Đánh Giá Sự Hài Lòng Đối Với Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


Lập biên bản xử lý 03 công ty kinh doanh lữ hành với tổng số 16 triệu đồng và thu hồi 01 giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Với việc xác định coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và quan trọng bậcnhất, góp phần tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân, đem lạinhững giá trị kinh tế - xa ̃ hội và đóng góp vào ngân sách địa phương cũng nhucủa tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn 2017 - 2019, các cấp, các ngành của thị xã SaPa đa ̃ triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch theo hướng bềnvững. Đời thời, công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành được đẩy mạnh, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh du lịch.

3.3. Đánh giá sự hài lòng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch

3.3.1. Đánh giá của các đơn vị kinh doanh du lịch

Qua khảo sát các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa bao gồm: các đơn vị lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, homestay), đơn vị lữ hành (đơn vị lữ hành quốc tế và đơn vị lữ hành địa phương), nhà hàng (nhà hàng độc lập và nhà hàng thuộc khách sạn). Nhìn chung, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa đánh giá các tiêu chí về công tác quản lý nhà nước về du lịch của các cơ quan chuyên môn ở mức tương đối tốt, giá trị trung bình của các tiêu chí đều ở mức xấp xỉ 4. Trong đó, mức đánh giá cao nhất là 3,84 đối với tiêu chí “Các chính sách phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh”; mức thấp nhất là tiêu chí “Hoạt động kinh doanh liên quan đến yếu tố quốc tế thuận lợi” đạt 6,68. Độ lệch chuẩn của các tiêu chí nằm trong khoảng 0,52 đến 0,60 và giá trị trung vị bằng 4 cho thấy kết quả đánh giá các tiêu chí ở mức xấp xỉ 4 (mức hài lòng) là tương đối chính xác và là phương án lựa chọn phần lớn của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa. Kết quả này cho thấy công tác quản lý nhà nước về du lịch tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai được thực hiện tương đối tốt và được các đơn vị kinh doanh trên địa bàn đánh giá cao.


Bảng 3.6: Kết quả khảo sát sự hài lòng của các đơn vị kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch


Tiêu chí

Mức đánh giá

Độ lệch chuẩn

Trung vị

Các chính sách phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh

3,84

0,55

4

Các quy định của pháp luật cho tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đồng kinh doanh

3,82

0,54

4

Hoạt động quản lý du lịch của các cơ quan nhà nước

3,79

0,54

4

Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn có hữu ích cho công việc kinh doanh

3,75

0,52

4

Hoạt động kinh doanh liên quan đến yếu tố quốc tế thuận lợi

3,68

0,60

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 10

Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp

3.3.2. Đánh giá của các cán bộ phụ trách quản lý nhà nước về du lịch

Đối với đối tượng là cán bộ phụ trách quản lý nhà nước về du lịch, nghiên cứu đã tiến hành thu thấp ý kiến của 30 người thuộc Phòng Quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và các cán bộ phụ trách Quản lý du lịch của UBND Thị Xã Sa Pa và UBND các phường, xã trọng điểm du lịch của Thị xã Sa Pa để đánh giá chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch dưới góc độ của người được giao phụ trách công việc quản lý. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các cán bộ đều đánh giá các tiêu chí về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở mức tương đối cao, (giá trị trung bình trên mức 4). Trong đó, tiêu chí “Công tác tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho ngành du lịch” được đánh giá ở mức cao nhất đạt mức 4,2. Tiêu chí “Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch” được đánh giá ở mức thấp nhất (4,03). Tuy nhiên sự chênh lệch về mức đánh giá của các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các tiêu chí ở mức rất thấp.


Bảng 3.7: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ phụ trách công tác quản lý nhà nước về du lịch tại thị xã Sa Pa


Tiêu chí

Mức đánh giá

Độ lệch chuẩn

Trung vị

Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch

4,07

0,74

4

Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch


4,03


0,69


4

Các quy định về tổ chức bộ máy và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch


4,10


0,71


4

Công tác tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho ngành du lịch


4,20


0,55


4

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài cho ngành du lịch


4,13


0,68


4

Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp

Độ lệch chuẩn của các giá trị trung bình của các tiêu chí không quá lớn và giá trị trung vị ở mức 4 cho thấy lựa chọn ở mức 4 (mức đánh giá tốt) là phương án mà phần lớn các cán bộ lựa chọn ở các tiêu chí. Kết quả này cho thấy nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về du lịch của thị xã Sa Pa được thực hiện tương đối tốt dưới góc nhìn của các cán bộ thực thi.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa

3.4.1. Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch

Hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về du lịch nói riêng chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật cũng như các văn bản quy định của Nhà nước liên quan. Từ khi Luật Du lịch 2005 được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999 đã thực sự mở đường cho ngành du lịch Sa Pa phát triển một cách mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị


trường và xu thế hội nhập quốc tế. Số lượng khách du lịch đến Sa Pa tăng dần qua các năm, cơ sở vật chất cho du lịch cũng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai Luật Du lịch 2005, bên cạnh những yếu tố tích cực có tính chất mở đường cho du lịch phát triển thì đồng thời cũng nảy sinh không ít những vấn đề gây trở ngại. Điều đó cho thấy khuôn khổ thể chế đã không đáp ứng kịp nhu cầu và xu thế phát triển du lịch. Sự ra đời của Luật Du lịch 2017 đã đánh dấu một bước phát triển mới mang tính “cởi trói”, trong việc khơi dậy tiềm lực, tạo đà kích thích du lịch Sa Pa phát triển. Những quy định về quản lý khu, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác đều đã được điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm an ninh, an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của khách, tạo điều kiện thuận lợi để du khách tham quan, du lịch. Luật Du lịch 2017 ra đời đã mang đến những kỳ vọng và thông thoáng hơn không chỉ cho du khách, doanh nghiệp và người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà giúp các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch thuận lợi hơn trong việc triển khai cũng như thực hiện công việc, qua đó hóp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi của Tỉnh ủy đã đề ra.

3.4.2. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của phát triển du lịch

Sự tham gia và ủng hộ của người dân đối với quản lý nhà nước không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về du lịch nói riêng. Trong giai đoạn 2017 - 2019, được sự tham gia và ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sa Pa đối với cơ quan nhà nước quản lý nhà nước về du lịch đã góp phần cho hoạt động quản lý được thực hiện và triển khai dễ dàng, góp phần to lớn vào việc đạt được mục tiêu đề ra.


Nhìn chung, người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn thị xã Sa Pa có nhận thức tương đối cao về tầm quan trọng của phát triển du lịch. Đây được coi như là sinh kế để phát triển kinh tế. Việc người dân Sa Pa ngày càng được hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch đã khuyến khích và quan tâm đóng góp theo chiều hướng tích cực hơn cho hoạt động du lịch tại địa phương.Từ nhận thức được tầm quan trọng đó, người dân có ý thức chấp hành tương đối tốt các chủ chương, chính sách cũng như các kế hoạch phát triển du lịch do chính quyền xây dựng và triển khai. Có thể nói người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

3.4.3. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực nói riêng và tổng thể cả quốc gia nói chung. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay càng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao hơn, trong đó bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch nói riêng. Nguồn nhân lực của Trong giai đoạn 2017 - 2019, thị xã Sa Pa luôn quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác về du lịch. Việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đều thực hiện trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm tập trung vào chuyên môn đào tạo. Bên cạnh đó, các cán bố quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa nắm vững tương đối kỹ năng hành chính gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động quản lý du lịch đều được cụ thể hóa thành quy trình, được thực hiện một cách


thống nhất. Ngoài việc nắm vững nghiệp vụ, trình tự, thủ tục giải quyết công việc, chính quyền thị xã Sa Pa và tỉnh Lào Cai liên tục yêu cầu cũng như tạo điều kiện cho các cán bộ không ngừng hoàn thiện bản thân, tăng cường tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức, đặc biệt trong việc sử dụng và vận hành các công cụ hỗ trợ như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin… cũng như khả năng thích nghi, giao tiếp, hợp tác thông qua phối hợp nhóm hoặc giải quyết mâu thuẫn,…Cùng với đó, các cán bộ với ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

3.4.4. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch

Du lịch không chỉ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững 3 trụ cột môi trường - văn hóa - kinh tế, mà còn là một cơ sở cho sự ổn định xã hội. Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, trong giai đoạn 2017 - 2019, trên cơ sở những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như tính đa dạng phong phú về văn hóa , thị xã Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung đã có nhiều hoạt động thúc đẩy “ngành công nghiệp không khói” phát triển, trong đó việc tăng cường hoạt động liên kết giữa du lịch Sa pa với các địa phương trong tỉnh cũng như với các địa phương lân cận và trong cả nước được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng được UBND 8 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu ký kết vào tháng 11/2008 tại Sa Pa đã giúp du lịch Sa Pa cũng như Lào Cai được hưởng rất nhiều lợi íc. Đó là sự quan tâm, ủng hộ từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, lãnh đạo UBND tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, địa chất, danh lam, thắng cảnh gắn với phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm mới, đặc trưng... Thông qua chương trình hợp tác, nhiều sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ của các địa phương đã được nhiều doanh nghiệp lữ hành khai thác trong những tour du lịch trọn gói, với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng,


hấp dẫn, từng bước tạo thương hiệu cho du lịch 8 tỉnh. Do đó, lượng khách du lịch đến Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng ngày càng tăng.

Có thể nói, nhờ chủ trương liên kết giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng trong phát triển du lịch đã góp phần cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa được định hướng rõ ràng, thống nhất và nâng cao tính hiệu quả trong quản lý, góp phần thực hiện mục tiêu đưa thị xã Sa Pa không chỉ là một đô thị du lịch, nghỉ dưỡng lớn bậc nhất tại Việt Nam mà còn là một trung tâm dịch vụ - thương mại kết nối cả vùng Tây Bắc với các vùng miền khác trong nước và quốc tế

3.5. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa

3.5.1. Những kết quả đạt được

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch luôn được quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao, kịp thời và thường xuyên của Thường trực Thị ủy, sự điều hành trực tiếp của UBND thị xã và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan. Nhờ đó, việc triển khai các hoạt động quản lý tương đối thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực.

- Việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương

- Việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn. Vai trò quản lý nhà nước đồng hành cùng các doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch tiếp


tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được quan tâm, tăng cường đã góp phần đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Hoạt động quáng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới và có hiệu quả thiết thực. Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự được quán triệt tại một số các cơ quan đơn vị. Sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn đôi khi còn chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động du lịch và dịch vụ đôi lúc còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan; Sản phẩm du lịch đặc trưng cho Sa Pa chưa rõ nét, chưa có tính mới mẻ, hấp dẫn khách du lịch, chưa thu hút được lượng khách có khả năng chi trả cao nhằm tăng doanh thu du lịch; Công tác vệ sinh môi trường tại các tuyến, điểm du lịch vẫn còn tồn tại, gây nhiều phản cảm đối với du khách. Việc giải quyết tình trạng ăn xin, bán hàng rong chưa hiệu quả, thiếu giải pháp tổng thể, đồng bộ dẫn đến việc không thể giải quyết dứt điểm.

- Công tác tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chưa có sự đổi mới mạnh mẽ; chưa thành lập được Phòng Du lịch, thiếu một Ban quản lý du lịch để trực tiếp triển khai và giám sát các hoạt động du lịch và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023