Ưu, Nhược Điểm Của Các Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng


quy mô vừa và nhỏ đều chưa có bộ phận chuyên trách phân tích, xử lý thông tin tình hình ngoại hối và sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, nhiều khi cán bộ kinh doanh trực tiếp lại không được cập nhật thông tin dẫn đến những rủi ro rất đáng tiếc.

Vấn đề nhân sự và công nghệ cũng đang gặp phải những trở ngại do tình trạng chảy máu chất xám trong ngành ngân hàng hiện nay. Nhiều ngân hàng trong nước và các chi nhánh, văn phòng đại diện các ngân hàng nước ngoài được thành lập tạo ra nhu cầu lớn về nhân sự, đặc biệt là những người tài. Do vậy, nhiều ngân hàng trong nước đã bị mất những cán bộ nòng cốt, có kinh nghiệm dày dặn. Đội ngũ nhân viên còn lại chủ yếu là những cán bộ trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm, nên đã dẫn đến việc xử lý công việc còn nhiều bị động và chưa tận dụng hết những cơ hội kinh doanh.

2.3.3. Ưu, nhược điểm của các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

Thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xét duyệt cho vay, song biện pháp này nhiều khi gặp phải những khó khăn do đánh giá năng lực sử dụng vốn thiếu chính xác. Đặc biệt trong khâu phân tích tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro phải đối mặt với nhiều khó khăn do doanh nghiệp không hợp tác trong việc cung cấp báo cáo tài chính thật, có xác nhận của các cơ quan kiểm toán có uy tín. Điều này dẫn đến những phân tích sai lệch về khả năng kinh doanh và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn, việc xác định chu kỳ kinh doanh không chính xác sẽ dẫn đến xác định số tiền vay và kỳ hạn không chính xác. Nếu số tiền vay nhiều hơn so với nhu cầu thực tế sẽ có hiện tượng doanh nghiệp chi tiêu vào những công việc khác không đúng mục đích. Tương tự như vậy, kỳ hạn không chính xác sẽ có hiên tượng doanh nghiệp không có nguồn để trả nợ ngân hàng do nguồn tiền chưa về với trường hợp kỳ hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại,


trường hợp kỳ hạn vay dài hơn so với chu kỳ kinh doanh sẽ dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp thu được tiền hàng về nhưng không tự giác đến nộp tiền mà chi tiêu vào mục đích khác. Do đó, khi đến hạn trả nợ khả năng doanh nghiệp không có nguồn tiền để trả nợ rất có khả năng xảy ra. Đây chính là những nhược điểm tiềm ẩn của các khâu trong giai đoạn thẩm định tín dụng.

Trong khâu hoạt động nội bộ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan, đặc biệt là phòng tín dụng, ban hỗ trợ tín dụng và phòng nguồn vốn. Bất kỳ một sự thiếu hợp tác nào dù nhỏ cũng có thể gây ra những tổn thất, thiệt hại lớn. Đối với các khoản vay với số tiền lớn, phòng tín dụng phải báo với phòng nguồn vốn để phòng nguồn vốn chuẩn bị nguồn tiền, tránh trường hợp để chậm trễ trong khâu giải ngân, làm mất uy tín của ngân hàng. Đồng thời, ban hỗ trợ tín dụng với chức năng tiến hành các thủ tục sau cho vay và giải ngân phải thẩm tra các điều kiện tiên quyết và các thủ tục doanh nghiệp phải hoàn tất trước khi giải ngân theo đúng như trong phê duyệt của hội đồng tín dụng. Việc thiếu sót hoặc chậm chễ một số giấy tờ tưởng như không quan trọng đôi khi cũng có thể gây ra những tác hại lớn.

Khâu quản lý các khoản vay sau khi cho vay là bước tiếp theo quan trọng trong vòng đời của một món vay. Chỉ cần một chút lơ là trong giám sát rủi ro dẫn đến chậm chễ thu hồi nợ hoặc tái tài trợ vốn cho doanh nghiệp đang có dấu hiệu bất thường về tài chính hoặc về khả năng thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc xử lý các khoản vay có vấn đề cũng là một nội dung hết sức nhạy cảm. Quá nôn nóng hoặc không khéo trong việc xử lý khoản vay đều có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn cho ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng luôn mong muốn là sẽ thu hồi nợ đúng hạn hoặc trong trường hợp xấu nhất thì cũng có thể thu hồi được phần gốc và lãi đầy đủ, dù không đúng hạn. Việc phải xử lý tài sản đảm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

bảo để thu hồi nợ hoặc đưa nhau ra tòa để phân định trách nhiệm là điều ngoài mong muốn vì nó sẽ dẫn đến những tác hại phái sinh như mất khách hàng, tốn kém chi phí, thời gian và công sức cho các thủ tục pháp lý. Các ngân hàng có quy mô lớn thường có một bộ phận chuyên trách về thu hồi nợ, song các ngân hàng nhỏ thì chưa có bộ phận này mà toàn bộ các công việc liên quan đến thu hồi và xử lý nợ xấu đều do phòng tín dụng thực hiện. Như vậy, rõ ràng đối với các ngân hàng nhỏ khâu xử lý nợ rất yếu kém và không được chuyên môn hóa. Do đó, khả năng mất vốn và phải trích dự phòng cao của các ngân hàng nhỏ luôn ở tỷ lệ cao hơn.

2.3.4. Ưu, nhược điểm của các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản Một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng để quản lý, phòng ngừa rủi ro thanh khoản là phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài để huy động vốn bổ sung với mức ít nhất là tương đương với khoản rút tiền gửi quá mức dự tính. Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm ở chỗ tương đối tốn kém, do ngân hàng phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất bán buôn để chi trả cho những khoản tiền gửi có lãi suất bán lẻ. Như vậy, nếu chi phí đi vay vốn bổ sung càng cao so với thu nhập của tài

Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 10

sản có, thì biện pháp tài sản nợ tỏ ra càng kém hấp dẫn.

Ngoài ra, khi khủng hoảng thanh khoản xảy ra, buộc ngân hàng phải bán hóa giá mọi tài sản nếu có thể, ví dụ như, chuyển nhượng các hợp đồng tín dụng, các hợp đồng cho thuê tài chính, các trái phiếu dài hạn… Sự bán hóa giá vội vàng sẽ khiến cho ngân hàng chịu thua thiệt nặng nề về giá, và những thua thiệt này có thể khiến cho ngân hàng chuyển sang mất khả năng thanh toán. Trường hợp này ngân hàng chỉ còn có con đường duy nhất là đóng cửa dừng hoạt động chờ xử lý theo pháp luật.

Như vậy, bên cạnh những ưu điểm của các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản là giúp cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là


hoạt động tín dụng và nguồn vốn phát triển ổn định, bền vững thì một số biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản vẫn còn chứa đựng những điểm yếu như trên. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải hoạch định những đư- ờng lối phát triển mang tính chiến lược lâu dài trên cơ sở cập nhật liên tục và kịp thời các thông tin.

2.3.5. Ưu, nhược điểm của các biện pháp quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế

Các biện pháp quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế đã góp phần hạn chế rủi ro khá hiệu quả và tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn có một số nhược điểm cần được khắc phục.

Thứ nhất, việc ban hành quy trình, thủ tục về thanh toán quốc tế tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chủ yếu do chính phòng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế phối hợp với phòng pháp chế lập ra. Song một hiện tượng phổ biến đối với các ngân hàng thương mại mới thành lập, quy mô còn nhỏ là sao chép và sử dụng theo quy trình sẵn có của các ngân hàng thương mại đi trước. Điều này dẫn đến hiện tượng sử dụng mà không hiểu hết quy trình, thủ tục của rất nhiều cán bộ ngân hàng.

Thứ hai, các ngân hàng đều chưa có bộ phận kiểm soát rủi ro riêng cho mảng thanh toán quốc tế mà công việc này đều ro phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ với chức năng chính là kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình, quy chế hoạt động và đều thực hiện kiểm tra sau nên không phát huy tác dụng nhiều trong việc phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ kiểm toán nên đã dẫn đến những hạn chế trong việc kiểm tra. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ kiêm nhiệm chức năng kiểm tra, kiểm soát một số bộ phận nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, kế toán, thanh toán nên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu


nghiệp vụ chuyên sâu về một mảng nào đó. Đặc biệt, các cán bộ trẻ tuổi, ít kinh nghiệm rất dễ rơi vào tình trạng này.

Thứ ba, trình độ ngoại ngữ của các cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều yếu kém. Nhược điểm này dẫn đến những rủi ro rất đáng tiếc do hiểu sai các thuật ngữ khi kiểm tra chứng từ hoặc khi đọc hợp đồng ngoại. Bên cạnh đó, các ngân hàng đều chưa có những khóa đào tạo chuyên sâu về phần nghiệp vụ chuyên môn. Hầu hết các cán bộ đều tự học hỏi và học hỏi lẫn nhau là chính, do vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề hết sức cấp bách tại các ngân hàng hiện nay.


CHƯƠNG 3‌‌


GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập

3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam


Kết thúc năm 2006 chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, bức tranh kinh tế xã hội có nhiều điểm sáng mừng, nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá; so với năm 2005, tăng 8,17%.

Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển ổn định, góp phần vào tăng trưởng chung như giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17%, cao hơn mức kế hoạch; chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp được nâng lên; các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt động viễn thông không ngừng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.

Lĩnh vực gắn bó trực tiếp với 80% dân số là nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có những bước tăng trưởng đáng kể mặc dù năm 2006 là năm thiên tai khốc liệt diễn ra. Xuất khẩu gạo cung cấp cho thị trường thế giới vẫn đứng thứ hai sau Thái Lan. Cao su đạt 546 nghìn tấn, tăng 13,4%; chè đạt 612,1 nghìn tấn, tăng 7,4%; sản lượng thủy sản đạt 3,7 triệu tấn, tăng 6,6%,.. Tính chung, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2006 tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%, lâm nghiệp 1,2% và thủy sản 7,7%, cũng được coi là một thành tựu lớn trong bão táp dồn dập trên diện rộng [5].


Xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay 39,6 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm là 39.605 triệu USD, tăng 22,1% so với năm 2005. Nhập siêu giảm cả về kim ngạch và tỷ lệ so với năm 2005, năm 2006 nhập siêu

4.488 triệu USD, bằng 12,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó năm 2005 nhập siêu 4.650 tỷ USD, bằng 14,4% [5].

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bước nhảy vọt chưa từng thấy, đạt 10,2 tỷ USD; cam kết ODA của các nhà tài trợ theo đó cũng tăng cao (4,44 tỷ USD). Tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP ước đạt trên 40%. Đặc biệt, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện [5].

Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 22,8% so với thời điểm 31/12/2005, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước, trong đó cho vay bằng VND tăng 26,8%, bằng ngoại tệ tăng 10%. Năm 2007, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục cổ phần hóa 4 ngân hàng thương mại lớn của nhà nước. Ngân hàng nhà nước sẽ trở thành Ngân hàng Trung ương.

Phát biểu của Thống đốc NHNN Lê Đức Thuý: "Chúng ta đã sống một thời kỳ dài trong cơ chế DNNN được ưu đãi hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để xoá bỏ sự bất bình đẳng, về phía ngân hàng cần phải tạo ra một cơ chế cạnh tranh thực sự. Ngân hàng mong muốn tồn tại thì phải tìm cách đưa vốn đến với những doanh nghiệp cần và sử dụng vốn có hiệu quả chứ không phải bằng một cơ chế đặc quyền hoặc bao cấp đằng sau. Ngân hàng tìm đến doanh nghiệp vì doanh nghiệp làm ăn hiệu quả chứ không phải nó thuộc thành phần nào".

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 71 tập đoàn và tổng công ty lớn. Bên cạnh đó, công tác phân cấp quản lý tài chính cũng sẽ được thực hiện mạnh mẽ và triệt để hơn. Việt Nam có tới trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam với lượng vốn dưới 50 tỷ và dưới 300 công


nhân. Muốn có một cơ chế cạnh tranh bình đẳng, Chính phủ Việt Nam phải tạo ra một cơ chế để các doanh nghiệp này có thể phát triển. Ở đó, cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn, các điều kiện cơ sở hạ tầng, đất đai... của doanh nghiệp Việt Nam phải tương đương các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, Việt Nam phải chú trọng tới hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn. Khi mà tỷ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản và tham nhũng của Việt Nam vẫn thuộc hàng rất cao trên thế giới.

Với bối cảnh kinh tế hiện tại, việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức cho các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các áp lực cạnh tranh. Tiến trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây là các đối thủ có sức mạnh về tài chính, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản lý trong khi các ngân hàng ở Việt Nam có quy mô nhỏ, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều và hạn chế về hầu hết các nguồn lực. Do vậy, khi phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài, các NHTM trong nước, nếu không tự đổi mới, hoạch định được cho mình các chính sách, chiến lược riêng, cải thiện nhanh chóng mọi mặt hoạt động kinh doanh thì rất khó có thể tồn tại và phát triển.

3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập

3.1.2.1 Đối tượng khách hàng

- Giữ vững thị trường các khách hàng truyền thống, đặc biệt là các khách hàng có uy tín nhiều năm với Ngân hàng.

- Tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Không ngừng mở rộng ra các đối tượng khách hàng khác thông qua đa dạng hoá các sản phẩm cho vay.

- Tăng cường cho vay hợp vốn, đồng tài trợ,.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí