chọn mua. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm sẽ khiến cho người mua phải chịu một khoản lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ này được giới hạn tối đa bằng mức phí chọn mua mà người mua đã trả cho người bán.
- Bán quyền chọn mua trái phiếu:
Người bán quyền chọn mua nhận được khoản phí bán quyền chọn mua và phải luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho người mua với mức giá cố định thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, khả năng thu lợi nhuận của người bán tăng, nhưng khoản lợi nhuận này không vượt quá mức phí bán quyền chọn mua mà người bán đã thu được từ người mua. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng sẽ khiến khả năng bị lỗ vốn của người bán tăng lên. Về lý thuyết, giá trái phiếu có thể tăng lên ở mức không hạn chế, song trên thực tế, tại thời điểm đến hạn, giá trái phiếu có xu hướng hội tụ vào mệnh giá của nó; tuy nhiên, khả năng lỗ vốn cũng có thể xảy ra.
- Mua quyền chọn bán trái phiếu:
Người mua quyền chọn bán trái phiếu có quyền bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán với mức giá cố định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Để có thể có quyền bán trái phiếu lại cho người bán, người mua phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí chọn bán. Như vậy, ở chiến lược này, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, người mua sẽ thu được một khoản lợi nhuận do mua trái phiếu với giá thấp nhưng bán lại cho người bán với giá cao hơn giá mua vào. Ngược lại, khi lãi suất giảm khiến giá trái phiếu tăng thì khả năng lỗ của người mua cũng tăng, nhưng khoản lỗ tối đa mà người mua phải chịu chỉ giới hạn trong khoản phí chọn bán đã trả cho người bán.
- Bán quyền chọn bán trái phiếu:
Người bán sau khi nhận được khoản phí bán quyền chọn bán từ người mua, phải luôn sẵn sàng mua lại trái phiếu vào bất cứ thời điểm nào khi người mua thực hiện quyền chọn bán với mức giá đã thỏa thuận trước. Như vậy, trong
trường hợp này, khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm, khả năng người bán bị lỗ sẽ tăng lên do phải mua trái phiếu với mức giá đã thỏa thuận trước lớn hơn mức giá trên thị trường. Còn khi lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng, người bán có khả năng thu lợi nhuận. Tuy nhiên, mức lợi nhuận tối đa mà người bán thu được bị giới hạn trong mức phí bán quyền chọn bán đã thu được từ người mua.
Hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam với quy mô chưa lớn đang sử dụng chủ yếu là các chiến lược mua quyền chọn (mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán).
2.2.1.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi
Trường hợp tài sản nợ của ngân hàng là vốn có kỳ hạn dài với lãi suất cố định, tài sản có là các khoản tín dụng thương mại và công nghiệp có mức lãi suất thay đổi 6 tháng/lần. Do tính chất lãi suất của tài sản có là thả nổi trong khi tài sản nợ là cố định, ngân hàng phải đối mặt với sự không cân xứng âm về thời lượng. Trong trường hợp này ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách làm cho thời lượng của tài sản nợ giảm xuống qua việc chuyển số tài sản nợ này thành dạng tài sản nợ có kỳ hạn ngắn hơn với lãi suất thả nổi nhằm mục đích để thời lượng của tài sản nợ cân xứng với thời lượng của tài sản có. Để làm được điều này ngân hàng tiến hành giao dịch Swaps lãi suất với vai trò là người bán hợp đồng (tức là thanh toán lãi suất thả nổi).
Trường hợp tài sản có của ngân hàng là các khoản cho vay bất động sản có thế chấp đối với dân cư và có lãi suất cố định, do vậy thời lượng của tài sản có thường là tương đối dài. Trong khi đó tài sản nợ là các khoản huy động tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn ngắn (trung bình là một năm). Khi đến hạn, các chứng chỉ tiền gửi và các khoản tiết kiệm được thanh toán và tiếp tục được huy động tuần hoàn với mức lãi suất thị trường hiện hành. Kết quả là do đặc thù cơ cấu kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có, ngân hàng bộc lộ rủi ro lãi
suất ngược chiều với trường hợp trên. Biện pháp để quản lý rủi ro lãi suất là bằng cách chuyển hóa tính chất lãi suất ngắn hạn và thả nổi của tài sản nợ thành lãi suất có kỳ hạn và cố định, nhằm cân xứng về mặt kỳ hạn và thời lượng với tài sản có thông qua việc ngân hàng tiến hành mua hợp đồng Swaps lãi suất, nghĩa là trở thành người thanh toán các khoản lãi cố định trong giao dịch Swaps.
