Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Chương Trình Giáo Dục Nhà Trường Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc

Kết quả bảng trên cho thấy, nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Một số ít các tiêu chí đạt mức độ khá. (Điểm trung bình chung dao động từ X đạt từ 2,77 đến 3,75). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn phản ánh sự phân tán trong ý kiến đánh giá của CBQL, GV khi tỷ lệ% các mức độ là tương đương nhau ở nhiều nội dung, hoặc tập trung chủ yếu ở mức độ khá yếu.

Về thực trạng phân tích bối cảnh: Trong các nội dung phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung được đánh giá cao hơn cả về mức độ thực hiện là: “Phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...)” (Điểm trung bình ý kiến đánh giá của CBQL và GV lần lượt là 3,77 và 3,61) (Phụ lục 3). Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường chúng tôi được biết: mặc dù phát triển chương trình giáo dục nhà trường đã dựa trên việc phân tích điều kiện cụ thể của nhà trường (sứ mạng, tầm nhìn, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đặc điểm học sinh...). Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệu trưởng chủ yếu tập trung đánh giá cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Việc đánh giá năng lực, nhu cầu của học sinh, của địa phương chưa được chú trọng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy việc phân tích các điều kiện cụ thể của nhà trường được quan tâm hơn là Phân tích đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương, khả năng xã hội hoá giáo dục... (điểm trung bình chung của hai nội dung này lần lượt là 3,63 và 3,04).

Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới: Nội dung này được các khách thể khảo sát đánh giá ở các mức độ khác nhau. Điểm trung bình dao động từ 2,98 đến 3,75. Tiêu chí được cả CBQL và giáo viên đánh giá mức độ Khá là “Phân tích, đánh giá khái quát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành”. Nội dung này rất quan trọng để xác định ưu điểm và hạn chế của chương trình hiện hành, từ đó có căn cứ để điều chỉnh chương trình một cách phù hợp. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất của phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới là “Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới để có sự điều chỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp” chưa được quan tâm thực hiện (Điểm trung bình 3,27). Có tới 50% CBQL và

30,2% GV đánh giá nội dung này ở mức độ yếu. Hạn chế này đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học: Tương tự như các nội dung khác, việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học cũng được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB ở GV và CBQL lần lượt là 3,29 và 3,12) (Phụ lục 3). Trong đó, tiêu chí được đánh giá cao là “Xác định chuẩn kiến thức môn học” với điểm trung bình đánh giá lần lượt của CBQL, GV là 3,60 và 3,50 (mức độ khá). Trong nội dung này, “Xác định chuẩn kỹ năng môn học” được đánh giá thấp nhất. Điều đó cho thấy, việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị môn học trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam còn chưa đồng đều, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để đảm bảo chất lượng của chương trình được điều chỉnh theo hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường: Thiết kế chương trình nhà trường sao cho phù hợp nhất là khâu có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhưng nội dung này cũng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình đối với tất cả các công việc cụ thể, từ việc Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới đến Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn; Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương; Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM; Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong thiết kế chương trình giáo dục nhà trường, Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới là khâu có tầm quan trọng đặc biệt, làm cơ sở để tiến hành các công việc tiếp theo. Tuy nhiên, nội dung này không được đánh giá cao (ĐTB mức độ đánh giá ở CBQL và GV lần lượt là 3,10 và 3,25, đạt mức trung bình). Chương trình giáo dục phổ thông 2018

có một số môn học và hoạt động giáo dục mới như môn khoa học tự nhiên, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Trong đó, môn khoa học tự nhiên được xây dựng từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và thay thế cho các môn học này. Bên cạnh đó, giáo dục STEM cũng rất được chú trọng, tạo điều kiện cho học sinh có tư duy khám phá, hướng đến cách học tích cực, chủ động và giải quyết được các vấn đề có kiến thức liên môn. Vì thế, Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn; Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương; Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM; Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới là những nội dung không thể thiếu trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà trường mà chúng tôi khảo sát chưa thực sự chú trọng đến việc này. Do đó, đề xuất các biện pháp quản lý để khắc phục hiện trạng này là yêu cầu cấp bách để đảm bảo hiệu quả của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường: Cũng như các nội dung khác, phân tích thực trạng thực hiện chương trình giáo dục nhà trường chúng tôi thu được kết quả tương tự. Xây dựng dự thảo chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục nhà trường là công đoạn cuối cùng trước khi ban hành chính thức chương trình giáo dục nhà trường nhưng còn hạn chế, do đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung. Trao đổi với chúng tôi, thầy/cô N.V. M. trường THCS Cương Sơn cho biết:

Mặc dù đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của phát triển chương trình giáo dục nhà trường nhưng thực hiện việc đóng góp ý kiến vào phát triển chương trình giáo dục nhà trường đã trở thành thách thức đối với một số giáo viên vì công việc của giáo viên hiện nay quá nhiều hồ sơ chuyên môn, nếu giáo viên dạy môn phụ thì phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Việc tham gia vào phát triển chương trình giáo dục nhà trường chủ yếu thực hiện theo mệnh lệnh từ Hiệu trưởng, chứ ít giáo viên chủ động tham gia đóng góp”.

Đánh giá, điều chỉnh chương trình đã xây dựng: Kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá, điều chỉnh chương trình đã xây dựng cũng đạt mức trung bình theo ý kiến đánh giá của CBQL (ĐTB là 3,26) và GV (ĐTB là 3,18). Trong đó, hai nội dung được đánh giá cao nhất là: “Lập kế hoạch cho đợt đánh giá” (СBQL - 3,60; GV - 3,45) và “Tổ chức lấy ý kiến các đối tượng được chọn để đánh giá” (СBQL - 3,53; GV - 3,40) (mức độ khá).

Tuy nhiên, các công việc khác như: Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá (Thiết kế tiêu chí đánh giá, phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn...); Tổng hợp ý kiến đánh giá từ các nguồn đánh giá khác nhau; Hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, đề xuất các yêu cầu viết bản báo cáo đánh giá; Viết báo cáo đánh giá chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Trong đó, có tới 60% CBQL, GV đánh giá việc Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá (Thiết kế tiêu chí đánh giá, phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn...) ở mức độ yếu.

Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THCS huyện Lục Nam còn nhiều hạn chế, đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ giữa các nội dung: từ phân tích bối cảnh đến phân tích chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới, tiếp theo là việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị môn học; thiết kế, thực hiện chương trình giáo dục nhà trường và cuối cùng đánh giá, điều chỉnh chương trình đã xây dựng. Thực trạng này đòi hỏi cán bộ quản lý giáo dục, đứng đầu là Hiệu trưởng cần có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng phát triển chương trình giáo dục nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Để tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi khảo sát 30 CBQL, 225 giáo viên thuộc 15 trường THCS huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang


Lập kế hoạch

Mức độ (n = 255)

Tổng điểm

Điểm trung

bình

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém

Xác định mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường trường THCS theo chương trình

giáo dục phổ thông mới.


60


61


25


109


0


837


3,28


3

Xác định các nội dung của kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương

trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS:

- Xác định nguồn nhân lực

tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường;


93


91


30


41


0


1001


3,93


1

- Chuẩn bị các tài liệu, số

liệu, biểu mẫu có liên quan;

17

53

93

92

0

760

2,98

5

- Xác định các điều kiện đảm bảo kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường (yếu tố thuộc về người học, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, yêu cầu về phẩm chất

và năng lực của người học...).


29


68


70


88


0


803


3,15


4

Lập kế hoạch thẩm định, đánh giá chương trình hiện hành, xác định điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với Chương

trình hiện hành.


58


43


76


78


0


846


3,32


2

Lựa chọn phương thức/quy trình thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo

dục phổ thông mới.


4


24


61


166


0


631


2,47


7

Xác định thời gian triển khai và hoàn thành việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo

dục phổ thông mới.


32


26


82


115


0


740


2,90


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 8

Kết quả khảo sát cho thấy: Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình. Điểm trung bình dao động từ 2,47 đến 3,93.

Nội dung được đánh giá cao nhất là: Xác định các nội dung của kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS” (ĐTB của CBQL là 3,62, của giáo viên là 3,31) (Phụ lục 3). Việc xác định các nội dung của kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: 1) Xác định nguồn nhân lực; 2) Chuẩn bị các tài liệu, số liệu, biểu mẫu; 3) Xác định các điều kiện đảm bảo kết quả. Trong đó, tiêu chí “Xác định nguồn nhân lực tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 3,93 (mức độ khá). Tuy nhiên việc “Xác định mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới” là nhiệm vụ hàng đầu trong khâu lập kế hoạch thì lại không được đánh giá cao (ĐTB là 3,28). Bởi khi chưa xác định được mục tiêu thì làm sao đưa ra được các nội dung kế hoạch phù hợp với việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Việc “Lựa chọn phương thức/quy trình thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định thời gian triển khai và hoàn thành việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ” được đánh giá thực hiện yếu nhất. Trong phát triển chương trình nói chung, quy trình thực hiện phát triển chương trình và thời gian dành cho mỗi nội dung là vô cùng quan trọng bởi nó giúp cho những người tham gia hình dung ra những công việc cần phải làm theo trình tự logic, từ đó tiến hành công việc một cách hiệu quả. Nếu quy trình và thời gian không rõ ràng thì những khó khăn, lúng túng, thiếu sót, chồng chéo, kém hiệu quả...trong quá trình thực hiện phát triến chương trình là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, Lập kế hoạch thẩm định, đánh giá chương trình hiện hành, xác định điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với Chương

trình hiện hành là vô cùng quan trọng bởi kết quả của nó sẽ là căn cứ để nhà trường tiến hành điều chỉnh chương trình giáo dục. Tuy nhiên, nội dung này cũng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình.

Trao đổi với chúng tôi, thầy V.T.T, Hiệu trưởng trường THCS Cẩm Lý cho biết: Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy đã được công bố từ lâu, nhưng còn khá “xa lạ” với giáo viên, chưa nói đến vấn đề về cơ sở vật chất và năng lực học sinh trong nhà trường.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành năm 2018. Trong khi đó, thời gian của 1 năm học được bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5. Thực tế cho thấy, sau khi kết thúc năm học, trong thời gian nghỉ hè, Hiệu trưởng thường chủ động xây dựng các loại kế hoạch cho năm học mới. Tuy nhiên đây cũng lại là thời điểm nghỉ hè của toàn thể giáo viên, vì vậy việc góp ý các nội dung trong kế hoạch còn hạn chế. Hầu hết việc thực hiện kế hoạch mang tính chủ quan của cá nhân CBQL. Vào đầu mỗi năm học mới, có rất nhiều công việc cần triển khai thực hiện, nhiều loại kế hoạch cần xây dựng nên việc lập kế hoạch nói chung, kế hoạch cho từng loại hoạt động nói riêng, chẳng hạn như phát triển chương trình giáo dục nhà trường còn hạn chế là điều khó tránh khỏi, đặc biệt đây lại là vấn đề mới đối với nhiều cán bộ quản lý, giáo viên.

Như vậy, có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn chung chung, thiếu tính khoa học, đồng thời bộc lộ sự lúng túng của cán bộ quản lý các nhà trường khi thực hiện công việc này. Do đó, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo của chu trình quản lý và kết quả nói chung của phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường trung học cơ sở trong huyện.

2.3.2. Thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được trình bày ở bảng sau:


Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang


Tổ chức

Mức độ đạt được


Tổng điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

Khách thể đánh giá

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


Xác định cơ cấu tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.


CBQL (n=30)


9


30,0


6


20,0


10


33,3


5


16,7


0


0,0


109


3,63


1

GV (n=225)


65


28,9


39


17,3


58


25,8


63


28,0


0


0,0


781


3,47


1


Dự kiến nhân sự cho tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

CBQL (n=30)


0


0.0


6


20,0


9


30,0


15


50,0


0


0,0


81


2,70


4

GV (n=225)


10


4,4


34


15,1


41


18,2


140


62,2


0


0,0


589


2,62


4

Tổ chức, sắp xếp đội ngũ chủ chốt và đội ngũ tham gia thực hiện phát triển chương trình

giáo dục nhà trường theo


CBQL (n=30)


1


3,3


7


23,3


10


33,3


12


40,0


0


0,0


87


2,90


3

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023