Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Du Lịch Của Thị Xã Sa Pa


Ngoài ra, Đội liên ngành quản lý dịch vụ du lịch của thị xã Sa Pa luôn được trú trọng, kiện toàn, quy chế hoạt động của Đội cũng được hoàn thiện và ban hành với những nhiệm vụ thiết thực và cụ thể đến các thành viên đảm bảo cho công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về giá hàng hóa, dịch vụ, điều kiện kinh doanh của các cơ sở lưu trú luôn được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch

Lợi thế về nguyên thiên cũng như văn hóa đã giúp Sa Pa đã thu hút được một lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong đó không ít là khách du lịch quốc tế. Với chiến lược phát triển du lịch theo hướng đưa Sa Pa trở thành một điểm đến du lịch mang tầm quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền thị xã Sa Pa luôn coi nhân lực là yếu tố hàng đầu và là yếu tố quyết định để nâng cánh du lịch Sa Pa lên một tầm cao mới. Vì vậy thị xã Sa Pa đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, mời các trường đại học có uy tín về đào tạo du lịch, lữ hành thực hiện nhiều các chương trình bồi dưỡng đào tạo nhân lực cho ngành du lịch tại địa phương. Ngoài các nội dung về đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý lưu trú du lịch, nghiệp vụ điều hành tour, kỹ năng tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng, thuyết minh tại điểm, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, kỹ năng du lịch cộng đồng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch của thị xã Sa Pa cũng rât quan tâm trú trọng đến đào tạo ngoại ngữ, không chỉ cho đối tượng là lao động trong các cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành mà còn hướng tới đối tượng là người dân tộc thiểu số. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2017 - 2019, chương trình, kế hoạch của thị xã đã thực hiện được các nội dung sau:

- Mở được 43 lớp Tập huấn kiến thức về du lịch, đào tạo tiếng Anh cho người dân tộc thiểu số tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng với tổng kinh phí là 453 triệu đồng

- Mở được 17 lớp Đào tạo nhân lực cho đội ngũ nhân viên làm việc tại nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch với tổng kinh phí là 630 triệu.


- Mở được 20 lớp đào tạo, tập huấn kiến thức quản lý du lịch cho chủ các cơ sở kinh doanh lưu trú nhỏ lẻ (1 sao, nhà nghỉ…) với tổng kinh phí là 480 triệu đồng.

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực cho du lịch của thị xã Sa Pa



Nội dung phát triển nguồn nhân lực

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số lớp (Lớp)

Kinh phí

(Tr.đ)

Số lớp (Lớp)

Kinh phí

(Tr.đ)

Số lớp (Lớp)

Kinh phí

(Tr.đ)

Tập huấn kiến thức về du lịch, đào tạo tiếng Anh cho người dân tộc thiểu số

10

100

15

155

18

198

Đào tạo nhân lực cho đội ngũ nhân viên làm việc tại nhà hàng, KS, điểm DL

4

150

5

185

8

295

Tập huấn kiến thức cho các chủ cơ sở kinh doanh lưu trú nhỏ, lẻ

5

120

7

170

8

190

Đào tạo tập huấn đội văn nghệ dân gian ở các xã phát triển du lịch cộng đồng

-

30

-

60

-

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 9

Nguồn: UBND thị xã Sa Pa Nhờ có sự quan tâm, trú trọng đến việc tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động du lịch tại Sa Pa đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, là yếu tố để góp phần đưa du lịch Sa Pa phát triển lên một tầm cao mới, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng

như môi trường du lịch theo hướng tích cực.

3.2.5. Quản lý hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch

Nhận thức được vai trò của công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, thị xã đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch của Sa Pa đến các du khách. Nội dung chính của công tác xúc tiến và quảng bá du lịch bao gồm: Tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch; Xây dựng và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, tờ gấp, bản đồ...) và đưa các tin bài, phóng sự trên báo, tạp chí, tuyền hình và cổng thông tin điện tử, phương tiện truyền thông. Kinh phí để thực hiện các hoạt động này được chi từ


nguồn phí du lịch của thị xã. Trong giai đoạn 2017 - 2019, thị xã Sa Pa đã thực hiện được các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch sau:

- Tổ chức 05 sự kiện văn hóa du lịch với tổng kinh phí là 2,85 tỉ đồng. Trong đó năm 2017 là năm du lịch quốc gia Lào Cai -Tây Bắc nên số lượng sự kiện cũng như kinh phí cao hơn so với năm 2018 và 2019. Ngoài ra, thị xã còn tổ chức các sự kiện lễ hội 4 mùa: Lễ hội mùa Xuân, Lễ hội mùa Hè, Lễ hội mùa Thu và Lễ hội mùa Đông tạo ấn tượng tốt đẹp và thu hút đông đảo du khách khách trong nước và quốc tế đến tham quan thưởng thức.

- Xây dựng và phát hành 32.000 ấn phẩm tuyên truyền (trung bình mỗi năm trên 10 nghìn ấn phẩm) bao gồm các tờ rơi, tờ gấp giới thiệu thông tin về du lịch Sa Pa, bản đồ các điểm du lịch... với tổng kinh phí cho 3 năm là 340 triệu đồng. Những ấn phẩm này đã góp phần quảng bá thông tin tới rộng rãi các du khách với chi phí thấp, cung cấp nhiều thông tin trực quan, nhanh chóng và hướng tới được những đối tượng du khách cụ thể.

- Xây dựng, đăng tải 724 tin, bài, phóng sự về về các hoạt động văn hóa, du lịch trên các báo, tạp chí du lịch và quảng bá trên các kênh truyền hình, cổng thông tin điện tử thị xã và trên trang thông tin App du lịch.

Bảng 3.3. Thực trạng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của thị xã Sa Pa



Nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số lượng

Kinh

phí (Tr.đ)

Số lượng

Kinh

phí (Tr.đ)

Số lượng

Kinh

phí (Tr.đ)

Tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch

5

1.850

2

500

2

500

Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về du lịch

10.000

100

11.000

120

11.000

120

Tin bài, phóng sự trên báo, tạp chí, truyền hình, cổng thông tin điện tử

191

-

251

-

282

-

Nguồn: UBND thị xã Sa Pa

Ngoài việc triển khai các biện pháp quảng bá truyền thống, thị xã Sa Pa còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đẩy mạnh truyền thông về du lịch thông qua những công cụ, phương pháp mới, hiện đại. Thị xã


Sa Pa đã chỉ đạo các cơ quan truyên truyền trên địa bàn thị xã khai thác hiệu quả các hoạt động truyên truyền quảng bá cho lịch Sa Pa trên nhiều phương tiện: App Du lịch Sa Pa, App Du lịch Lào Cai, Cổng thông tin điện từ thị xã Sa Pa và website quảng bá du lịch Sa Pa... Nhờ đó, các thông tin về du lịch, sự kiện du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ của các đơn vị đường thường xuyên cập nhật và mở rộng đối tượng tiếp cận, bước đầu đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và tra cứu thông tin của du khách trong và ngoài nước.

Có thể nói, nhờ việc chú trọng công tác truyền thông quả bá đã giúp cho du lịch Sa Pa ngày càng được nhiều người biết đến. Số lượng khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng ngày càng đông đem lại nguồn thu ngân sách cũng như góp phần phát triển kinh tế của nhân dân.

3.2.6. Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

Về cơ sở lưu trú du lịch: Sa Pa có 690 cơ sở lưu trú du lịch (390 nhà nghỉ khách sạn tại thị trấn và 300 homestay tại các xã). Về xếp hạng, Sa Pa có 02 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao; 2 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao; 30 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 3 sao, với tổng số 8.000 phòng; với 9.196 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú (trực tiếp

5.170 lao động, gián tiếp 4.026 lao động); có 275 nhà hàng lớn nhỏ và 64 nhà hàng trong các khách sạn, với công xuất phục vụ trên 4.000 khách/lượt; có 23 đơn vị, trong đó có 15 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế; 03 công ty kinh doanh lữ hành nội địa; 05 chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong năm 2019 Tổng cục Du lịch đã thu hồi giấy phép hoạt động của 01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 01 đơn vị lữ hành thông báo tạm dừng hoạt động 1 năm.

Sa Pa có 10 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, chủ yếu hoạt động riêng lẻ, có quy mô từ 01 đến 05 phòng, tập trung ở khu vực thị trấn Sa Pa. Các cơ sở đều đủ điều kiện kinh doanh và được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.


Trên địa bàn thị xã có khoảng 40 cơ sở, trong đó có 10 cơ sở hoạt động trong các khách sạn, các cơ sở còn lại hoạt động riêng lẻ, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Sa Pa.

Bảng 3.4: Các cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch tại thị xã Sa Pa


Đơn vị

ĐVT

Số lượng

Cơ cấu (%)

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

690

100,00

Khách sạn

Khách sạn

34

4,93

Nhà nghỉ

Nhà nghỉ

356

51,59

Homestay

Cơ sở

300

43,48

Nhà hàng

Nhà hàng

339

100,00

Nhà hàng thuộc khách sạn

Nhà hàng

64

18,88

Nhà hàng độc lập

Nhà hàng

275

81,12

Karaoke

Cơ sở

10

100,00

Xông hơi, massage, tắm lá thuốc

Cơ sở

40

100,00

Thuộc khách sạn

Cơ sở

10

25,00

Độc lập

Cơ sở

30

75,00

Đơn vị kinh doanh lữ hành

Cơ sở

23

100,00

Nội địa

Doanh nghiệp

15

65,22

Quốc trế

Doanh nghiệp

3

13,04

Chi nhánh, văn phòng đại diện

Chi nhánh, VP

5

21,74

Nguồn: UBND thị xã Sa Pa Về công tác quản lý giá: Triển khai theo Quyết định số 3941/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh Lào Cai, Quyết định số 97/2014/QĐ- UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định 738/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Phương án số 756/PA-UBND ngày 20/4/2016 về công tác quản lý giá trong hoạt động du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa. Đến nay có 100% các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ xông


hơi, mát xa, tắm lá thuốc… đều thực hiện tốt việc kê khai giá và niêm yết giá, góp phần bình ổn giá thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Đối với công tác quản lý tình trạng đeo bám chèo kéo khách: Trong thời gian qua, UBND thị xã đã ban hành phương án số 111/PA-UBND ngày 20/01/2017 và Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 23/5/2017, Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 05/02/2018 về giải quyết tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong và ăn xin trên địa bàn huyện Sa Pa; Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 17/9/2019 của UBND huyện Sa Pa, Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND thị xã về giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám bán hành rong trên địa bàn thị xã năm 2020. Hàng năm, tổ chức kiện toàn lại Ban chỉ đạo giải quyết tình trạng chèo kéo khách gồm 18 người, tổ giúp việc BCĐ 12 người, UBND thị trấn thành lập tổ thường thực giải quyết 24/24 gồm 14 người. Kết quả thực hiện việc giải quyết và xử lý hoạt động ăn xin, chèo kéo, đeo bám khách du lịch cụ thể lập biên bản trên 300 trường hợp, thu giữ hàng hóa 260 trường hợp, 2.000 hiện vật.

3.2.7. Hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch

Trong giai đoạn 2017 - 2019, để thúc đẩy du lịch Sa Pa phát triển, cùng với việc phát huy nội lực sẵn có, tỉnh Lào Cai nói chung, thị xã Sa Pa nói riêng đã chủ động, tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế, với các địa phương nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn lực cũng như tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực du lịch. Các nội dung chính trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về du lịch bao gồm:

Với quan hệ láng giềng hữu nghị, tỉnh Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc) là hai địa phương có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập quán văn hóa. Những năm qua, ngành du lịch của tỉnh Lào Cai cũng như thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều cuộc hội đàm, tọa đàm và ký các biên bản hợp tác với châu Hồng Hà, châu Vân Sơn, thành phố Côn Minh (Trung Quốc)… Qua đó, mở rộng các tour, tuyến, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tăng cường thu hút đầu tư du lịch. Thông qua hợp tác, hàng loạt các tuyến du lịch


cho khách Trung Quốc sang Việt Nam, khách Việt Nam sang Trung Quốc, các tuyến du lịch liên vùng và các tuyến du lịch cộng đồng đã được đưa vào khai thác. Lào Cai đã phối hợp, tổ chức tọa đàm với Cục Du lịch huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) bàn về hợp tác phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập quốc tế; hợp tác với Viện Nghiên cứu thiết kế quy hoạch Du lịch Quế Lâm (Trung Quốc), nghiên cứu và đánh giá du lịch ruộng bậc thang tại xã Tả Van, Tả Phìn (Sa Pa). Phối hợp với các cơ quan hữu quan của huyện Hà Khẩu (Cục Du lịch huyện Hà Khẩu, Lữ hành xã quốc tế Hà Khẩu) tổ chức Hội thảo trao đổi về tình hình đón khách du lịch... Những hợp tác đó đã và đang mang lại lợi ích cho hai bên, xây dựng được cơ sở hợp tác tin cậy.

Hợp tác về phát triển du lịch cũng là một trong những nội dung quan trọng trong mối quan hệ giữa tỉnh Lào Cai với vùng Aquitaine của Pháp. Vùng Aquitaine đã giúp tỉnh Lào Cai trong việc quy hoạch đô thị mở rộng thị trấn Sa Pa, hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học... tại nơi đây Sự hợp tác và hỗ trợ đó đã thu được một số kết quả tốt, được lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương hai nước ghi nhận và đánh giá cao về sản phẩm cũng như tinh thần hợp tác hiệu quả, gắn bó sâu rộng giữa hai địa phương, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sa Pa.

Ngoài ra, du lịch Lào Cai còn hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế. Từ năm 2001, dưới sự trợ giúp của tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tại Sa Pa đã phát triển thành công, hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng tại một số xã (Bản Hồ, Tả Phìn, Tả Van...). Đặc biệt, sự tham gia hỗ trợ phát triển du lịch bền vững lồng ghép xóa đói, giảm nghèo trong phát triển du lịch giữa tổ chức SNV với tỉnh Lào Cai đã mang lại một số hiệu quả, đem đến lợi ích to lớn cho người dân địa phương.

Sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, địa phương nước ngoài đã tác động tích cực đến ngành du lịch của tỉnh, đưa ngành du lịch Lào Cai phát triển một cách bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói,


giảm nghèo, tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa tỉnh Lào Cai với bạn bè quốc tế.

3.2.8. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch

Bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch, chủ trương phát triển du lịch và chỉ đạo, điều hành hệ thống quản lý, thị xã Sa Pa luôn chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo cho các quy định liên quan đến hoạt động du lịch được thực hiện nghiêm túc. Trong giai đoạn 2017 - 2019 năm, UBND thị xã đã chỉ đạo Đội liên ngành quản lý du lịch và dịch vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra gần trên 3.731 lượt, lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 646 tổ chức, cá nhân, với số tiền xử phạt nộp kho bạc nhà nước là 668,37 triệu đồng. Số lượt kiểm tra và số tổ chức cá nhân, số tiền xử phạt đều có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy thị xã Sa Pa thực sự nghiêm túc trong việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trên địa bàn, đảm bảo quyền lợi của du khách, phát triển bền vững.

Bảng 3.5: Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch tại thị xã Sa Pa



Chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

So sánh (%)

2018/

2017

2019/

2018

BQ

Số lượt kiểm tra

Lượt

1.150

1.235

1.328

7,39

7,53

7,46

Số tổ chức, cá nhân bị xử lý

TC, CN

142

181

235

27,46

29,83

28,64

Số tiền xử phạt

Tr.đ

171,54

224,68

272,15

30,98

21,13

25,96

Nguồn: UBND thị xã Sa Pa Bên cạnh Đội liên ngành quản lý du lịch, thị xã Sa Pa còn phối hợp với Thanh tra bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sa Pa. Trong giai đoạn 2017 - 2019 đã kiểm tra 12 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành, 11 cơ sở kinh doanh khách sạn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023