Như vậy, ngân hàng thanh toán lãi suất cố định mua hợp đồng Swaps với mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang cố định để phù hợp với tính chất cố định của tài sản có (nguồn thu từ vốn đi vay). Ngược lại, ngân hàng thanh toán thanh toán lãi suất thả nổi bán hợp đồng Swaps với mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của tài sản có.
2.2.1.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh
Song song với biện pháp sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi, các ngân hàng vẫn sử dụng biện pháp cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Chẳng hạn, ban đầu ngân hàng cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh là 12%/năm. Sau sáu tháng, lãi suất trên thị trường thay đổi, số tiền mà người vay phải thanh toán cho ngân hàng khi đáo hạn cũng thay đổi theo. Các món cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh vì vậy cho phép ngân hàng thu được lợi nhuận với lãi suất cao hơn khi lãi suất tăng và như vậy đã phòng ngừa được rủi ro về lãi suất.
2.2.2. Các biện pháp quản lý rủi ro ngoại hối
Đối với các ngân hàng có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro ngoại hối đó là: thứ nhất các ngân hàng mua bán ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và mua bán cho chính mình; thứ hai là các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một trạng thái ngoại tệ ròng đối với
hầu hết các ngân hàng thương mại hiện kinh doanh ngoại hối còn phát sinh các rủi ro trong khâu tổ chức, rủi ro do thiếu các công cụ quản lý rủi ro, rủi ro thanh toán và rủi ro về mặt con người và công nghệ.
Tại Việt Nam trong vòng 4-5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Như vậy, đồng tiền Việt Nam đã tăng giá khá cao, vào khoảng 12,5 đến 15% từ năm 2001 đến nay. Điều này cho thấy một tỷ giá tương đối ổn định trong một chu kỳ lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng không nới lỏng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỷ giá.
Trong môi trường toàn cầu hoá tài chính - ngân hàng như ngày nay, nhà quản trị ngân hàng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro ngoại hối. Do vậy, vấn đề quản lý rủi ro ngày càng được các ngân hàng quan tâm hơn. Các biện pháp hiện đang được phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng trong quản lý rủi ro ngoại hối là:
Thứ nhất, nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ. Nhóm giải pháp này bao gồm việc xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ và xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối nhằm hạn chế loại rủi ro tỷ giá.
Mô hình kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thường bao gồm ba bộ phận là bộ phận kinh doanh ngoại hối trực tiếp, bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro và bộ phận thực hiện giao dịch.
Middle Office (MO) | Back Office (BO) |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng
- Quyết Định Tín Dụng Theo Điểm Số Của Khách Hàng
- Nguyên Tắc Quản Lý Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 7
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 8
- Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Trong Kinh Doanh Ngân Hàng
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Đàm phán, ký kết Kiểm soát giao dịch Thực hiện các hợp
hóa
thỏa thuận giao dịch và quản lý rủi ro đồng, các thỏa thuận
đã được ký kết bởi FO
Sơ đồ 2.1: Mô hình kinh doanh và quản lý rủi ro được chuyên môn
Nguồn: theo Standard Charterred Bank (2000), Risk Management
Handbook.SCB[27].
Sự phân tách thành ba bộ phận nhằm đảm bảo tính độc lập, tránh thông đồng trong giao dịch. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng các hạn mức cho cán bộ kinh doanh ngoại hối trực tiếp phù hợp với năng lực, khả năng phán đoán, độ nhạy cảm và kinh nghiệm của từng cán bộ. Các hạn mức quan trọng được ngân hàng chú tâm xây dựng như hạn mức giao dịch trong ngày, hạn mức giao dịch qua đêm, hạn mức trạng thái đối với các kỳ hạn nhất định, hạn mức giao dịch của khách hàng và hạn mức điểm dừng lỗ.
Thứ hai, nhóm giải pháp về mặt thông tin. Nhóm giải pháp này bao gồm việc thu thập thông tin, tìm hiểu tình hình thực tế để xây dựng những báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán. Chẳng hạn, trong giao dịch mua bán kỳ hạn với khách hàng, dựa vào các báo cáo phân tích nêu trên cán bộ kinh doanh ngoại hối có thể kiểm soát được thực tế việc khách hàng có khả năng thực hiện giao dịch khi đáo hạn hay không.
Thứ ba, nhóm giải pháp về mặt con người. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề nguồn nhân lực và công nghệ thông tin trong kinh doanh ngoại hối nói riêng, ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các cán bộ chủ chốt, có năng lực được cử đi học các
khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, sau đó các cán bộ này đào tạo lại cho các cán bộ mới trên cơ sở học hỏi lẫn nhau.
2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng tiến hành theo trình tự của một món vay, cụ thể như sau:
Giai đoạn khởi đầu quan hệ tín dụng: Giai đoạn này các nội dung sau đây cần được tập trung tìm hiểu:
- Phân tích ngành kinh doanh: Ngành là một nhóm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh khi bán hàng. Khi phân tích ngành cán bộ tín dụng cần làm rõ các nội dung về chu kỳ kinh doanh, cơ cấu ngành, các yếu tố về quy chế, vị trí của khách hàng trong ngành kinh doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng thay đổi của công ty với những nguồn lực hiện có, khả năng thực hiện của ban lãnh đạo,...
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu và đầu tư tín dụng trong các ngành
2002 | 2003 | 2004 | ||||
Tỷ trọng (%) | Tăng trưởng (%) | Tỷ trọng (%) | Tăng trưởng (%) | Tỷ trọng (%) | Tăng trưởng (%) | |
Ngành Nông, lâm ngư nghiệp | 29,6 | 44,3 | 29,4 | 26,9 | 29,7 | 28,2 |
Ngành Công nghiệp | 25,4 | 34,6 | 25,1 | 26,0 | 25,1 | 26,9 |
Ngành Xây dựng | 13,9 | 32,55 | 13,9 | 27,5 | 14,2 | 27,9 |
Ngành thương nghiệp sửa chữa và khách sạn nhà hàng | 17,2 | 15,5 | 17,2 | 28,0 | 17,7 | 30,7 |
Ngành giao thông vận tải | 5,2 | 42,0 | 5,7 | 39,4 | 5,6 | 25,0 |
Ngành khác | 8,5 | 5,8 | 8,7 | 31,0 | 7,7 | 12,1 |
Tổng số | 100 | 30,5 | 100 | 28,0 | 100 | 26,9 |
Nguồn: theo Tạp chí ngân hàng, số 2/2005, trang 2 [22]. Nhìn chung tỷ trọng đầu tư vào ngành nông, lâm ngư nghiệp và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các năm 2002, 2003 và 2004. Ngành
giao thông vận tải và ngành khác có cơ cấu đầu tư thấp nhất trong toàn ngành.
- Tiếp theo nghiên cứu đánh giá ngành thì việc tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp là một phần quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng. Tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp đó chính là tìm hiểu "vòng đời" của khách hàng. Một doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì cuộc đời có 3 giai đoạn, đó là:
+ Giai đoạn 1 (khởi nghiệp): Một doanh nghiệp mới thường là "đứa con tinh thần" của một người hoặc một nhóm người; Chủ nhân thường là nhà quản lý, có nhiều kinh nghiệm trong khu vực hoặc ngành
nghề của họ; Sự sống còn của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của chủ nhân hoặc Nhà quản lý. Tuy nhiên theo thống kê thì các doanh nghiệp mới này có tới 95% không sống sót quá 2 năm đầu tiên. Như vậy câu hỏi đặt ra là có nên cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp vay tiền không? Tất nhiên là không vì rất rủi ro.
+ Giai đoạn 2(Phát triển): là các doanh nghiệp đã tồn tại sau 2 năm và có thể chia thành: Doanh nghiệp trì trệ và doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp trì trệ có những biểu hiện như: Cần cù nhưng thiếu kỹ năng và tầm nhìn. Những doanh nghiệp này về lâu dài sẽ thất bại; Doanh nghiệp phát triển có những biểu hiện: Có tầm nhìn, lớn mạnh lên cùng doanh nghiệp, có kỹ năng quản lý và tổ chức tốt. Tuy nhiên cũng chỉ có khoảng 35% đến 40% doanh nghiệp này hoạt động đi vào giai đoạn kế tiếp. Như vậy khi cho vay các doanh nghiệp này ta cũng cần xem xét lựa chọn kỹ lưỡng vì rủi ro còn rất cao.
+ Giai đoạn 3(Trưởng thành): Doanh nghiệp giờ đây đã trở thành một công ty được thành lập đàng hoàng, quy mô nhỏ hoặc vừa, có nhiều phòng ban khác nhau; Ban giám đốc có thể do chủ nhân thuê ngoài. Các ngân hàng thường ưa thích cho các doanh nghiệp đã trưởng thành vay. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là làm sao ta có thể biết các doanh nghiệp này được quản lý tốt? Một doanh nghiệp chỉ được quản lý tốt nếu được đặt dưới sự quản lý của một chủ doanh nghiệp năng động.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh - Một công cụ then chốt trong việc đánh giá tín dụng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp là thiếu một kế hoạch kinh doanh thích hợp. Khi xét đến khái niệm của việc lập kế hoạch kinh doanh, có ba vấn đề quan trọng nổi lên: