Lý Do Khách Du Lịch Nội Địa Đến Sa Pa


Qua bảng tổng hợp tình hình kinh doanh du lịch từ năm 2000 đến năm 2010 cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của khách đạt: 11,3%; doanh thu và số cơ sở lưu trú luôn tăng lên năm sau cao hơn so với năm trước.

Đầu năm 2010, sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tiếp tục áp dụng Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về xếp hạng các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, kết quả đã triển khai thẩm định mới và tái thẩm định được 32 cơ sở, trong đó có 16 cơ sở lưu trú đạt chuẩn; 5 cơ sở đạt 2 sao; 11 cơ sở hạng 1 sao, nâng tổng sồ cơ sở lưu trú, buồng phòng cụ thể như sau: Toàn tỉnh có 348 cơ sở lưu trú du lịch tại các huyện và thành phố. Trong đó tổng số cơ sở lưu trú đã được thẩm định đến thời điểm hiện tại (tính đến thời điểm 30 tháng 6 năm 2010): 123 cơ sở đạt tiêu chuẩn; 11 khách sạn 1 sao; 20 cơ sở lưu trú xếp hạng 2 sao; 03 cơ sở lưu trú xếp hạng 3 sao; 01 cơ sở lưu trú xếp hạng 4 sao. Tổng số buồng: 4200 buồng. Trong đó, tổng số buồng của các cơ sở lưu trú đã được thẩm định: 1708 buồng của các cơ sở đạt tiêu chuẩn; 204 buồng của các cơ sở xếp hạng 1 sao; 571 buồng của cơ sở lưu trú xếp hạng 3 sao; 85 buồng của cơ sở lưu trú xếp hạng 4 sao.

Công suất sử dụng buồng tính đến hết ngày 30/6/2010: 65,1%

Công suất sử dụng buồng cho từng hạng: cơ sở đạt tiêu chuẩn: 68%; khách sạn 1 sao: 67,8%; khách sạn 2 sao: 61%; khách sạn 3 sao: 71%; khách sạn 4 sao: 58%.

Giá buồng bình quân các cơ sở lưu trú xếp hạng 4 sao từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng /phòng/ngày; các cơ sở lưu trú xếp hạng 3 sao: 1 triệu - 1,8 triệu; các cơ sở lưu trú xếp hạng 2 sao: 3 trăm nghìn đồng đến 6 trăm nghìn đồng/phòng; các cơ sở đạt tiêu chuẩn: 150.000đ - 250.000đ/phòng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 80 hộ kinh doanh lưu trú tại gia (homestay) tại các xã Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ, Cát Cát, Lao Chải...

Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 9 tháng đầu năm 2010 thì tổng số khách du lịch đến Lào Cai 9 tháng đạt: 713.765 lượt khách, đạt 87% so kế hoạch 2010; tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2009. Khách quốc tế đến Lào Cai đạt: 290.647 lượt; đạt 88% so với kế hoạch 2010, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó khách du lịch Trung Quốc đi bằng thẻ 849 đạt 29.760 lượt tăng 33.9% so với cùng kỳ năm 2009. Khách nội địa đạt: 423.118 lượt; tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2009; đạt 86,4% so với kế hoạch năm 2010.


Doanh thu du lịch 9 tháng đầu năm 2010 đạt: 649,615 tỷ đồng; tăng 64% so với cùng kỳ 2009; đạt 92,8% so với kế hoạch năm 2010. Trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt: 280,9 tỷ đồng; doanh thu khách nội địa đạt: 368,6 tỷ đồng.

Chín tháng đầu năm 2010 khách du lịch đến Sa Pa cũng tăng mạnh. Tổng số lượt khách đến Sa Pa 9 tháng đạt: 333.280 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó khách nội địa là: 253.250 lượt tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2009; khách quốc tế là: 80.030 lượt tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009.

- Về cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch: bước đầu đã hình thành các khu điểm du lịch với hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ du lịch. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ nên đã hạn chế chất lượng, chưa đủ mạnh để phục vụ cho khách du lịch.

