Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngoại Hối Của Các Ngân Hàng Thương Mại


VaR được xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trường của danh mục. Thông thường, sự biến động giá trị của các tài sản được tuân theo quy luật phân phối chuẩn, với 2 giá trị đặc trưng là mức kỳ vọng và phương sai.

Phương pháp đo lường VaR

Hiện tại, các Ngân hàng trên thế giới đang sử dụng ba phương pháp chính để đo lường VaR, đó là: Phương pháp Delta – Gamma, phương pháp phân tích và phương pháp Monte Carlo. Trong Luận án này, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp phân tích để áp dụng cho các NHTM cổ phần TP.HCM.

Các nguyên tắc xây dựng mô hình VaR

Sử dụng phương pháp phân tích (Analytical Method), áp dụng đối với các ngoại tệ mạnh X không phải USD (gọi tắt G7) và vàng (riêng trường hợp USD/VND có phương pháp tính riêng)

Các thông số tính VaR:


Các thông số

Diễn giải

Thời gian dự báo (Time Horizon)

01 ngày hoặc 10 ngày

Độ tin cậy (Confident Level)

99%, 95%

Đơn vị tiền tệ VaR

USD hoặc VND

Nguồn dữ liệu tỷ giá

Giá ngoại tệ/USD trên hệ thống Reuters; Giá USD/VND XAU/VND giá liên ngân hàng

Số ngày thu thập dữ liệu giá

2 đến 5 năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 9

Phương pháp tính toán VaR:

Các bước thực hiện xác định tính toán VaR

(1) Kết nối Reuters sử dụng dữ liệu thực (realtime) trong 5 năm gần nhất cho nhóm G7, đối với USD/VND, XAU/VND cập nhật giá thật hàng ngày vào 5 giờ chiều.

(2) Tính tỷ suất sinh lợi (return)


Áp dụng đối với các ngoại tệ đứng trước USD, trong đó Si, Si-1 là giá của

ngoại tệ tại khảo sát thứ i, i-1


Áp dụng đối với các ngoại tệ đứng sau USD

(3) Khảo sát thực nghiệm (Empirical research)

Chúng ta dựa trên lý thuyết thống kê khảo sát sự phân phối của tỷ suất sinh lợi để chọn phương pháp đúng khi tính toán VaR. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp phân tích là một phương pháp mô phỏng, tức là thay vì tính toán trực tiếp trên dữ liệu, chúng được mô phỏng lại bằng hàm phân phối chuẩn dựa trên giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (standard deviation) được tính toán trực tiếp từ tập dữ liệu thực.

Giá trị trung bình:



Trong đó:

: giá trị trung bình

: tỷ suất sinh lợi ngày i

: số quan sát (obsarvation).

Độ lệch chuẩn:



Trong đó:

: giá trị trung bình

: tỷ suất sinh lợi ngày i

: số quan sát (obsarvation).

(4) Tính độ biến động giá (volatility) theo mô hình EWMA để phản ánh đúng theo diễn biến thị trường.


Trong đó:

: phương sai của ngày thứ i

: tỷ suất sinh lợi của ngày thứ i-1

: tham số trơn

(5) Tính độ tương quan và hiệp phương sai giữa các loại ngoại tệ (correlation, covariance).

Sử dụng mô hình EWMA để tính toán hiệp phương sai và độ tương quan thực tế, phản ảnh lại biến động thị trường.


Hiệp phương sai:


Trong đó:

: hiệp phương sai cặp tiền tệ 1 và 2,

: dự báo tại thời điiểm t dựa trên thông tin tại thời điểm t-1,

: tỷ suất sinh lợi,

: tham số trơn.

Độ tương quan:



Trong đó:

: hiệp phương sai cặp tiền tệ 1 và 2,

: độ lệch chuẩn của đồng tiền i,

: dự báo tại thời điiểm t dựa trên thông tin tại thời điểm t-1,

: tỷ suất sinh lợi,

: tham số trơn.

(6)Tính VaR cho từng trạng thái ngoại tệ và/hoặc cho toàn bộ danh mục trạng thái ngoại tệ.


Xác định VaR



Áp dụng cho 1 cặp ngoại tệ, trong đó:

: độ tin cậy,

: giá trị trung bình,

: “left-tail” phần trăm của phân phối chuẩn,

: độ lệch chuẩn,

: giá trị trạng thái.





Áp dụng đối với danh mục trạng thái ngoại tệ, trong đó:

: độ tin cậy,

: giá trị trung bình cặp tiền

i,

: “left-tail” phần trăm của phân phối chuẩn,

: độ lệch chuẩn của cặp tiền i,

: độ tương quan của đồng tiền i,j

: giá trị trạng thái của cặp

tiền i,


Minh họa cách tính

Giả sử, ngày 3/1/2012 tính VaR cho một danh mục gồm 2 trạng thái Mua 100.000 GBP giá giao ngay 1.5527 và Mua 100.000 EUR giá giao ngay 1.2970, từ khảo sát thực nghiệm chúng ta biết được rằng các cặp GBP/USD và EUR/USD tuân theo luật phân phối chuẩn và ta tính được:

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng

Độ biến động tính theo mô hình EWMA

Áp dụng công thức tính VaR cho 1 trạng thái, ta tính được:

Áp dụng công thức tính VaR cho danh mục, ta tính được:



trong đó



Thay các tham số vào công thức ta tính được:

Lưu ý: giá trị tất cả các tham số đều được tính bằng công cụ VaR G7 được xây dựng dựa trên các bước trên. Vì mô hình tính VaR phức tạp và dữ liệu rất lớn, nên không thể mô tả chi tiết trong minh họa.


1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại

1.4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM

Tuân thủ không tốt các chính sách và quy trình QLRR của ngân hàng

Mặc dù ngân hàng đã ban hành hệ thống quản lý rủi ro cho hoạt động KDNH, việc tuân thủ không đúng theo những gì trong hệ thống quy định tạo nên nhiều rủi ro cho hoạt động chung của ngân hàng. Việc không tuân thủ theo các quy định trong chính sách này thể hiện ở chỗ có thể xuất phát từ phía các cấp lãnh đạo không quản trị rủi ro theo quy định đã ban hành hoặc có thể xuất phát từ phía những người thực hiện thi hành các quy định không đúng hoặc cố ý làm trái quy định vì một lý do nào đó.

Việc thực hiện không tốt các quy định trong hệ thống quản trị rủi ro trong KDNH có thể đem lại nhiều tổn thất cho ngân hàng và gây nhiều khó khăn cho quá trình thực thi chính sách vì mục tiêu chung của ngân hàng.

Ưa thích các giao dịch có lợi nhuận cao và chấp nhận mức độ rủi ro cao

Hội đồng quản trị ngân hàng thuộc nhóm người thích kinh doanh với các giao dịch tạo ra nhiều lợi nhuận và sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao. Chính sự ưa thích này có thể là nguồn cảm hứng cho quá trình quản trị hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ bởi NHNN và các cơ quan khác của Chính phủ, hoạt động ngân hàng luôn phải tuân thủ theo rất nhiều quy định khắc khe từ phía Nhà nước, đặc biệt là từ NHNN. Do đó, loại “sở thích” này trong hoạt động KDNH của ngân hàng bị kiểm soát và hạn chế nhiều.


Việc thực hiện kinh doanh với các giao dịch tạo ra nhiều lợi nhuận và mức độ rủi ro cao có nhiều khả năng đem lại khó khăn cho quá trình quản lý rủi ro trong KDNH của các NHTM.

Hạn mức giao dịch và tổn thất cao

Thông thường Hội đồng quản trị giao các loại hạn mức kinh doanh cho Tổng giám đốc ngân hàng, sau đó Tổng giám đốc giao hạn mức xuống các cấp bên dưới. Việc giao hạn mức từ phía Hội đồng quản trị phụ thuộc rất lớn vào “khẩu vị rủi ro” của từng ngân hàng. Còn việc giao hạn mức xuống các cấp bên dưới của Tổng giám đốc có quy định rất chặt chẽ và đặc biệt mỗi cấp quản lý chỉ được một hạn mức nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng thường giao mức tối đa hạn mức của Tổng giám đốc cho trưởng phòng KDNH của ngân hàng nhằm hổ trợ cao nhất cho hoạt động kinh doanh với bản chất là kinh doanh luôn mang tính nhanh chóng, cơ hội và chấp nhận rủi ro.

Chính vì lẽ đó, đi kèm với mức độ rủi ro cao từ hạn mức được giao cao sẽ dễ dàng dẫn đến nhiều tổn thất cho hoạt động của các NHTM và gây khó khăn cho quá trình quản lý rủi ro của ngân hàng.

Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận quá cao

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và được kiểm soát rất chặt chẽ từ phía Chính phủ. Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, nhiều ngân hàng được mở ra và tham gia vào hoạt động tại cùng một thị trường trong nước. Chính lẽ đó, mức độ cạnh trạnh ngày càng cao và mục tiêu lợi nhuận ngày càng khó đạt được so với điều kiện thị trường trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước nhằm đáp ứng mong muốn của cổ đông, do đó, mục tiêu lợi nhuận ngân hàng luôn ở mức cao hơn so với khả năng thực hiện của ngân hàng, và lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao.

Cho nên, với các mục tiêu như trên gây nhiều khó khăn cho quá trình quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


Trình độ nhân sự không tốt

Việc thực thi các chính sách về quản trị rủi ro phần lớn là thuộc về Ban tổng giám đốc cùng đội ngũ nhân viên ngân hàng. Quá trình tuân thủ này của đội ngũ nhân sự ngân hàng không chỉ xuất phát từ các quy định chặt chẽ trong chính sách mà phụ thuộc rất lớn vào tính ý thức, trình độ hiểu biết và quá trình thực hiện chính sách trên thực tế. Do đó, trình độ của đội ngũ nhân sự không tốt dẫn đến nhiều khó khăn cho quá trình đưa các quy định trong chính sách vào thực tiễn áp dụng của ngân hàng.

1.4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng

Chính sách của nhà nước thay đổi

Hàng năm nhà nước ban hành nhiều chính sách mới nhằm bổ sung, thay đổi các quy định pháp luật đã cũ và không phù hợp với điều kiện của thị trường trong thời kỳ mới. Các giao dịch KDNH không chỉ được thực hiện trong vài ngày mà có nhiều giao dịch được thực hiện trong vài năm, ví dụ như các giao dịch huy động và cho vay vàng trong thời gian qua. Một khi chính sách nhà nước thay đổi và ngân hàng không dự liệu được hết sẽ tạo ra nhiểu khó khăn cho quá trình quản lý rủi ro trong KDNH của ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách nhanh chóng của nhà nước đem lại rủi ro chính sách cho các ngân hàng, ví dụ như chính sách tất toán các tài khoản huy động và cho vay vàng của NHNN vừa qua đem lại nhiều khoản lỗ cho các NHTM.

Môi trường kinh doanh trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hoạt động kinh doanh luôn được đặt trong môi trường nhiều biến động ở trong và ngoài nước, ngân hàng mặc dù có nhiều sự chuẩn bị trong kế hoạch kinh doanh cũng khó tiên liệu được hết những khó khăn của thị trường đem lại.

Chính vì lẽ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và những sự thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài thường gây nhiều khó khăn cho công việc quản trị rủi ro KDNH của ngân hàng.


1.5. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.5.1. Bài học thứ nhất về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại

Ngân hàng Liên minh Ailen Allied Irish Bank (AIB) là ngân hàng lớn nhất của Ailen. Vào tháng 2/2002, một chi nhánh của AIB tại Mỹ đã bị tên John Rusnak, một nhân viên giao dịch người Mỹ, lừa đảo thiệt hại 750 triệu USD, sau đó Rusnak bị tuyên án 7,5 năm tù, tên này đã giở nhiều thủ đoạn tinh vi để được hưởng

850.000 USD tiền lương và thưởng từ năm 1997 đến 2001.

Năm 2000, tổng tài sản có của AIB đạt 76,6 tỷ USD, hoạt động với hơn

1.000 văn phòng trên toàn thế giới. Năm 1989 AIB mua toàn bộ ngân hàng Maryland Bancorp, là một ngân hàng hoạt động tại Baltimore, Mỹ. Năm 1999, Maryland Bancorp đổi tên thành Allfirst và hoạt động như một công ty trực thuộc AIB, việc mua Allfirst nằm trong chiến lược vươn ra toàn cầu của AIB.

AIB tin tưởng rằng việc trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm cho các công ty trực thuộc là chìa khóa thành công trong kinh doanh tại thị trường Mỹ. Vì vậy Allfirst được rất nhiều quyền chủ động tự quyết trong các hoạt động của mình đặc biệt là hoạt động ngoại hối và kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất.

AIB giao cho ông Cronin, một cán bộ nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh ngoại hối và quản lý tiền tệ (Treasury) về phụ trách mọi hoạt động của Treasury tại Allfirst. Treasury của Allfirst được tổ chức bài bản, phân thành 3 bộ phận như sau:

Kinh doanh các hoạt động của Treasury (Front Office): Bộ phận này là bộ phận kinh doanh, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và các đối tác. Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm: huy động vốn liên ngân hàng và trên thị trường tiền tệ, kinh doanh các sản phẩm có lãi suất, kinh doanh đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối toàn cầu.

Quản lý rủi ro, các tài sản nợ và tài sản có (Middle Office): Là bộ phận quản lý các rủi ro và phân tích tài chính, viết báo cáo và theo dõi việc kinh

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí