+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch: Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lý, bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động hơn. Quy hoạch phát triển du lịch cũng phát huy hiệu quả tích cực trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng các mục tiêu địch ra. Tuy nhiên so với thực tế phát triển của du lịch Lào Cai và với phương thức lập quy hoạch du lịch thì công tác quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, các chiến lược, định hướng đưa ra rất đúng nhưng quá tổng quát nên khi triển khai không thực hiện được. Đồng thời các kế hoạch vạch ra chủ yếu để quản lý, nhưng thực tế quản lý yếu kém trong khi du lịch Lào Cai không tạo ra được nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Điều này đã chứng minh quy hoạch du lịch đứng trên góc độ nhà quản lý xa rời thực tế và khó thực thi, chưa tạo ra được những giải pháp quản lý hữu hiệu, giúp tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư: Trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước thực hiện dự án đầu tư tại Lào Cai được hưởng mức ưu đãi tối đa theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các ưu đãi cho khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đầu tư vào Lào Cai các nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm kinh doanh, giúp đỡ giải phóng mặt bằng, miễn tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động, miễn giảm thuế, đồng thời được đảm bảo các quyền về sở hữu tài sản, quyền cư trú, đi lại, xuất nhập cảnh...Vì vậy những năm gần đây, các dự án nước ngoài đầu tư vào Lào Cai nhìn chung khá đa dạng cả về lĩnh vực và hình thức hoạt động. Đầu tư trong nước cũng phát triển mạnh với các dự án xây dựng, nông nghiệp - dịch vụ - thương mại - du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên các dự án lớn về du lịch vẫn rất ít, với mục tiêu xây dựng ngành du lịch chất lượng, bền vững thì du lịch Lào Cai cần thu hút các nhà đầu tư có kinh nghiệm và thực lực đến nghiên cứu đầu tư.
+ Công tác quản lý các hoạt động du lịch và dịch vụ khác: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch trước hết thực hiện thông qua việc phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hiện nay các cơ sở lưu trú du lịch toàn tỉnh đã được phân loại
xếp hạng, tuy nhiên đây chưa phản ánh thực chất của các cơ sở kinh doanh loại hình lưu trú du lịch, do những bất cập trong công tác quản lý (ngành Du lịch chỉ quản lý và phân xếp loại các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn tối thiểu, còn loại hình nhà trọ không thuộc diện điều tiết của Nghị định 39 về cơ sở lưu trú du lịch). Việc xếp hạng các khách sạn, nhà nghỉ là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu đối với các cơ sở lưu trú du lịch có chất lượng cao nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế đã xuất hiện khá phổ biến tình trạng có một số loại hình du lịch và một số đối tượng khách du lịch bình dân có nhu cầu ở tại các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, song chưa có biện pháp quản lý đối với các cơ sở loại này. Một lý do không xuất phát từ phía ngành du lịch đó là chế độ thuế chưa hợp lý giữa các sở kinh doanh dịch vụ lưu trú dẫn đến việc không có đăng ký, không báo cáo trung thực số lượng khách; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Du lịch và Công an trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. Mặt khác, các chính sách về phát triển cơ sở lưu trú du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ; việc đưa ra các chính sách phát triển dài hạn cho hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch chưa được cụ thể; các quy định về thuế, vay vốn, xuất nhập khẩu, tiền lương, giá cả... còn chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện và khuyến khích đối với các hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú du lịch Lào Cai hiện nay đa số chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ và ngoại ngữ của nhân viên, mức độ vệ sinh trong các bộ phận buồng bếp, bàn; kiến trúc trong tổng thể phong cảnh. Có thể nói du lịch thuộc lĩnh vực của các khối ngành dịch vụ mà sản phẩm có những đặc thù riêng so với sản phẩm hàng hóa thông thường. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay do yếu kém trong quản lý và kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty (như cạnh tranh về giá, làm giảm chất lượng dịch vụ trong chương trình du lịch). Nguyên nhân một phần do các quy định về kinh doanh lữ hành hiện nay không chặt chẽ, nhiều điểm không sát thực tế. Đối với các dịch vụ khác như quản lý các khu vui chơi giải trí, quản lý phương tiện vận chuyển khách du lịch, quản lý môi trường tại các tuyến, điểm du lịch còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng như ép giá, ép khách trong những ngày cao điểm, tình trạng thiếu văn hóa trong ứng xử thương mại với khách du lịch, đeo bám khách để bán hàng, ăn xin... vẫn xảy ra mà chưa được kiên quyết xử lý.
+ Công tác tuyên truyền quảng bá: Đã được quan tâm, đã tạo ra sự chuyển biến lớn về nhận thức, xác định đúng vai trò và vị trí của du lịch Lào Cai, đã và đang được các cấp, các ngành, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm. Các dịch vụ trực tiếp phục vụ du lịch, đồng thời cũng chính là sản phẩm du lịch như lưu trú, vận chuyển khách du lịch, vui chơi giải trí, ăn uống, bán hàng lưu niệm, lữ hành... những năm qua đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Lào Cai. Tuy nhiên sự phát triển của các dịch vụ này còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy hoạch gây chồng chéo, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách. Tóm lại công tác tuyên truyền quảng bá mới chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa vươn ra được các thị trường lớn, chưa xây dựng được thương hiệu quảng bá riêng cho du lịch Lào Cai nên hiệu quả kinh doanh còn thấp.
2.2.2. Những tồn tại và hạn chế
- Việc hoạch định các chiến lược còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế, thiếu tính cụ thể, dẫn đến khó thực thi.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Tỉnh Lào Cai
- Lý Do Khách Du Lịch Nội Địa Đến Sa Pa
- Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 10
- Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Phải Dựa Trên Sự Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Các Cấp, Các Ngành, Sự Tham Gia Tích Cực, Năng Động Của Tất Cả Các Thành Phần
- Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Khách Hàng Bằng Cách Đa Dạng Hoá Các Hoạt Động Phục Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư của tỉnh đã có nhưng chưa quảng bá sâu rộng, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư bằng các dự án du lịch lớn và chất lượng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn chưa cao, các dự án lớn hầu như vẫn tập trung tại địa bàn huyện Sa Pa, thành phố Lào Cai, nhiều dự án đầu tư đã đăng ký nhưng triển khai chậm.
- Việc quản lý chất lượng buồng phòng và các dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch còn lỏng lẻo, dẫn đến các cơ sở hiện có thì xuống cấp, các cơ sở xây mới lại khó đáp ứng được các chuẩn mực chất lượng do quy mô nhỏ và ảnh hưởng của tính thời vụ cao. Một số cơ sở kinh doanh lưu trú chưa thực sự tuân thủ tốt các quy định của pháp luật hiện hành về du lịch như cử nhân viên đi đeo bám chèo kéo khách; không đăng ký tạm trú cho khách; kê khai tính thuế và đăng ký số phòng đón khách còn thiếu so với thực tế.
- Chất lượng của nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch còn chưa cao, chưa chuyên nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ dịch vụ du lịch ; Các
hoạt động du lịch và dịch vụ liên quan còn yếu và thiếu, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ở lĩnh vực lữ hành, vận chuyển khách.
- Công tác tuyên truyền quảng bá chưa được sâu rộng, nhỏ lẻ, tự phát, vai trò định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế: chưa có chiến lược, chưa chú trọng quảng bá các thị trường ngoài nước và những thị trường xa; các ấn phẩm quảng bá chưa hấp dẫn, lượng thông tin thấp nên hiệu quả phát huy hạn chế; (Ví dụ chưa tham gia được tổ chức Hội chợ tại nước ngoài qua các chương trình xúc tiến từ Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các ấn phẩm quảng bá của Lào Cai còn thiếu, chưa đủ nhu cầu quảng bá).
- Sự đeo bám của những người bán hàng lưu niệm. Khách Việt Nam và khách quốc tế đều nêu lên một vấn đề bức bách liên quan đến các nhóm dân tộc tại Sa Pa trở thành những người "tấn công" và gây khó chịu khi họ cố gắng bán hàng thủ công ở trên các đường phố hay là trong các nhà hàng. Một số phàn nàn họ bị người bán hàng đeo bám suốt cả hành trình thăm quan các bản. Những hành động này đang huỷ hoại sức hấp dẫn của khu du lịch và các bản dân tộc do du khách cảm thấy bất tiện khi bị lôi kéo. Nhiều điểm du lịch đã bị bỏ hoang, không có khách đến do việc thương mại có tính tấn công của người dân địa phương. Hiện tượng xấu này xuất hiện một phần cũng do cách ứng xử không tế nhị của khách, tạo nên tiền lệ xấu trong cách mời chào mua hàng của người dân tộc khi gặp du khách. Do vậy giải quyết sự đeo bám của người dân và thông tin cho du khách cách ứng xử đúng đắn với người địa phương là một yêu cầu cấp bách đối với ngành du lịch Lào Cai.
- Các trạm thu phí, qua nghiên cứu khảo sát, thì hệ thống thu phí thăm quan một số bản như: Cát Cát, Tả Phìn, Lao Chải là khó chấp nhận đối với đa số khách nội địa cũng như khách quốc tế. Khách Việt Nam cho rằng quyền vào thăm quan phải được bao gồm trong giá thăm quan được tổ chức, họ nhất trí cống hiến cho việc phát triển kinh tế địa phương nhưng bằng hình thức khác. Đa số khách quốc tế (96%) nhìn nhận tiêu cực về hệ thống này, họ không có thông tin gì về nơi họ đến để chuẩn bị tiền và cũng không hiểu cái mà họ nhận được bù lại là gì, ngay cả các điểm có mức thu rất thấp (5000 đồng/vé) nhưng họ có cảm giác như bị lừa gạt. Còn tệ hại hơn, 15% du khách từ chối đi đến những bản này khi nghe biết tiền mà họ
phải trả lại không phải là dành cho các bản mà họ thăm. Thực tế có nhiều người chấp nhận trả cao hơn với điều kiện số tiền đó phải dành cho các dân tộc ở những nơi đó.
- Tình trạng quá tải của ngành đường sắt, đặc biệt là trong các ngày lễ và dịp cuối tuần đã gây khó khăn cho khách du lịch trong việc đặt vé tàu tuyến Lào Cai - Hà Nội và ngược lại.
- Tại Huyện Sa Pa, khu vực bán hàng lưu niệm trên điểm du lịch Thác Bạc chưa được quy hoạch cụ thể nên việc lấn chiếm hàng lang để bán hàng vẫn xảy ra, vẫn còn tình trạng du khách vứt rác bừa bãi, làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan điểm du lịch.
- Một số tuyến điểm du lịch cộng đồng đã mất dần cảnh quan thiên nhiên do tốc độ đô thị hóa; hoặc triển khai các công trình; (Ví dụ việc làm thủy điện tại Cốc Ly nguy cơ làm mất tuyến du lịch Sông Chảy, hoặc làm thủy điện tại Tả Trung Hồ Sa Pa nguy cơ làm mất khu du lịch Bản Hồ do rừng núi bị tàn phá trơ trọi…).
- Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp. Mặc dù trong những năm gần đây ngành kinh tế du lịch Lào Cai đã tạo ra được những sản phẩm du lịch mới. Song, cho đến nay, sản phảm du lịch còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch nổi trội, cảnh quan môi trường và các giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc vẫn còn lãng phí, chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả.
Nguyên nhân:
- Cán bộ và cơ quan quản lý du lịch ở các huyện, thành phố chưa thực sự chuyên nghiệp, còn lúng túng trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn. Chưa có bước phát triển đột phá để khẳng điṇ h du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn ;
hiêu
quả phát triển chưa tương xứ ng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh , phát triển
nhưng vân
ẩn chứ a nhiều yếu tố thiếu bền vững.
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh. Du lịch Việt Nam nói chung, trong đó có du lịch Lào Cai, mở ra vào thời điểm mà du lịch thế giới phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đã quen đến những nước có ngành kinh tế du lịch phát triển cao. Vì vậy, hiện nay nhiều yêu cầu của khách du lịch quốc tế ngành kinh
tế du lịch Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng chưa đáp ứng được như: Bể bơi đủ tiêu chuẩn, nơi vui chơi giải trí, thám hiểm, sản phẩm du lịch độc đáo, hàng lưu niệm đẹp, phương tiện đi lại nhanh chóng… Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào cai nói riêng chưa hấp dẫn để thu hút được khách quốc tế.
- Vị trí tài ngyên không tập trung: Là tỉnh giàu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai có thể phát triển ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, một khó khăn đối với sự phát triển ấy là tài nguyên du lịch không tập trung mà phân bố rải rác điều này gây cản trở lớn trong việc quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch và đồng thời gây khó khăn trong việc đi lại của du khách.
- Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội còn thấp kém. Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng, nhà ga, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của dân cư, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin viễn thông, mạng lưới điện, bảo tàng, rạp hát… Cơ sở hạ tầng - xã hội Lào Cai hiện nay đã phát triển nhưng chưa đồng bộ giữa các khu vực. Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư để xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo một số tuyến đường còn chậm, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.
- Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch còn kém phát triển. Các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, trang thiết bị chưa đồng bộ, các phương tiện vận chuyển vừa thiếu lại vừa kém chất lượng, hệ thống các nhà hàng ăn uống chưa đạt theo quy chuẩn. Chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thấp, đơn điệu: số lượng khách sạn từ ba sao trở lên còn khiêm tốn so với quy mô phát triển du lịch của tỉnh. Thiếu các khu vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn, khu du lịch tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh... Đây là một nguyên nhân gây cản trở đối với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Lào Cai.
- Nguồn nhân lực cho ngành du lịch Lào Cai còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ngành du lịch Lào Cai còn ở
mức độ thấp, hầu hết chưa được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, thậm trí trình độ văn hoá còn thấp. Sự quản lý và điều phối số lao động này còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lộn xộn, thiếu văn minh trong du lịch.
Từ những tồn tại trên, đòi hỏi phải vạch ra những định hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng một ngành du lịch chất lượng cao, bền vững.
Tóm lại, Lào Cai là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, bên cạnh đó được sự quan tâm Trung ương, của Tỉnh, là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành kinh tế du lịch Lào Cai đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ như doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động du lịch không ngừng tăng lên, đóng góp ngày càng nhiều vào thu nhập ngân sách của tỉnh, hàng năm giải quyết được hàng ngàn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương. Song, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành kinh tế du lịch Lào Cai không tránh khỏi những hạn chế như: chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, tốc độ phát triển của ngành còn chậm, khả năng hội nhập kém, hệ thống cơ sở vật chất cũng như lực lượng lao động, chưa đáp ứng được yêu cầu… Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khả thi để phát triển đang đặt ra một cách bức thiết.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI
3.1. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai
3.1.1. Phát triển kinh tế du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với phát triển du lịch liên vùng của cả nước
Đặc tính “liên vùng” của kinh tế du lịch là một trong những đặc tính vốn có mà mỗi vùng, mỗi quốc gia cần phải quan tâm trong quá trình phát triển. Đặc biệt, xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá hiện nay đặt ra cho các nước những thời cơ, vận hội cũng như những thách thức mới thì tính “liên vùng” càng có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù, ngành kinh tế du lịch Lào Cai luôn hướng cho mình một nét hấp dẫn độc đáo riêng, song sự phát triển của nó không thể tách khỏi xu thế thời đại, lại càng không thể tách khỏi sự phát triển chung trong vùng và quốc gia, quốc tế. Sự hợp tác, liên kết giữa các vùng và các nước trên thế giới sẽ giúp ngành kinh tế du lịch Lào Cai tranh thủ được thành tựu khoa học - công nghệ để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, đồng thời, có thể mở rộng được thị trường, phát huy lợi thế so sánh nhằm khai thác tối đa các nguồn lực trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, cần phải đặt nó trong tổng thể quy hoạch theo đặc tính chung của khu vực và sự định hướng của quốc gia. Nếu có sự liên kết các tuyến, điểm trong quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Lào Cai.
3.1.2. Phát triển kinh tế du lịch phải mang tính bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Phát triển vừa thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai
Trong bối cảnh hiện nay, một vấn đề không thể xem nhẹ là hoạt động du lịch có thể gây tổn hại đến môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, làm biến dạng các công trình văn hoá, lịch sử, thậm chí còn kéo theo cả một số tệ nạn xã hội gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tình trạng xả rác thải, tắc nghẽn giao thông tại các điểm du lịch cũng là hiện tượng đáng quan tâm. Phân tích