doanh đúng quy trình đã được phê duyệt của bộ phận Front Office.
Điều hành và xử lý các giao dịch (Back Office): Là bộ phận thực hiện các giao dịch mà bộ phận Front Office tiến hành. Các công việc hàng ngày gồm có: xác nhận các giao dịch, thanh toán và vào sổ các giao dịch. Cuối ngày bộ phận này còn phải tiến hành kiểm kê và rà soát sổ sách (reconcile).
Trưởng bộ phận Front Office là ông Ray, một người rất giàu kinh nghiệm về kinh doanh các sản phẩm lãi suất nhưng lại không biết nhiều về kinh doanh ngoại hối. Năm 1997, Rusnak thông qua sự quen biết với ông Ray đã được tuyển vào Allfirst với mức lương khá cao là $100.000 một năm. Đặc biệt hơn, Rusnak được hưởng 30% lợi nhuận mà ông ta có thể mang lại cho Allfirst.
Sự thật là Rusnak không giỏi về kinh doanh ngoại hối, các kiến thức nghiệp vụ của ông mới dừng ở các sản phẩm ngoại hối spot (giao ngay) hoặc forward (kỳ hạn) khá đơn giản.
Việc quản lý rủi ro tại Allfirst
Theo quy trình, Rusnak được cấp hạn mức kinh doanh trong ngày là: 100 triệu USD; hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR limit) là 1,55 triệu USD; hạn mức bán chống lỗ là 200 ngàn USD/một tháng. Bộ phận kinh doanh (Front Office) và điều hành, thực hiện giao dịch (Back Office) được bố trí tách rời, ngoài ra còn có bộ phận quản lý rủi ro và kiểm soát (Middle Office). Đó là một cơ cấu tổ chức và những mức độ hạn mức khá hợp lý với một ngân hàng cỡ như Allfirst.
Quá trình Rusnak đã làm thiệt hại cho AIB
Năm 1997 Rusnak bắt đầu tham gia mua các giao dịch kỳ hạn USD/JPY. Khi tỷ giá JPY đi ngược lại với mong đợi, Rusnak phải tự tạo ra các giao dịch quyền lựa chọn (option) để tạo ra ấn tượng rằng các giao dịch kỳ hạn của mình đã được xử lý giảm thiểu rủi ro (hedge). Rusnak tạo ra hai giao dịch option trái chiều với cùng một đối tác khiến cho việc thanh toán sẽ triệt tiêu nhau.
Tất cả các giao dịch option này đều là ảo, vì vậy không thể có xác nhận cho các giao dịch này được. Rusnak đã thuyết phục bộ phận điều hành, thực hiện giao dịch (Back Office) rằng không cần phải làm xác nhận vì các đối tác đều ở châu Á,
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Đo Lường Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 8
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Khái Quát Về Hệ Thống Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm
- Thực Trạng Về Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Tp.hcm
- Lãi/lỗ Thu Nhập Trong Kinh Doanh Ngoại Hối (Ngoại Tệ Và Vàng) Tại Ngân Hàng Sacombank
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
và sự chênh lệch múi giờ sẽ làm cho Back Office phải làm việc vào nửa đêm nếu muốn xác nhận qua phone. Rusnak cũng thuyết phục thêm rằng làm xác nhận sẽ rất mất thời giờ và vô nghĩa bởi hai giao dịch option trái chiều có tổng thanh toán bằng không (net-off fully).
Allfirst dùng hệ thống VaR (giá trị chịu rủi ro) để tính toán các rủi ro và lỗ lã của các giao dịch ngoại hối của họ. Rusnak hiểu rất rõ hệ thống này và biết cách biến hóa nó bằng cách tạo ra thêm các giao dịch ảo để giảm trạng thái mở của các giao dịch ngoại hối này. Rusnak tự cho các giao dịch ảo này vào file Excel, chuyển cho cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ này nạp các giao dịch đó vào hệ thống VaR, vì vậy hệ thống VaR không bao giờ đưa ra các báo cáo mà Rusnak bị vượt hạn mức.
Theo quy trình, trạng thái ngoại hối của Allfirst sẽ được định giá lại bằng các tỷ giá ngoại hối của các công ty khách quan ví dụ như Reuters, nếu dùng tỷ giá này thì các giao dịch lỗ của Rusnak sẽ bị phát hiện. Rusnak đã truy cập tỷ giá Reuters vào máy tính của mình, sau đó thay đổi tỷ giá ngoại hối cho có lợi cho mình đồng thời thuyết phục Back Office dùng bảng tỷ giá của Front Office thay vì tự trang bị cho mình một hệ thống thông tin riêng, Rusnak lý luận rằng việc sử dụng bảng tỷ giá của ông sẽ tiết kiệm chi phí mua thông tin (độ khoảng 10.000 USD để mua thông tin của Reuters) cũng như tiện lợi cho công việc của Back Office.
Trong suốt 4 năm 1997-2001, Rusnak rất nhiều lần phá vỡ các hạn mức kinh doanh ngoại hối của mình, càng ngày các hoạt động kỳ hạn của ông càng lỗ, vì vậy ông phải dấn sâu vào việc làm mạo các chứng từ của giao dịch quyền lựa chọn. Đến thời hạn thanh toán, ông lại bán các giao dịch quyền lựa chọn này, đồng thời tạo ra tiếp các giao dịch lựa chọn ảo khác gối đầu để tạo ra ấn tượng an toàn. Thông thường một ngày ông mua bán doanh số khoảng 150 triệu USD, cá biệt có ngày đến 4 tỷ USD. Riêng tháng 12 năm 2001, Rusnak đã mua tới 25 tỷ USD.
Tháng 12 năm 1999, Rusnak kinh doanh lỗ 89 triệu, con số này là 300 triệu vào cuối năm 2000 và tới cuối năm 2001 thì nó đã lên tới 670 triệu. Song không có ai có thể biết sự thật này cả vì các báo cáo đã bị phù phép.
Rusnak bị phát hiện như thế nào?
Tháng 12/2001, một kiểm soát viên tình cờ nhìn thấy hai phiếu giao dịch không kèm xác nhận, ông yêu cầu nhân viên Back Office làm xác nhận, song họ giải thích là không cần làm vì hai giao dịch này trái chiều nhau và không tạo ra luồng tiền chuyển động. Kiểm soát viên yêu cầu Back Office phải làm xác nhận cho mọi giao dịch song cũng không kiểm tra xem Back Office có thực hiện yêu cầu của mình không. Sau đó, ông Cronin vô tình nhận thấy các luồng tiền chuyển động rất thất thường trên bảng tổng kết tài sản, kiểm tra lại ông thấy Rusnak đã đạt doanh số tới 25 tỷ USD vào thời điểm này. Cronin yêu cầu đánh giá lại trạng thái các giao dịch kỳ hạn của Rusnak và phát hiện đã lỗ trên sổ sách là 500.000 USD.
Tháng 01/2002, Cronin thông báo Rusnak phải dần thực hiện các giao dịch kỳ hạn, không được phép quay vòng nữa. Ngày 30/01/ 2002, lại một lần nữa kiểm soát viên phát hiện 12 phiếu giao dịch không có xác nhận kèm theo. Kiểm soát viên yêu cầu Back Office phải xác nhận các giao dịch này. Back Office cầu cứu Rusnak.
Thứ sáu ngày 01/02/2002, Rusnak đưa 12 xác nhận cho Back Office. Kiểm soát viên phát hiện các xác nhận này là giả. Rusnak hứa sẽ liên lạc với đối tác châu Á để lấy xác nhận thật vào thứ hai ngày 03/02, song ông ta đã không bao giờ quay trở lại Allfirst nữa. Allfirst kiểm tra toàn bộ 71 giao dịch còn hiệu lực, chỉ có 47 cái là thật, còn lại là sản phẩm tự tạo của Rusnak.
Tổng số lỗ tại thời điểm 08/02/2002 là 691 triệu USD. Công bố tin này đã làm chấn động giới kinh doanh tài chính.
Bài học kinh nghiệm: Vụ việc trên cho thấy ngay cả khi hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng được tổ chức bài bản đi nữa thì rủi ro tỷ giá vẫn có thể xảy ra như trường hợp của AIB. Có thể nêu ra một số điểm sai lầm trong vụ việc trên:
Vụ lừa đảo được lên kế hoạch rất cẩn thận và được tiến hành một cách tỉ mỉ từ năm 1997 đến năm 2002.
Sự kém hiệu quả trong cơ chế kiểm tra chéo của Back Office và Middle Office.
Một loạt các quy trình kinh doanh bị vi phạm và phá vỡ.
Thất bại của cấp trên của Rusnak trong việc kiểm soát hoạt động của anh ta.
Các báo cáo về hoạt động của Rusnak không đầy đủ.
Sự ỷ lại quá lớn và nhầm lẫn của ban lãnh đạo đối với hoạt động người Phụ trách phòng kinh doanh ngoại hối và tiền tệ (Treasury) của AIB.
Sự nhận thức kém về các hoạt động buôn bán lừa đảo trong ngân hàng ngay tại phòng kiểm toán và quản lý rủi ro.
Thất bại trong việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị của kiểm toán và thanh tra.
Từ đó cho thấy việc cần thiết phải thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng và việc triển khai đúng các công cụ này là rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của ngân hàng.
1.5.2. Bài học thứ hai về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại
Tại Baring, ngân hàng lâu đời nhất của Anh, Leeson chuyên đầu cơ vào tỷ giá hối đoái và mọi chỉ số chứng khoán có liên quan đến tỷ giá hối đoái. Vì muốn kiếm tiền nhanh và tạo hình ảnh “nhúng tay vào đâu sẽ ra tiền ở đấy” nên Leeson chủ ý đầu cơ dàn trải và rất mạo hiểm. Một khi kinh doanh thắng thì Leeson báo cáo lên cấp trên, còn thua thì hạch toán vào tài khoản đen mang ký hiệu 88888. Về doanh số thì Leeson đạt được mức độ rất lớn, nhưng lãi ròng thì lại rất thấp và càng về sau càng thua lỗ. Leeson đầu cơ không theo một chiến lược cụ thể nào mà hoàn toàn theo cảm tính, không trù tính bất cứ biện pháp đảm bảo nào để rồi như một con bạc khát nước dần sa vào tình thế không còn cách nào khác ngoài việc phải lấy đầu cơ nuôi đầu cơ, từ chủ động đầu cơ lâm vào tình cảnh buộc phải đầu cơ. Thế nên Leeson phải làm giả sổ sách, vượt quá quyền hạn cho phép về qui mô đầu cơ và lừa dối cấp trên. Vào năm 1995, ngân hàng Baring lâu đời nhất nước Anh với lịch sử trên 200 năm đã sụp đổ. Lý do chính là từ những công việc kinh doanh giả tạo của Leeson. Lúc bấy giờ rất nhiều câu hỏi từ giới phân tích đã đặt ra như: Làm thế nào
mà chỉ một người kinh doanh sản phẩm phái sinh ngoại hối lại có khả năng làm sụp đổ một đế chế tài chính ngân hàng hùng mạnh như Baring? Trách nhiệm của Ban quản lý ngân hàng ra sao ? Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống quản lý rủi ro tại Baring trên toàn thế giới đã hoạt động ra sao?
Vào thời điểm Baring sụp đổ thì vốn của Ngân hàng chỉ khoảng 600 triệu USD, trong khi các hợp đồng phái sinh mà Leeson đang mở lên đến 27 tỷ USD ngày 27/02/1995, trong đó có 7 tỷ USD về hợp đồng phái sinh liên quan đến chỉ số chứng khoán Nikkei 225, 20 tỷ USD về trái phiếu Chính phủ Nhật và Euroyen. Các hợp đồng phái sinh chứng khoán của Leeson đều được thoả thuận với mức giá là điểm của chỉ số Nikkei 225 nằm trong khoản 18.000 đến 20.000 điểm. Sau khi động đất nổ ra ở thành phố Kobe Nhật Bản vào ngày 17/01/1995, thì chỉ số Nikkei 225 rớt điểm liên tục, có lúc xuống dưới 17.000 điểm và đã đặt trạng thái của Baring vào phạm vi thua lỗ nặng. Với tình trạng như vậy, Sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX) (là nơi mà Leeson đã mở các giao dịch phái sinh của mình) đã yêu cầu Baring phải chuyển bổ sung số tiền đặt cọc lên đến 835 triệu USD. Việc liên tục phải bổ sung số tiền đặt cọc làm cho Baring không thể đáp ứng được, nhưng nếu không thực hiện theo yêu cầu của SIMEX thì các giao dịch đang thực hiện buộc phải đóng lại và sẽ làm cho Baring càng lỗ nặng hơn nữa. Đây là nguyên nhân chính khiến cho Baring nhanh chóng sụp đổ.
Trạng thái giao dịch trong biểu đồ trên thể hiện trạng thái hợp đồng tương lai mua ròng về chỉ số Nikkei 225 của Baring trước và sau động đất ở Kobe Nhật bản xảy ra. Biểu đồ trên thể hiện trạng thái của Leeson luôn đi ngược với xu hướng của chỉ số Nikkei 225. Sau khi động đất xảy ra chỉ số Nikkei 225 rớt giá nhanh, nhưng Leeson lại liên tục tăng cường mua vào vì anh ta nghĩ rằng những tác động tiêu cực của động đất ở Nhật bản đã không còn tác động nặng nề đến nền kinh tế Nhật , cho nên chỉ số Nikkei sẽ lên trở lại. Việc mua vào đỉnh điểm của anh là vào ngày 17/2/1995 với số lượng 19.094 hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán Nikkei
225. Ban lãnh đạo ngân hàng chỉ cho phép Leeson thực hiện nghiệp vụ kinh doanh hưởng chênh lệch giá giữa các thị trường (Arbitrage) chứ không được thực hiện
kinh doanh tự doanh. Theo sự cho phép này thì Leeson một khi thực hiện mua, ví dụ 19.094 hợp đồng Nikkei 225 trên thị trường chứng khoán OSE (Thị trường chứng khoáng Osaka) thì phải bán lại ngay 19.094 hợp đồng Nikkei 225 trên thị trường SIMEX chỉ nhằm hưởng chênh lệch giá giữa hai thị trường này. Với hoạt động này, thì trạng thái của Baring hầu như không có rủi ro biến động của chỉ số Nikkei 225 vì trạng thái mua và bán của Baring đã được cân bằng. Trên thực tế Leeson lại không bán số hợp đồng trên tại SIMEX mà anh ta lại đi mua tiếp số hợp đồng đó trên SIMEX vì Leeson khẳng định rằng chỉ số Nikkei không thể xuống liên tục mà không lên lại. Rủi ro xảy ra ngay sau đó khi mà chỉ số Nikkei rớt xuống ngoài vùng kỳ vọng 18.500 – 20.000 điểm. Giao dịch mua trên thị trường SIMEX này là loại giao dịch gian lận và không được phép của ngân hàng. Để che dấu hành vi này, anh ta đã che dấu vào tài khoản lỗi 88888 ( Error Account). Leeson sử dụng tài khoản này để che dấu các hành vi mua bán gian lận khác của mình liên quan đến hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Nhật, Euroyen và các hợp đồng quyền chọn khác về Nikkei 225. Bên cạnh những việc mua bán trên, Leeson còn thực hiện bán các hợp đồng phái sinh hai chiều (straddles). Với loại hợp đồng này, người kinh doanh ngoại hối có thể vừa mua vừa bán hợp đồng quyền chọn với cùng giá và cùng thời điểm đáo hạn hợp đồng. Vì là người bán hợp đồng quyền chọn nên Leeson hưởng một số tiền khá lớn về phí quyền chọn mà người mua hợp đồng quyền chọn phải trả cho người bán hợp đồng này, tuy nhiên giá thực hiện hợp đồng quyền chọn phải thấp hơn hoặc cao hơn rất nhiều đối với loại hợp đồng quyền chọn call hay put option. Trên thực tế Leeson đã bán 37.000 hợp đồng option hai chiều (option straddles) và anh ta sẽ kiếm lời rất nhiều khi nền kinh tế Nhật ổn định và chỉ số Nikkei 225 ở vùng kỳ vọng 18.500 – 20.000 điểm. Tuy nhiên, sau ngày động đất tại thành phố Kobe diễn ra thì chỉ số Nikkei đã liên tục rớt giá không phanh. Hầu hết các trạng thái mà Leeson đã mở gian lận đều rơi vào tình trạng thua lỗ, tại vì về nguyên tắc của hợp đồng quyền chọn bán, thì người bán có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng quyền chọn còn người mua được quyền thực hiện hợp đồng này (tức là người mua có thể thực hiện hợp đồng hay không thực hiện). Do đó một khi chỉ số
Nikkei liên tục rớt giá xuống thấp hơn vùng giá thực hiện của Leeson 18.500 –
20.000 điểm thì người mua hợp đồng call option có thể huỷ ngang hợp đồng không thực hiện và chấp nhận mất phí (premium option). Nhưng đối với người mua hợp đồng put option thì họ buộc Baring phải thực hiện hợp đồng với họ và đây chính là khoản lỗ khổng lồ đối với Baring khi buộc thực hiện hợp đồng này.
Bài học kinh nghiệm:
Một trong những trục trặc lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng trên là việc thiếu sự phân chia rạch ròi trách nhiệm giữa hai bộ phận trong việc thực hiện giao dịch và hỗ trợ giao dịch. Lesson cùng lúc quản lý cả hai bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ giao dịch. Chức năng của hai bộ phận này khác nhau. Bộ phận hỗ trợ giao dịch thực hiện các bước kiểm tra cần thiết nhằm tránh các giao dịch không được uỷ quyền và hạn chế thấp nhất những gian lận có thể xảy ra, như thông qua việc xác nhận giao dịch của bộ phận kinh doanh, chấp nhận thanh toán giao dịch, v.v.. Lợi dụng việc quản lý cả hai bộ phận, Leeson đã che dấu không báo cáo đến hội sở Baring ở London về tài khoản đen 88888 (Error Account). Mục đích của tài khoản đen 88888 là nhằm tạm thời ghi nhận những giao dịch mà đối chiếu bị sai lệch và không khớp giữa các thông tin trong giao dịch. Những thông tin này rất quan trong trong việc đánh giá rủi ro chung trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ảnh hường của rủi ro đó đến thu nhập của ngân hàng. Do đó hầu hết các giao dịch đầy rủi ro của Leeson ở Singapore hoàn toàn bị che dấu và Baring London không hề biết đến. Mặt dù, trong báo cáo kiểm toán nội bộ tháng 8/1994 có cảnh báo về sự cho phép kiêm nhiệm vô trách nhiệm này, nhưng Ban lãnh đạo ngân hàng vẫn không tích cực loại bỏ.
Ban lãnh đạo ngân hàng không có sự hiểu biết đầy đủ về các sản phẩm phái sinh khiến cho các giao dịch phái sinh với bản chất đầy rủi ro thì lại càng rủi ro hơn. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro nếu thực tế có những biến động bất lợi cho trạng thái giao dịch của ngân hàng, chiến lược kinh doanh và quá trình kiểm soát rủi ro nhằm đạt được kế hoạch tổng thể của ngân hàng. Trong các ví dụ trên, chúng ta thấy rõ sự thiếu quan tâm của Ban
lãnh đạo ngân hàng Baring trong các giao dịch phái sinh của Leeson ở Singapore. Họ quan tâm nhiều đến kết quả kinh doanh với các báo cáo lợi nhuận đầy hấp dẫn hơn là cùng lúc hỗ trợ quản lý loại hình hoạt động kinh doanh đang mang lại nhiều thành quả này. Ngay cả khi SIMEX yêu cầu Baring bổ sung số tiền ký quỹ cho các giao dịch ngày càng lớn của Leeson ở Singapore , nhiều bộ phận có chức năng ở Baring London cũng không phân tích và đánh giá trạng thái kinh doanh hiện tại của Baring Singapore và họ tin rằng ngân hàng hiện tại đang kinh doanh rất an toàn và các trạng thái kinh doanh ngoại hối đều đã được cân bằng (hedged) qua các báo cáo gian lận và che dấu của Leeson. Thực chất họ không muốn can thiệp quá sâu và sợ làm mất các khoản thu nhập hấp dẫn do giao dịch phái sinh mang lại.
Vốn tự có của ngân hàng là một vấn đề khác mà chúng ta cần phân tích đến. Đối với trường hợp của ngân hàng Baring, những người quản trị cao cấp nhất của ngân hàng vẫn luôn tin tưởng rằng các giao dịch của Leeson đang thực hiện một cách cẩn thận và trạng thái ở mức cân bằng, nên họ không ngần ngại nộp ngay tiền ký quỹ khi có yêu cầu của SIMEX. Tuy nhiên cho đến khi nộp tiền ký quỹ vượt quá mức vốn tự có của ngân hàng và khả năng chấp nhận rủi ro cũng như phát hiện ra các giao dịch ở Baring Singapore là không được cân bằng (naked positions) , các nhà quản lý không còn cách nào để xoay sở và Baring bị bắt buộc phải đóng các trạng thái đang mở và thanh lý hợp đồng với phía đối tác. Đây là loại rủi ro về vốn có liên quan đến việc ký quỹ thực hiện giao dịch phái sinh hay còn gọi là Funding risk. Nếu không có một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả, thì loại rủi ro này rất dễ xảy ra.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, ngoài việc đánh giá rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và xác định hạn mức rủi ro cho từng giao dịch, khách hàng là các vấn đề mà ngân hàng nên quan tâm . Chính vì việc hầu hết thông tin chuyển từ Baring Singapore về London là gian lận nên bộ phận quản lý rủi ro thị trường tại London đã không xác định được rủi ro chung trong các giao dịch của Leeson. Do đó họ hoàn toàn thụ động khi ứng phó với sự biến động bất lợi và tỷ lệ ký quỹ ngày càng gia tăng đến mức quá sức chịu đựng của ngân hàng. Bên cạnh đó,