+ Cơ sở lưu trú: Lào Cai hiện có 348 cơ sở lưu trú với 4200 phòng, trong đó có nhiều phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở Sa Pa (khoảng 70%), thành phố Lào Cai (khoảng 20%), còn lại ở Bắc Hà, Bảo Yên và Bảo Thắng. Hiện nay tại một số bản làng có loại hình lưu trú tại gia (homestay), tập trung ở một số nơi như Tả Van, Thanh Phú, Bản Hồ, Sín Chải...Tuy nhiên ngoài các khách sạn lớn của nước ngoài, các doanh nghiệp lớn được đầu tư với chất lượng cao như: Victoria, liên doanh Singapore, công ty du lịch Lào Cai v.v... còn lại các cơ sở lưu trú khác chất lượng còn yếu kém, đầu tư thiếu đồng bộ, không theo một quy chuẩn, dẫn đến chất lượng các công trình không đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy công suất sử dụng phòng trung bình chưa cao.

+ Cơ sở ăn uống: Các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối phong phú, đa dạng, hiện có hàng trăm nhà hàng chuyên doanh và các nhà hàng nằm trong các khách sạn với hàng nghìn chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu của khách. Tuy nhiên thực đơn trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn đơn điệu, vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức, đồng thời nhân sự trong các nhà hàng còn thiếu tính chuyên nghiệp.

+ Các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí: Hệ thống các cơ sở phục vụ hoạt động thể thao và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ dạo phố,


ngắm cảnh, đi chợ và thăm quan hiểu biết về văn hóa các dân tộc. Vì vậy việc quy hoạch đầu tư phát triển các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí là rất cần thiết.

+ Các cơ sở thương mại và dịch vụ: Mua sắm hàng hóa, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm là một nội dung hấp dẫn khách du lịch, nhất là những mặt hàng thổ cẩm của Lào Cai. Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được quan tâm đầu tư. Nhưng chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị lớn ở tỉnh và ở huyện, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch. Tuy nhiên hệ thống này chất lượng thấp, quy mô, kiểu dáng chưa hòa nhập với cảnh quan và kiến trúc truyền thống, chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm hàng hóa, đồ lưu niệm mang đặc trưng riêng của địa phương còn thiếu và chưa đa dạng. Nên rất cần thiết xây dựng và đầu tư các chợ, trung tâm thương mại và dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân và khách du lịch.

- Về khách du lịch:

+ Khách du lịch nội địa: Các điều tra được thực hiện trong năm 2009 dựa trên việc lấy mẫu xác suất của 300 người. Mục đích là tìm hiểu đặc điểm của loại khách hàng này và nhận dạng các nhu cầu của họ.

Bảng 2.5. Lý do khách du lịch nội địa đến Sa Pa


Khí hậu và vui chơi

96%

Phong cảnh

82%

Dân tộc

27%

Thể thao mạo hiểm

3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 9

Nguồn: Tổng hợp điều tra

Đối với du khách Việt Nam thì Sa Pa được biết đến như là một trạm khí hậu lý tưởng để tránh cái nóng trong các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế... Họ đến đây là do khí hậu mát mẻ 96%, do phong cảnh 82%. Tìm hiểu các nhóm dân tộc không phải là mục tiêu đến Sa Pa của khách du lịch Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa đến Lào Cai chủ yếu là các tour đến tham quan Sa Pa, Bắc Hà, một số làng bản dân tộc và sang tham quan thị trấn Hà Khẩu - Trung Quốc. Khách du lịch đến Lào Cai đa phần đều đến thăm quan các khu di tích lịch sử như: Đền Thượng, Đền Cấm, Đền Bảo Hà, Bãi đá khắc cổ, động Mường Vi, dinh Hoàng A Tưởng…với khách du lịch nội địa, đến thăm viếng các khu di tích lịch sử, tín ngưỡng là đến với còi tâm linh, trở về với quá


khứ lịch sử, nhớ về cha ông, cầu phúc cho mọi người, cho đất nước mãi an khang, phồn thịnh. Những di tích này là nơi thu hút đông lượng khách nội địa nhất không riêng gì các mùa lễ hội.

Về phương tiện và nguồn khách: Họ chủ yếu sử dụng xe khách, tàu hỏa và xe hơi cá nhân (đi máy bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội) tuỳ nguồn tài chính và tuỳ nơi xuất phát. Du khách từ Hà Nội chiếm 40%, các nơi khác trong đó có các tỉnh phía nam và thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới một nửa du khách nội địa. Như vậy là du khách tới Sa Pa là những người thành thị, có thu nhập tương đối cao.

Độ tuổi: Khách đến Sa Pa chủ yếu là thế hệ khách trẻ (74% trong số được hỏi có tuổi đời dưới 35 tuổi). Nếu nhìn rộng hơn thì khách có độ tuổi dưới 50 tuổi chiếm 96%. Đa số du khách nội địa đi du lịch cùng bạn bè hoặc cùng gia đình (trung bình là 5 người/nhóm).

Thời gian lưu trú tại Lào Cai: Từ 2 ngày đến 1 tuần, cụ thể từ 4 - 6 ngày chiếm 35%, 3 ngày chiếm 31%, nghỉ cuối tuần chiếm 27%. Lưu lại hơn 1 tuần chỉ chiếm 4%, hoặc chỉ 1 ngày chiếm 3%.

Điểm du lịch thường đến: Khách Việt Nam đến Sa Pa không muốn đi bộ quá lâu, họ chỉ đi dạo để vãn cảnh tại Sa Pa và các bản xung quanh, với điều kiện hành trình đó có thể kết thúc trong một vài giờ. Như vậy không có gì ngạc nhiên khi nhìn số thống kê các bản mà đối tượng khách này thường lui tới đó là những bản gần ngay thị trấn Sa Pa. Đồng thời, họ thường dùng một phương tiện giao thông nào đó như xe ôm, xe khách nhỏ (mini bus) hoặc thuê xe máy để đến các danh thắng (Thác Bạc, Tả Phìn) và quay trở lại Sa Pa.

Bảng 2.6. Tỷ lệ khách Việt Nam tới các bản


Tên bản

Tổng (%)

Cát Cát

77

Thác bạc

55

Khu du lịch Hàm Rồng

47

Tả Phìn

37

Bản Hồ

9

Lao Chải

4

Cổng Trời

3

Thanh Phú

2

Sín Chải

2

Các bản khác

3

Nguồn: Tổng hợp điều tra


Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa là 200.000đồng/ngày, họ mua sắm hàng thủ công địa phương bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/người/ngày.

Tóm lại du khách nội địa đến Sa Pa cùng với gia đình, trước hết là vì khí hậu, sau đó là vì phong cảnh, lượng khách trẻ ở các đô thị, có thu nhập cao, họ lưu lại từ 3

- 5 ngày và chủ yếu đi thăm quan các điểm du lịch ở gần quanh thị trấn Sa Pa.

+ Khách du lịch quốc tế: qua điều tra điển hình tại Sa Pa năm 2009 lấy xác suất 200 du khách.

Bảng 2.7. Lý do khách quốc tế đến Sa Pa


Phong cảnh

92%

Dân tộc

92%

Thể thao mạo hiểm

41%

Lý do khác

9%

Nguồn: Tổng hợp điều tra

Khách quốc tế đến Lào Cai không phải chỉ vì muốn ngắm cảnh đẹp mà chủ yếu khách muốn khám phá, tìm hiểu lịch sử phát triển của dân tộc và lối sống phong tục tập quán của con người địa phương, chính vì điều đó các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống của địa phương là những giá trị văn hoá có sức lôi cuốn rất lớn đối với khách. Trong nhóm khách quốc tế có thể chia ra hai nhóm là toàn bộ khách nước ngoài, và nhóm khách nước ngoài có sức mua lớn.

Hai động cơ đến Sa Pa của du khách quốc tế là phong cảnh và dân tộc. Đây là một sự khác biệt rất lớn giữa nhu cầu khách nội địa và khách quốc tế.

Trong số toàn bộ khách nước ngoài, khách châu Âu chiếm đa số (58%), sau đó là Mỹ (16%), Úc (13%), Canada (6%). Du khách đến từ Trung Quốc chỉ chiếm 4% và họ chỉ đi thăm quan rất ngắn tới các nơi như Thác Bạc chứ không hề quan tâm đến dân tộc.

Độ tuổi: Số khách có độ tuổi dưới 35 chiếm 51%, độ tuổi 35 - 40 chiếm 44%. Đây cũng là điểm khác biệt rò rệt so với khách Việt Nam, độ tuổi lớn hơn 50 tuổi chỉ chiếm 5%.


Du khách nước ngoài đến du lịch thường là đi theo cặp (45%) với bạn bè (38%). Số còn lại là một mình được tổ chức đi theo một nhóm, những nhóm này thường nhỏ hơn nhóm khách Việt Nam: 57% khách nước ngoài được hỏi đi theo nhóm dưới 3 người; 36% đi theo nhóm từ 4 - 10 người, 7% cho nhóm nhiều hơn 10 người.

Những lý do quan trọng nhất khiến các bản có nhiều du khách tới thăm là các bản này có thể đi thăm trong 01 ngày và đường đi lại dễ; khả năng có thể đi và đến bằng xe ôm hoặc xe jeep là điểm quan trọng đối với nhiều khách du lịch. Đa số khách nước ngoài (72%) lựa chọn tuyến du lịch thể thao 1 ngày không qua đêm trong bản.

Bảng 2.8. Số du khách quốc tế phân theo các bản


Tên bản

Khách nước ngoài (%)

Cát Cát

51

Tả Phìn

43

Lao Chải

39

Tả Van

32

Bản Hồ

26

Giàng Tả Chải

19

Sử Pán

14

Thanh Phú

12

Bản Khoang

12

Nậm Sài

9

Sín Chải

7

Ý Linh Hồ

4

Nậm Cang

2

Nguồn: Tổng hơp điều tra


Trung bình khách du lịch thăm 4 bản. Đối với những người đi du lịch thể thao dài ngày thì việc lưu trú tại gia đình ở thôn bản là động cơ chính; nhiều công ty lữ hành (Kangaroo, Hanspan, Trang Long, Hoàng Anh, Cường Hương, Đức Minh...) thường đưa ra các lựa chọn 3 hoặc 4 ngày bao gồm việc nghỉ qua đêm tại bản.

Khách Úc (chiếm 13% lượng khách quốc tế) đánh giá cao Sa Pa và các tuyến trekking trong khu vực. Họ cũng đi du lịch chủ yếu theo cặp (41%) và theo nhóm, họ mua trọn gói (phương tiện đi lại, khách sạn, nhà nghỉ, chuyến du lịch) trực tiếp từ Hà Nội. Chỉ có 20% trong số họ là lưu trú tại gia trong các thôn bản.

Thị trường Châu Mỹ chủ yếu là Mỹ (16%), Canada (6%), trừ những khách tới khách sạn Victoria (37%), đa số du khách Mỹ ở lại 3 ngày, họ muốn thử loại hình "lưu trú tại gia" trong các bản dân tộc. Đối với người đi du lịch theo nhóm (40%), họ thường đi qua công ty ở Hà Nội để mua tour. Khách Canada thì lại thích thử nhiều tuyến tour khác nhau hơn là tới Sa Pa trong vài ngày để ngủ ở các bản. Họ thường lưu trú ở Sa Pa 3 ngày và họ muốn khám phá mỗi ngày 1 hành trình mới như Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Sín Chải.

Nhiều người Châu Âu sinh sống tại Việt Nam đi du lịch ngắn ngày tại Sa Pa. Đối tượng này sống tại Hà Nội, đa số là dưới 35 tuổi, đến Sa Pa nhiều lần trong năm, nhưng chủ yếu là du lịch trekking. Sau khi đi nhiều tuyến tour khác nhau, họ thuê xe máy để đi, phương tiện giao thông này cho phép khám phá các điểm xa hơn hoặc chỉ đơn giản nghỉ cuối tuần theo kiểu du lịch khám phá thiên nhiên bằng xe máy. Những người này không mua tour của các công ty mà chỉ là đặt trước vé tàu hỏa. Liên quan đến nhà nghỉ, trekking hoặc các hoạt động khác thường giải quyết ngay tại Sa Pa. Thị phần những người nước ngoài sinh sống làm việc tại Việt Nam cũng cần được lưu tâm bởi vì họ vừa là khách hàng sang vừa thường xuyên.

Mức chi tiêu: Qua điều tra cho thấy những du khách nước ngoài chi tiêu tại địa phương từ 20 - 70USD/ngày và chi phí cho việc di chuyển khoảng 35USD/ngày. Thời gian lưu lại trung bình 3 ngày, trong đó du khách chi cho các sản phẩm thủ công từ 40 - 80 USD và trung bình là 50 - 60 USD.

Tóm lại, du khách quốc tế đa số là tuổi còn trẻ, du lịch thành từng nhóm nhỏ, đi theo cặp hoặc đi cùng bạn bè. Thời gian lưu trú 3 ngày để thăm phong cảnh và


dân tộc, một số ít lưu trú tại gia trong các bản. Họ chủ yếu đặt tour từ Hà Nội, tiếp đến là đặt tại Sa Pa, hoặc từ quốc gia của họ, chi tiêu bình quân là 35USD/ngày.

Khách nước ngoài có sức mua lớn: Đa số các điều tra thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách tại khách sạn 4 sao Victoria và một số khách sạn khác như Châu Long, Bamboo, Hoàng Liên. Khách chủ yếu là nam, nữ đi đến một mình, mỗi giới chiếm 33% của tổng số 66% những người du lịch một mình ở hạng này (thường hợp lại thành một nhóm), 30% đi du lịch theo cặp, chỉ có 4% là đi theo cặp có kèm theo các con.

Độ tuổi: Tuổi từ 45 - 50 chiếm 36% số người được hỏi, tuổi từ 35 - 45 chiếm 20%, độ tuổi 25 - 35 chiếm 20%. Tuổi trên 60 chiếm 17%, dưới 25 tuổi chiếm 7%. Như vậy có thể thấy loại khách này có độ tuổi cao hơn. Do đó, điểm bức thiết là phải tạo ra các hoạt động nhằm tới đối tượng có độ tuổi cao này (trên 45 tuổi chiếm 55%).

Nghề nghiệp: 34% là cán bộ cao cấp hoặc làm các nghề tự do, 18% là nhân viên các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, 21% không làm việc, 15% là quan chức nhà nước. Bốn nhóm công việc này chiếm 88% trong tổng số những người được phỏng vấn. Sau đó là đến thương gia chiếm 8%, sinh viên 4%.

Về thu nhập: 28% có mức thu nhập trên 60 000 đô la Mỹ (USD)/năm, 30% có thu nhập 40.000 - 60.000 USD/năm, 22% có thu nhập 20.000 - 40.000 USD/năm, 20% từ chối trả lời. Vậy loại khách có thu nhập cao trên 40.000 USD/năm chiếm 58% số người được hỏi.

Mức chi tiêu: 5% số du khách dự tính tiêu 1.000 USD tại chỗ, 27% từ 300 - 700 USD, 24% tiêu từ 200 - 300 USD; 25% tiêu từ 100 - 200 USD; 19% tiêu dưới 200 USD. Như vậy loại khách có sức mua lớn có một tiềm năng lớn về tài chính. Thực chi trung bình tại địa phương của du khách nằm trong khoảng 230 USD, thời gian lưu trú trung bình 2 ngày (tương đương 115 USD/ngày). Những du khách này nhiều khi không biết tiêu vào cái gì, họ phàn nàn về việc thiếu các hoạt động và các sản phẩm thủ công. Chi tiêu trung bình của toàn bộ khách nước ngoài là khoảng 35 USD/ngày, trong khi ở đối tượng khách có thu nhập cao là 115 USD/ngày, tương đương với tỷ lệ là: 1 - 3,3. Như vậy chỉ riêng tầng lớp du khách có thu nhập cao đã đem lại 3/4 khoảng thu nhập từ du lịch quốc tế của Sa Pa hiện nay.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí