa chữa, mua nhà cửa

Cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu công

nghiệp

Cho vay

bất động sản khác

Tổng số

1. Tổng số dự án đã ký kết

HĐTD







2. Doanh số

cho vay







- Dưới 1 năm







- Từ 1-5 năm







- Trên 5 năm







3. Dư nợ cho

vay







- Dưới 1 năm







- Từ 1-5 năm







- Trên 5 năm







4. Dư nợ xấu







Tỷ lệ so với tổng dư nợ cho vay bất

động sản







5. Tổng dư nợ

cho vay trung và dài hạn







6. Tổng dư nợ có bảo đảm

bằng tài sản







7. Tổng giá trị tài sản bảo

đảm







- Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 12


- Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền


- Thế chấp bằng tài sản gắn liền trên đất


- Thế chấp bẳng tài sản hình thành trong tương lai


- Bảo đảm bằng tài sản khác


Nguồn: theo Ngân hàng Nhà nước (2006), Công văn số 1676/NHNN- CSTT về cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. và Công văn số 2194/NHNN- CSTT về cho vay đối với lĩnh vực bất động sản [13,14].

Bảng 3.2: Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

Chỉ tiêu

Giá trị

của các khoản nợ

Số tiền

trích lập dự phòng

1. Dự phòng chung



2. Dự phòng cụ thể

Nhóm 1 gồm:

- Các khoản nợ trong hạn được tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quy định này;

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Quy định này;

Nhóm 2 gồm:

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã được cơ cấu lại phân loại nợ vào nhóm 2;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại




Khoản 3 Điều 6 Quy định này;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này;

Nhóm 3 gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này;

Nhóm 4 gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này;

Nhóm 5 gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại

Khoản 4 Điều 6 Quy định này;



Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023