Mẫu khách thể nghiên cứu
Trường | Cán bộ quản lý | Giáo viên | |
1 | THCS Bắc Lũng | 2 | 18 |
2 | THCS Bảo Đài | 2 | 15 |
3 | THCS Bảo Sơn | 2 | 16 |
4 | THCS Bình Sơn | 2 | 16 |
5 | THCS Cẩm Lý | 2 | 17 |
6 | THCS Chu Điện | 2 | 20 |
7 | THCS Cương Sơn | 2 | 15 |
8 | THCS Đan Hội | 2 | 15 |
9 | THCS Đông Hưng | 2 | 12 |
10 | THCS Đông Phú | 2 | 15 |
11 | THCS Huyền Sơn | 2 | 11 |
12 | THCS Khám Lạng | 2 | 14 |
13 | THCS Lan Mẫu | 2 | 11 |
14 | THCS Lục Sơn | 2 | 16 |
15 | THCS Nghĩa Phương | 2 | 14 |
Tổng | 30 | 225 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển, Phát Triển Chương Trình, Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường, Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường
- Quy Trình Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Ở Trường Thcs Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Ở Trường Thcs Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Huyện Lục
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Huyện
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
* Xử lý số liệu:
Số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành quy ước và xử lý như sau:
Mức độ điểm đánh giá theo từng tiêu chí:
4 điểm | 3 điểm | 2 điểm | 1 điểm | |
Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | ||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém |
* Cách đánh giá: Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Các thông số thống kê định lượng được sử dụng là tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình.
Khoảng điểm | Ý nghĩa | |
Với câu hỏi có 5 mức độ | ||
5 | 4,2 - 5,00 | Tốt |
4 | 3,40 - 4,19 | Khá |
3 | 2,60 - 3,39 | Trung bình |
2 | 1,80 - 2,59 | Yếu |
1 | 1,00 - 1,79 | Kém |
Với câu hỏi có 3 mức độ | ||
3 | 2,33 - 3,00 | Ảnh hưởng |
2 | 1,67 - 2,33 | Ít ảnh hưởng |
1 | 1,00 - 1,66 | Không ảnh hưởng |
2.2. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Tiêu chí | Khách thể đánh giá | Lựa chọn | ||
Số lượng | Tỷ lệ | |||
1 | Xây dựng chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thể chất, tinh thần, bồi dưỡng nhân cách học sinh. | CBQL (n=30) | 30 | 100 |
GV (n=225) | 125 | 55,6 | ||
2 | Xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn, giảm áp lực cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thể tham gia kì thi tốt nghiệp THCS hằng năm. | CBQL (n=30) | 30 | 100 |
GV (n=225) | 223 | 99,1 | ||
3 | Nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có điều kiện để phát triển năng lực sở trường của cá nhân. | CBQL (n=30) | 28 | 93,3 |
GV (n=225) | 215 | 95,6 | ||
4 | Nhằm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với điều kiện bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như với khả năng tiếp thu của học sinh. | CBQL (n=30) | 29 | 96,7 |
GV (n=225) | 208 | 92,4 | ||
5 | Nhằm khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịch chuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. | CBQL (n=30) | 30 | 100 |
GV (n=225) | 218 | 96,9 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số CBQL, GV đồng ý với ý kiến của chúng tôi đưa ra trong bảng hỏi, bao gồm cả những tiêu chí thể hiện vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường và tiêu chí gây nhiễu (tỷ lệ% dao động từ 93,3% đến 100% với CBQL và GV từ 92,4% đến 99,1%).
Hai tiêu chí phản ánh rõ rệt vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở là “Xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn, giảm áp lực cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thể tham gia kì thi tốt nghiệp THCS hằng năm”; “Nhằm khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịch chuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” được hầu hết CBQL, GV đồng ý với 100% ý kiến của CBQL và ý kiến của giáo viên lần lượt là 99,1% và 96,9%.
Tuy nhiên, nhận thức của CBQL, GV được khảo sát còn mơ hồ, hạn chế, thể hiện ở việc phần lớn khách thể cho rằng “Nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có điều kiện để phát triển năng lực sở trường của cá nhân” là vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở (CBQL - 93,3%; GV - 95,6%). Trên thực tế, tiêu chí này thể hiện tác dụng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
Có sự khác biệt giữa đánh giá của CBQL và giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở tiêu chí “Xây dựng chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thể chất, tinh thần, bồi dưỡng nhân cách học sinh” (100% - CBQL; 55,6% - GV). Theo chúng tôi, vị trí công tác là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt này. Với tư cách là những người đứng đầu nhà trường, trước hết các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong các nhà trường luôn tiếp nhận các chủ trương, chỉ đạo đổi mới giáo dục, các quyết
định quản lý từ cấp trên và triển khai xuống các cấp dưới là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường. Do đó, nhận thức của giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc rất lớn vào công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương có liên quan đến vấn đề này trong đơn vị mình công tác. Vì thế, để việc phát triển chương trình có hiệu quả, nâng cao nhận thức cho giáo viên về lĩnh vực này là cần thiết.
2.2.2. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến theo một chu trình bao gồm: Phát triển chương trình giáo dục; Phân tích bối cảnh; Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học; Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường; Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường; Đánh giá, điều chỉnh chương trình đã xây dựng. Khảo sát thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Mức độ (n = 255) | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | |||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||||
Phân tích bối cảnh | ||||||||
Phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...) | 72 | 53 | 93 | 37 | 0 | 925 | 3,63 | 1 |
Phân tích đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương, khả năng xã hội hoá giáo dục... | 36 | 46 | 66 | 107 | 0 | 776 | 3,04 | 2 |
Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới | ||||||||
Phân tích, đánh giá khái quát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; | 75 | 96 | 30 | 54 | 0 | 957 | 3,75 | 1 |
Phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học của chương trình giáo dục THCS hiện hành; | 17 | 53 | 93 | 92 | 0 | 760 | 2,98 | 4 |
Phân tích chương trình giáo dục phổ thông mới; | 29 | 68 | 70 | 88 | 0 | 803 | 3,14 | 3 |
Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới để có sự điều chỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp | 58 | 37 | 77 | 83 | 0 | 835 | 3,27 | 2 |
Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học | ||||||||
Xác định chuẩn kiến thức môn học | 55 | 91 | 39 | 70 | 0 | 896 | 3,51 | 1 |
Xác định chuẩn kỹ năng môn học | 10 | 88 | 47 | 110 | 0 | 763 | 2,99 | 3 |
Mức độ (n = 255) | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | |||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||||
Xác định thái độ và giá trị | 11 | 100 | 94 | 50 | 0 | 837 | 3,28 | 2 |
Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường | ||||||||
Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 22 | 82 | 85 | 66 | 0 | 825 | 3,24 | 4 |
Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn | 30 | 100 | 37 | 88 | 0 | 837 | 3,28 | 3 |
Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương | 64 | 50 | 38 | 103 | 0 | 840 | 3,29 | 2 |
Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM | 64 | 47 | 45 | 99 | 0 | 841 | 3,30 | 1 |
Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục | 13 | 101 | 37 | 104 | 0 | 788 | 3,09 | 6 |
Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới | 61 | 44 | 40 | 110 | 0 | 821 | 3,22 | 5 |
Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường | ||||||||
Tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến góp ý cho chương trình dự thảo | 23 | 129 | 58 | 45 | 0 | 895 | 3,51 | 1 |
Xây dựng dự thảo chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 15 | 57 | 61 | 122 | 0 | 730 | 2,86 | 4 |
Mức độ (n = 255) | Tổng điểm | Điểm trung bình | Thứ bậc | |||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||||
Hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục nhà trường | 32 | 54 | 64 | 105 | 0 | 778 | 3,05 | 3 |
Ban hành chính thức chương trình giáo dục nhà trường | 11 | 77 | 124 | 43 | 0 | 821 | 3,22 | 2 |
Đánh giá, điều chỉnh chương trình | ||||||||
Xác định loại hình, mục tiêu đánh giá; | 32 | 97 | 38 | 88 | 0 | 838 | 3,29 | 4 |
Lập kế hoạch cho đợt đánh giá | 65 | 60 | 60 | 70 | 0 | 885 | 3,47 | 1 |
Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá: Thiết kế tiêu chí đánh giá, phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn (nếu cần). | 16 | 63 | 23 | 153 | 0 | 707 | 2,77 | 7 |
Tổ chức lấy ý kiến các đối tượng được chọn để đánh giá | 79 | 26 | 73 | 77 | 0 | 872 | 3,42 | 2 |
Tổng hợp ý kiến đánh giá từ các nguồn đánh giá khác nhau. | 58 | 20 | 112 | 65 | 0 | 836 | 3,28 | 5 |
Hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, đề xuất các yêu cầu viết bản báo cáo đánh giá. | 45 | 46 | 110 | 54 | 0 | 847 | 3,32 | 3 |
Viết báo cáo đánh giá | 10 | 74 | 126 | 45 | 0 | 814 | 3,19 | 6 |