Thực Trạng Công Tác Tạo Động Lực Trong Ngành Dệt May Việt Nam

được sản xuất ra năm 2008 là 282 triệu sản phẩm tăng hơn 1,5 lần so với năm 2005 là 188triệu sản phẩm; sản lượng quần áo may sẵn năm 2008 là 1508 triệu sản phẩm tăng hơn 2 lần so với năm 2005 là 782 triệu sản phẩm.

Tuy nhiên chủng loại vải sợi được đánh giá là chưa cao, hầu hết là không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm nên phần lớn vải sợi dùng cho may xuất khẩu phải nhập khẩu.

Trong những năm gần đây, sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyester pha bông với tỷ lệ 50/50, 65/35, 83/17 đã tăng nhanh do nhu cầu thị trường tăng, thị hiếu tiêu dùng. Các loại sợi 100% polyester cũng bắt đầu được sản xuất.

Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Các loại vải dày như kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton, tuy sản lượng chưa cao nhưng đã bắt đâu được đưa vào sản xuất rộng rãi.

Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp đã có những bước biến đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao đông, quần áo thường dùng ở nhà thì nay đã có những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Mẫu mã quần áo cũng luôn được thay đổi để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường như quần áo thể thao, quần jean.

* Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam

Trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (dầu thô, hàng may mặc, gạo, thuỷ sản, giày dép…) sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí á quân sau dầu thô. Từ năm 1995 đến nay, với những lợi thế cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam được thể hiện:

- Lợi thế về lao động: các sản phẩm dệt may có tỷ trọng giá trị lao động sống cao. Lao động Việt Nam nhiều, khéo tay, thời gian đào tạo ngắn, tiền lương công nhân thấp.

- Lợi thế về thị trường: Với việc mở rộng giao lưu kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế, Việt Nam đã là thành viên ASEAN, APEC và WTO. Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Tuy nhiên hàng dệt may Việt Nam cũng có những khó khăn: nhà xưởng, thiết bị của ngành dệt còn lạc hậu; phần lớn nguyên liệu đầu vào còn phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa thấp, chi phí vận chuyển cao; cơ cấu mặt hàng đơ n giản, kiểu cách mẫu mã đơn điệu; tỷ trọng sản phẩm gia công hoặc xuất khẩu qua trung gian còn cao.

1.3.3.3. Thị trường của ngành dệt may Việt Nam

* Thị trường trong nước:

Với dân số 86.16 triệu và dự báo đến 2015 là 94 triệu, dệt may Việt Nam đang có 1 thị trường nội địa rất lớn, bởi vì hàng dệt may là mặt hàng nhu yếu phẩm nên nó sẽ tăng trưởng theo tỷ lệ tăng mức sống của người dân. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tiêu cho hàng dệt may sẽ là 5% của tổng doanh thu bán lẻ và dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân 10% trong cơ cấu bán lẻ, thực tế chi tiêu cho dệt may năm 2008 đạt trên 34 nghìn tỷ đồng (tổng mức bán lẻ là trên 300 nghìn tỷ đồng). Dự kiến mức chi tiêu trên đến năm 2010 là 44 nghìn tỷ đồng, năm 2015 là 75 nghìn tỷ đồng.

Năm 2004, ngành dệt may sản xuất được 518,2 triệu m2 lụa thành

phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi người chỉ đạt 6,4m/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân bình quân 9-10 m/năm. Để bù lại lượng thiếu hụt này, một số lượng lớn vải đã được nhập khẩu bằng nhiều con đường, tuy nhiên vải của ta sản xuất ra bán vẫn chậm. Một số doanh nghiệp lượng hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Một số lượng lớn không bán được ở thị trường thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lượng không cao, nhưng cũng không được tiêu thụ ở nông thôn vì giá đắt.

Một thị trường trong nước quan trọng nữa là thị trường may mặc đồng phục, các doanh nghiệp dệt may không nên bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này.

* Thị trường xuất khẩu

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, bên cạnh những thị trường lớn như EU hiện đang chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 9%, thì Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 57%. Năm 2008, ngành dệt may xuất khẩu được 9,1 USD trong đó thị trường Mỹ đạt 5,187 tỷ USD, thị trường EU đạt 1,638 tỷ USD, thị trường Nhật Bản đạt trên 800 triệu USD.

Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt bước vào thập niên 90, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may sang 2 khu vực này tăng nhanh. So với các ngành khác, về lĩnh vực xuất khẩu, ngành đã phát triển rất nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn từ những năm đầu của thập niên 90 và đến cuối những năm 90 dệt may đã đứng thứ 2 sau dầu thô về kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 1.3. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may


Chỉ tiêu

Đơn vị

2004

2005

2006

2007

2008

Nhật Bản

Tr. USD

531

620

628

703.85

800

EU

Tr. USD

762

609

1244

1490

1638

Mỹ

Tr. USD

2474

49,5

3400

4500

5187

T.T khác

Tr. USD

619

613,5

528

1106

1375

Xuất khẩu

Tỷ.USD

4.4

4.8

5.8

7.8

9.1

Tốc độ tăng trưởng

%

-

9.1

20.8

31

17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Ở các thị trường khác, tiêu biểu là thị trường EU, Việt Nam có nhiều lợi thế do được hưởng một số ưu đãi, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, nhưng khả năng cạnh tranh ở thị trường này còn yếu do sản phẩm chất lượng cao còn ít doanh nghiệp thực hiện được. Còn thị trường Mỹ thì ưa nhập hàng dệt may theo hình thức FOB, trong khi Việt Nam lại thiên về hình thức gia

công, nên khả năng xâm nhập thị trường đầy tiềm năng này còn khó khăn. Thị trường SNG và Đông Âu, được coi là khá dễ tính, song những năm gần đây đã thay đổi cả về thị hiếu và yêu cầu về chất lượng được nâng dần.

Nói chung khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao, nên cần có những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may, mà một trong những biện pháp là học tập kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may, tiếp nhận những công nghệ hiện đại của thế giới. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, ta cần có biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TRONG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.‌

2.1. Thực trạng công tác tạo động lực trong ngành dệt may Việt Nam

Phương pháp thu thập số liệu:

Để tìm hiểu thực tế công tác tạo động lực cho người lao động trong Ngành Dệt May Việt Nam, tác giả khoá luận đã phát phiếu điều tra đến cán bộ công nhân viên trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Cuộc điều tra nhằm thăm dò ý kiến mọi người về việc thực hiện công tác tạo động lực làm việc tại Tập Đoàn cũng như là trong Ngành Dệt May Việt Nam.

Mẫu phiếu điều tra gồm 22 câu hỏi liên quan đến các vấn đề tạo động lực cho người lao động trong Ngành. Đó là những thông tin liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi và các yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện làm việc, quan hệ lãnh đạo. Phần lớn câu hỏi mang tính trắc nghiệm, hỏi trực tiếp vào nội dung quan tâm để kiểm tra độ chính xác của các thông tin chính cần thu thập. Bên cạnh đó, có những câu hỏi đề cập đến những thông tin cá nhân của người được điều tra để có những nhận xét chính xác hơn về công tác tạo động lực trong Ngành. Chi tiết bảng hỏi có trong phần phụ lục của khoá luận.

Kết quả thu thập được thông qua các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra được tổng hợp, phân tích. Phương pháp phân tích dựa trên tỷ lệ % của mỗi ý kiến được hỏi đối với các câu hỏi nhằm đánh giá công tác tạo động lực của Ngành và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động. Vì hạn chế về thời gian và nguồn lực nên mẫu phiếu điều tra phát ra 30 bản cho 30 đối tượng đại diện cho cán bộ công nhân viên trong Tập Đoàn (các bộ phận phòng ban như văn phòng tập đoàn, ban quản lý nguồn nhân lực, phòng hành chính, ban tài chính kế toán… ở các lứa tuổi và giới tính khác nhau), và 20 bản cho một số công nhân trong một số nhà máy thuộc công ty may 10, may Việt Tiến, và một số nhân viên bán hang ở các cửa hang của các

công ty và của Tập Đoàn. Do tâm lý người lao động là tương đối rụt rè và do không có thời gian nên họ không muốn đưa ra ý kiến của mình nên các thông tin về cá nhân hầu như không có được. Bảng câu hỏi này chỉ xin đi phân tích những nội dung chính mà người lao động đã trả lời chứ không đi phân tích phần thông tin chung.

2.1.1. Tạo động lực cho người lao động thông qua chính sách tiền lương và phụ cấp

Tiền lương là phần thu nhập cơ bản của người lao động trong Ngành Dệt May Việt Nam (gọi tắt là Ngành). Trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng làm lành mạnh đội ngũ lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Do đó xác định tiền lương là một trong các yếu tố quan trọng nhất của mỗi đơn vị. Quy chế trả lương phải được gắn giữa giá trị lao động của cá nhân và kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của từng tập thể và của toàn Ngành, có tác dụng trực tiếp tới thái độ lao động, ý thức yêu ngành nghề của người lao động, từ đó ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Ngành.

Để tìm hiểu về các chính sách tiền lương, ta tìm hiểu về quy chế trả lương của Ngành. Quy chế chung về tiền lương trong toàn Ngành là những cơ chế, chính sách về tiền lương áp dụng cho các công ty trong Ngành. Đây là những cơ chế, chính sách mang tính nền tảng, người quản lý căn cứ vào đó để tiến hành công tác tính lương cho người lao động.

Tình hình sử dụng sử dụng quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương Ngành được sử dụng để chi trả tiền lương hàng tháng, thanh toán lương hàng quý và quyết toán lương cuối năm cho người lao động trong Ngành.

Phương thức sử dụng quỹ tiền lương của người lao động:

Hàng tháng thực hiện trả đủ 100% quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng cho người lao động.

Cuối mỗi quý, sau khi xác định được quỹ tiền lương hiệu quả quý của người lao động sẽ thực hiện thanh toán như sau:

- Trích 2% quỹ tiền lương hiệu quả quý để làm quỹ khen thưởng của Tổng giám đốc nhằm động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

- 100% quỹ lương hiệu quả quý còn lại để thanh toán cho người lao động.

Cuối năm, sau khi xác định kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi bộ phận, của toàn Ngành sẽ thực hiện quyết toán quỹ tiền lương và quỹ khen thưởng của Tổng giám đốc (nếu chưa sử dụng hết trong năm).

Phân phối tiền lương cá nhân cho người lao động

Kết cấu tiền lương của người lao động

Kết cấu tiền lương của cá nhân người lao động: TL = LCS + LCB + LHQQUÝ

Trong đó:

TL: Tiền lương cho cá nhân người lao động.

LCS: Tiền lương chính sách của cá nhân người lao động xác định theo quy định của Nhà nước và được trả hàng tháng.

LCB: Tiền lương cấp bậc của cá nhân người lao động xác định theo hệ số cấp bậc trong Ngành và hệ số hoàn thành công việc cá nhân trong tháng và được trả hàng tháng.

LHQQUÝ: Tiền lương hiệu quả quý của cá nhân người lao động xác định theo hệ số cấp bậc trong Ngành, hệ số hiệu quả trong quý và được trả hàng quý.

Bảng 2.1: Mẫu bảng quyết toán tiền lương cá nhân


BẢNG QUYẾT TOÁN TIỀN LƯƠNG CÁ NHÂN

Quý……….năm ………

1.Họ và tên: 2.Mã số: 3.Đơn vị

4.Chi tiết tiền lương trong kỳ:


Lương cấp bậc

Lương

chính sách

Lương

hiệu quả

Tổng tiền

lương trong kỳ

Trừ nộp BHXH

Trừ nộp BH y tế

Số đã

tạm ứng

Thuế TNCN

tạm thu

Số còn được nhận

1

2

3

4=1+2+3

5=2x5%

6=2x1%

7

8

9=4-5-6-7-8











Số tiền còn được nhận kỳ này (Bằng chữ)


Hà Nội, ngày...tháng... năm...

Người nhận Người lập phiếu Kế toán trưởng Tổng giám đốc

(Nguồn: Phòng Hành chính – quản trị Tập Đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex)

Xác định tiền lương chính sách cho cá nhân người lao động

Tiền lương chính sách trả cho người lao động hàng tháng bao gồm: tiền lương theo thang bảng lương Nhà nước quy định tại Nghị định 26/CP, các loại phụ cấp theo lương theo ngày thực hiện công tác và các ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao Động;

Tiền lương chính sách của cá nhân được tính theo công thức: LCS= LCSngày x NTT

Trong đó:

LCS : Tiền lương chính sách theo ngày công làm việc thực hiện.

NTT: số ngày công được trả lương trong tháng, bao gồm: ngày công tác thực hiện, ngày hội họp, học tập, ngày nghỉ phép, hiếu, hỷ theo chế độ, và các ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Thoả ước lao động và của Bộ luật Lao Động.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí