Quy Trình Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Ở Trường Thcs Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

(trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn). Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn. Ở cấp THCS, theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, học sinh học 3.124 giờ. Như vậy, thời lượng học ở THCS giảm 53,5 giờ.

Chương trình giáo dục phổ thôn mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

1.3.4. Quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo Theo tài liệu của Nguyễn Đức Chính, nếu xem phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục, nó sẽ bao gồm các yếu tố (đồng thời cũng là các bước thực hiện) sau [Dẫn theo 6, tr 19-20]:

1. Phân tích nhu cầu (Need analysis).

2. Xác định mục đích và mục tiêu (Defiing aims and objectives).

3. Thiết kế (Curriculum design).

4. Thực thi (Implementation).

5. Đánh giá (Evaluation).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Theo tác giả Trần Thanh Bình, Phan Tấn Chí (2014) [6] thì quy trình phát triển chương trình nhà trường cần được thực hiện một cách khép kín, liên tục thông qua 7 bước sau đây: 1) Phân tích bối cảnh; 2) Phân tích chương trình hiện hành; 3) Phân công công việc; 4) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; 5)Thiết kế chương trình nhà trường; 6) Thực hiện chương trình nhà trường; 7) Đánh giá, điều chỉnh.

Từ việc phân tích các quan điểm khác nhau về Quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường, chúng tôi xác định các bước phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm có 6 bước:

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 5

1) Phân tích bối cảnh: Bước đầu tiên trong quy trình phát triển chương trình nhà trường là phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường. Đây là việc xác định, xem xét tất cả các yếu tố như: sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, môi trường giáo dục, nguồn nhân lực, đặc điểm kinh tế-xã hội địa phương, đặc điểm học sinh, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, khả năng xã hội hoá giáo dục, xu thế hướng nghiệp của học sinh v.v. để có thể đưa ra các quyết định thích hợp về mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình giáo dục nhà trường. Trên thực tế, nội dung việc phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường trong quy trình phát triển chương trình nhà trường có nhiều điểm tương đồng với việc phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường trong các văn bản khác mà nhà trường đã phải chuẩn bị trước đó như Chiến lược giáo dục của nhà trường, Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, Kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường,...

2) Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới: Bước này bao gồm: 1) Phân tích, đánh giá khái quát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; 2) Phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học của chương trình giáo dục THCS hiện hành; 3) Phân tích chương trình giáo dục phổ thông mới; 4) Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới để có sự điều chỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp

3) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, thái độ và giá trị theo chương trình giáo dục phổ thông mới:

Trên cơ sở đánh giá sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo hướng chương trình giáo dục phổ thông mới trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường phù hợp với trình độ giáo viên, năng lực hiện có của học sinh. Ngoài ra, xác định thái độ, giá trị là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

4) Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường:

Từ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học đã được xác định theo hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh chương trình hiện

hành bằng việc dự kiến khung chương trình từng môn học và xác định chương trình chi tiết của từng môn. Cụ thể như sau:

- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí. Vì thế, trong quá trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường, việc xây dựng các chủ đề liên môn theo hướng các môn học mới là nội dung quan trọng không thể bỏ qua.

- Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, môi trường, hướng nghiệp...của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước. Nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. Do đó, trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường, xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương là bước chuẩn bị quan trọng để dịch chuyển sang chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả.

- Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM. Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh vận dụng kiến thức của các môn toán, khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong các bối cảnh cụ thể. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, mô hình giáo dục STEM được chú trọng thực hiện.

- Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục. Dạy học và giáo dục (theo nghĩa hẹp) có mối liên hệ mật thiết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Việc chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện gắn bó các kiến thức môn học với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại,

nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân…Dạy học theo hướng trải nghiệm là xu hướng đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

- Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Vì thế, khi thiết kế, bổ sung các hoạt động giáo dục cần bám sát chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

5) Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường:

Sau khi các tổ/nhóm chuyên môn tổng hợp và gửi dự thảo đề xuất cấu trúc, điều chỉnh môn học, phân phối chương trình môn học, các hoạt động giáo dục và kế hoạch dạy học môn học, các hoạt động giáo dục, nhà trường tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến góp ý cho chương trình dự thảo; Trên cơ sở các dự thảo đã hoàn thiện của các tổ/nhóm chuyên môn, tổng hợp để xây dựng dự thảo văn bản Kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch. Hoàn thiện văn bản, báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên và ban hành chính thức Kế hoạch giáo dục, làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. Kế hoạch giáo dục này sẽ thể hiện đầy đủ nội dung dạy học (các nội dung điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế, các chủ đề dạy học tích hợp liên môn, giáo dục STEM) và các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp (hoạt động giáo dục được chuyển đổi từ nội dung dạy học, hoạt động giáo dục được thiết kế bổ sung).

6) Đánh giá, điều chỉnh chương trình:

Mục tiêu của bước này là nhằm xác định hiệu quả của Kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở cho những quyết định tiếp tục hay chỉnh sửa trong thời gian tới. Bước này bao gồm các công việc sau:

- Xác định loại hình, mục tiêu đánh giá;

- Lập kế hoạch cho đợt đánh giá

- Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá: Thiết kế tiêu chí đánh giá, phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn (nếu cần).

- Tổ chức lấy ý kiến các đối tượng được chọn để đánh giá.

- Tổng hợp ý kiến đánh giá từ các nguồn đánh giá khác nhau.

- Hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, đề xuất các yêu cầu viết bản báo cáo đánh giá.

- Viết báo cáo đánh giá.

1.4. Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1. Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS là quá trình xây dựng, dự kiến tổng thể các nội dung cần thực hiện, yêu cầu, điều kiện đảm bảo, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp với tính đặc thù, thực tiễn của các trường THCS. Như vậy, kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan đến phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và dự báo kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS, huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho hoạt động này. Trọng tâm của lập kế hoạch chính là hướng vào tương lai: Xác định những gì cần phải hoàn thành và hoàn thành như thế nào, nhằm xác định mục tiêu, chỉ ra phương án tốt nhất để phối hợp các nguồn lực đạt được mục tiêu.

Khi lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS, Hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:

- Xác định mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thức được ban hành và sẽ bắt đầu được triển khai ở các trường phổ thông từ 2021. Để việc thực hiện chương trình mới có hiệu quả, các nhà trường cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có bước dịch chuyển dần sang chương trình mới ngay từ khi chương trình hiện hành vẫn còn hiệu lực. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông mới để xem xét mức độ đáp ứng về mục tiêu của chương trình hiện hành, trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp.

- Xác định các nội dung của kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm: các chủ thể tham gia vào phát triển chương trình giáo dục nhà trường; Các tài liệu, số liệu, biểu mẫu có liên quan; Các điều kiện đảm bảo kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Tức là, khi xây dựng nội dung của kế hoạch cần phân tích bối cảnh bên trong, bao gồm các yếu tố về đặc điểm nhận thức của người học, chương trình dạy học địa phương, cơ sở vật chất, chương trình giáo dục hiện hành, năng lực đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học... và bối cảnh bên ngoài nhà trường như: Yêu cầu thực tế của xã hội, sự phát triển kinh tế sản xuất, khoa học công nghệ, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người học; chương trình giáo dục phổ thông mới; Đánh giá được điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

- Lập kế hoạch thẩm định, đánh giá chương trình hiện hành, xác định điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với Chương trình hiện hành.

- Dự kiến phương thức thực hiện/quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Xác định thời gian triển khai và hoàn thành việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.4.2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Đó là việc xác định cấu trúc của tổ chức theo các cấp quản lý, xác định cơ chế hoạt động và mối quan hệ của tổ chức trên cơ sở thực hiện phân cấp quản lý trong thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động chính sau đây:

- Xác định cơ cấu tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Dự kiến nhân sự cho tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới: Theo cấp quản lý, căn cứ vào vị trí công tác, vai trò, chức năng và năng lực của mỗi cá nhân để xác định lực lượng tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp để phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. Cấu trúc tổ chức theo các cấp độ quản lý: Trường THCS - Tổ chuyên môn - giáo viên cốt cán, Giáo viên (nhân viên);

- Tổ chức, sắp xếp đội ngũ chủ chốt thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và đội ngũ tham gia;

Để có bộ máy tổ chức tốt, cần thiết phải lựa chọn được những cá nhân không những có năng lực quản lý, mà còn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ đặc thù bộ môn để vận dụng thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo chương trình giáo dục nhà trường trong những điều kiện cụ thể.

- Xây dựng cơ chế quản lý, quy chế làm việc của đội ngũ tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới:

Trước hết Hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, giáo viên từng môn học xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học mà mình phụ trách với yêu cầu rõ ràng: các tổ/nhóm chuyên môn không phải chỉ đơn thuần nhắc lại những hướng dẫn đã có trong chương trình giáo dục hiện hành mà là: trên cơ sở những hướng dẫn đó, xác định một cách cụ thể phương hướng, cách thức, mức độ… đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường ở hiện tại.

Từ kết quả tổ chức, đánh giá chương trình giáo dục nhà trường, Hiệu trưởng lấy ý kiến đánh giá từ các tổ chuyên môn, các đồng chí giáo viên cốt cán, giáo viên bộ môn, đồng thời tham khảo từ các đơn vị bạn, từ Phòng GD&ĐT, đội ngũ giáo viên cốt cán của Phòng. Ban giám hiệu tiến hành điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chỉ đạo về thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Sau khi có kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường, tổ chức được bộ máy nhân sự, các nguồn lực tham gia đánh giá đã sẵn sàng thì trách nhiệm, vai trò của người cán bộ quản lý càng được thể hiện rõ nét. Công tác chỉ đạo có hai phương diện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên. Trong chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các công việc sau:

Chỉ đạo lựa chọn quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo thành lập nhóm và chỉ định trưởng nhóm chuyên môn phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo xác định điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình hiện hành;

Chỉ đạo xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó dự kiến khung chương trình dạy học cho các môn học;

Chỉ đạo thiết kế chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm: chỉ đạo xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn; chỉ đạo xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương; chỉ đạo xây dựng các chủ đề giáo dục STEM; chỉ đạo thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; chỉ đạo thiết kế bổ sung một số hoạt động giáo dục khác.

Chỉ đạo tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới sau kiểm tra cho phù hợp với thực tiễn.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lý nhằm giám sát, đánh giá và xử lý kết quả đạt được của tổ chức so với mục tiêu quản lý. Kiểm tra là điều tra, xem xét, phân tích, đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiện sai lầm để uốn nắn, điều chỉnh, khích lệ, giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí