Nguồn Tài Nguyên Du Lịch Của Tỉnh Lào Cai


Như vậy, mặc dù nguồn lao động tương đối lớn nhưng trình độ còn chưa cao. Do vậy, trong những năm tới để phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thì Lào Cai cần phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng, góp phần giải quyết và tạo việc làm cho dân cư địa phương.

Về phát triển kinh tế

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua Đảng bộ tỉnh đã tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, có bước đi phù hợp, huy động được sức mạnh tổng hợp toàn xã hội nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao đạt 12%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng 11% so với năm 2008. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế Lào Cai đã chuyển dịch theo đúng hướng, hiện nay, tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp chiếm 34,53%, công nghiệp-xây dựng 30,36%, dịch vụ 35,11% .Những kết quả nổi bật trên, khởi đầu cho sự tiếp nối của nhiệm kỳ mới sẽ góp phần quan trọng tạo động lực phát triển cho nền kinh tế của tỉnh tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường CNH – HĐH.

Đặc điểm kết cấu hạ tầng

+ Giao thông:

Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.

- Đường bộ: Có bốn tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400 km; tám tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km


đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Hiện tại tuyến đường giao thông Hà Nội – Lào Cai (quốc lộ 70) đã được cải tạo, hoàn thành, bên cạnh đó các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch Lào Cai – Sa Pa – Bắc Hà và một số huyện khác cũng đã được đầu tư, nâng cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đặc biệt, việc khởi công tuyến đường cao tốc Lào Cai – Nội Bài với chiều dài 264km, tuyến đường này sẽ kết nối Hà Nội – Hải Phòng, với đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Khẩu (Lào Cai) tạo thành tuyến cao tốc Côn minh – Hải Phòng, một trong những tuyến đường hợp tác phát triển trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS), là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày, đêm. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 8

- Đường sông: Có hai tuyến sông Hồng và sông Chảy chảy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn.

- Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015 tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch.

Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết...

+ Hệ thống điện, thông tin văn hóa:


Hiện nay, tỉnh đã xây dựng mạng lưới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tại thành phố và các thị trấn với 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 75% hộ dân được sử dụng điện lưới. Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai – Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người dân trong tỉnh.

Hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển trên các huyện, thành phố, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch

- Hạ tầng bưu chính: Tính đến 30/9/2009, có 227 điểm phục vụ, trong đó: có 25 Bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,7km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ (đạt 97% chỉ tiêu đến năm 2010).

- Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại bình quân đạt 62,8 máy/100 dân (gồm cả cố định và di động). Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân.

- Việc phát triển hạ tầng CNTT tại các sở, ban, ngành đã được chú trọng đầu tư, kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. Đến nay đã có 42/59 cơ quan nhà nước có mạng LAN; tỷ lệ máy tính kết nối Internet chiếm hơn 60%. Hiện tại, Tỉnh đã có Cổng giao tiếp điện tử ở địa chỉ: http://w.w.w.laocai.gov.vn/ là kênh thông tin chính thức của tỉnh Lào Cai trên môi trường mạng.

+ Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe:

Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố và từng bước hoàn thiện,


100% số xã, phường, thị trấn có Trạm xá và cán bộ y tế. Tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế là 66%. Hiện nay, toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện và 36 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư các cơ sở y tế đã từng bước trang bị những thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. Tất cả đều phản ánh năng lực của ngành trên đà phát triển và đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư.

+ Giáo dục và đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh không ngừng phát triển theo hướng đa dạng hoá về loại hình, phương thức và nguồn lực, từng bước hội nhập với xu thế chung của nền giáo dục cả nước. Các ngành học, bậc học của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh về qui mô trường lớp, học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, bậc học qua các năm được giữ vững và có những chuyển biến rõ rệt. Duy trì và nâng cao tính bền vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2007 đúng tiến độ. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 99,4%. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, tỉnh có nhiều trung tâm dạy nghề ở các địa phương và ở các ngành. Điều đó cho thấy, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng được quan tâm đầu tư, phát triển tạo đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

2.1.2. Nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Lào Cai

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đặc điểm điều kiện tự nhiên đã tạo cho Lào Cai một tiềm năng du lịch thiên nhiên vô cùng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều lợi hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, leo núi…với những địa danh nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Phan Xi Păng, cửa khẩu quốc tế Lào Cai…

- Sa Pa là điểm du lịch nổi tiếng không chỉ của riêng Lào Cai mà còn của Việt Nam, là một trong 21 trọng điểm du lịch của nước ta. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình 1.200m – 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 15 –


20oC, điều kiện khí hậu rất thích hợp cho sức khỏe của con người, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan. Đến Sa Pa, du khách có thể ngắm nhìn hay leo lên đỉnh núi Phan Xi Păng – đỉnh núi cao nhất Đông Dương, tham quan Thác Bạc – thượng nguồn chính của con suối Mường Hoa, Cầu Mây – cầu treo bắc qua con suối Mường Hoa, leo núi Hàm Rồng thưởng thức vẻ đẹp của đủ loại phong lan, đỗ quyên…

- Cao nguyên đá vôi Bắc Hà: Cũng giống như Sa Pa, Bắc Hà có khí hậu quanh năm mát mẻ và là một vùng mận Tam hoa khổng lồ. Về mùa xuân, Bắc Hà như một cao nguyên trắng của sương và hoa mận với nhiều cảnh đẹp đáng chú ý như động Tảng Lùng Phìn, dinh Hoàng A Tưởng xây dựng cách đây gần một thế kỷ.

- Địa hình núi đã đưa lại cho Lào Cai nhiều hang động đẹp có giá trị cho phát triển du lịch, trong đó điển hình là động Mường Vi – còn gọi là động Thủy Tiên, là một quần thể hang động có quy mô vào loại lớn ở miền Bắc Việt Nam. Trong động có nhiều nhũ đá, cột đá tạo thành những hình thù ký thú, khi gõ vào có thể tạo ra những âm thanh như tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn. Quần thể hang động Mường Vi không chỉ đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian và đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia.

Ngoài ra còn nhiều hang động khác như động Tả Phời (Cam Đường), động Hàm Rồng (Mường Khương)…có thể đưa vào khai thác phục vụ loại hình du lịch sinh thái, tham quan.

- Địa hình dốc, chia cắt đã tạo nên đặc điểm sông suối nhiều thác, ghềnh…tạo nên cảnh đẹp hấp dẫn du khách tham quan, tắm mát như Thác Bạc, Huy Ly, Phai Na…

- Nước khoáng Tăckô: Là mạch nước ngầm trong vắt, nằm ở địa phận Mường Tiên. Nước ngọt và mát có tác dụng giải khát và chữa bệnh, rất có giá trị trong phục vụ khách du lịch.


- Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên với diện tích khoảng 29.845ha, là khu dự trữ tự nhiên lớn của Việt Nam với khoảng hơn 700 loài thực vật khác nhau. Đây thực sự là tiềm năng to lớn cho du lịch sinh thái của Lào Cai.

- Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Với những nét riêng về văn hóa - xã hội đã tạo cho Lào Cai có một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực…thể hiện bản sắc văn hóa của Lào Cai, là lực thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu.

Di tích văn hóa – lịch sử

* Di tích lịch sử

- Đền Bảo Hà: Thờ ông Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đền được xây dựng vào thế kỷ 17, được triều đình nhà Lê phong tặng “Trấn an hiển liệt”.

- Đền Mẫu: Xây dựng từ đầu thế kỷ 18 thuộc địa phận làng Lão Nhai (nay là thành phố Lào Cai). Đây là công trình thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sống ở vùng biên cương của Tổ quốc.

- Đền Thượng: Cách đền Mẫu khoảng 300m, là một ngôi đền cổ với khuôn viên rộng hàng chục hecta. Đền thờ Trần Hưng Đạo, biểu tượng văn hóa là nơi thờ cha. Đền được xây từ đầu thế kỷ 19. Khách trong và ngoài nước rất thích đến vãn cảnh chùa mỗi khi đi du lịch Lào Cai.

- Bên cạnh đó, Lào Cai còn có những di tích lịch sử mang tính cách mạng như di tích đồn Phố Ràng, pháo đài cổ, được người Pháp khởi công xây dựng, sau đó người Nhật mở rộng với hệ thống hầm ngầm sâu trong lòng núi, nhiều hang ngách chằng chịt chứa những điều bí ẩn chưa được khám phá.

* Di tích khảo cổ:


Lào Cai là tỉnh có khá nhiều di tích khảo cổ quan trọng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được trên 17 di tích văn hóa Đông Sơn. Các di tích này tập trung ở lưu vực sông Hồng tại các huyện Bát Xát, Cam Đường, Mường Khương, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Những di tích phát hiện phần lớn đều là mộ táng, trong đó di vật Đồng Thau rất phong phú, mang đặc trưng của Đông Sơn miền núi, bao gồm công cụ sản xuất (lưỡi cày, lưới cuốc, rìu, thuổng…), đồ dùng sinh hoạt (bình âu, bát đĩa…), vũ khí (giáo, dao găm, chông…) và nhiều loại nhạc khí như chuông voi và đặc biệt là trống đồng các loại, một hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn.

Bãi đá cổ Sa Pa – di sản của người Việt cổ, là một khu di tích khảo cổ quan trọng có giá trị văn hóa lịch sử lớn. Di tích bãi đá cổ rộng khoảng 8km2, bao gồm những tảng đá với nhiều lớp chạm khắc cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Các lớp chạm khắc trên đá bao gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, trong đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là một hình thức phôi thai của chữ viết đến nay vẫn chưa giải mã được.

Hiện nay, khu di tích này thu được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lễ hội truyền thống

Trong các tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng núi Tây Bắc, Lào Cai còn có những lễ hội riêng, đặc sắc. Thông qua các lễ hội này, du khách có thể hiểu được về văn hóa và con người Lào Cai.

- Hội chơi núi mùa xuân: Đây là lễ hội của dân tộc HMông còn được gọi là

Gầu Tào hoặc Sán Sải (có nghĩa là đi chơi ngoài trời hoặc chơi núi). Lễ hội thường diễn ra sau tết nguyên đán, từ mùng 3 đến mùng 5 tháng giêng tại những khu đồi thoải gần các bản làng. Lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng dân gian: Cầu con, cầu mệnh, cầu may, cầu phúc. Trong lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi, trò thi đấu như thi bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn…


- Lễ Tết Nhảy của người Dao Đỏ: Được tổ chức vào dịp tết nguyên đán, thường diễn ra tại các nhà trưởng họ. Nét đặc thù của lễ hội là tắm tượng tổ tiên bằng gỗ. Trong lễ hội còn có những điệu múa thể hiện tín ngưỡng mang màu sắc văn hóa, nghệ thuật qua đó thấy được nét sinh hoạt cộng đồng của người Dao Đỏ.

- Hội Lồng Tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, huyện Bắc Hà): Là nét sinh hoạt đặc sắc nhất của người Tày, được tổ chức vào mùng 5 tết hoặc 15 tết tại khu ruộng gần bản, trung tâm lễ hội là cây còn. Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu. Trong lễ hội có nhiều cuộc vui như thi ném còn, kéo co, chọi gà bằng hoa chuối, chọi châu bằng măng vầu, hát giao duyên…

- Hội xuống đồng (dân tộc Giáy, Phù Lá), còn được gọi là hội Cầu múa, tổ chức vào mùng 3 tết. Hội xuống đồng rất độc đáo, nó mang những nét riêng biệt, không bị ảnh hưởng pha tạp của dân tộc nào.

- Lễ lập tịch của người Dao (Khe Mạ - Bảo Thắng): Lễ thường được tổ chức vào dịp nông nhàn (trước hoặc sau tết nguyên đán). Đây là nghi lễ của gia đình khi có con trai 14-15 tuổi, mời thầy đến làm lễ chính thức nhập vào dòng họ. Sau phần nghi lễ quan trọng có múa hát rất tưng bừng, múa trống đất, múa sạp…

- Lễ hội đền làng Lão Nhai (tên gọi cũ của Lào Cai): Lễ hội tổ chức trong 3 ngày 11, 12 đến 13 tháng giêng âm lịch tại đền thờ Thánh Mẫu và khu vực bãi sông. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác nữa như: Lễ hội cúng rừng của người

Nùng ở Mường Khương, lễ hội gặt tu tu của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát, hội Cốm của người Tày, lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa phó ở Văn Bàn…tạo nên nét phong phú trong tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai và là yếu tố hấp dẫn du khách tìm hiểu, nghiên cứu.

Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

- Lào Cai là địa phương có sản phẩm thủ công truyền thống khá nổi tiếng ở Việt Nam. Thêu, dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc như Dao, HMông, Thái, Hà Nhì…Du khách sẽ được chứng kiến những động tác thao diễn tinh sảo với những hoa văn độc đáo, thông qua đó có thể tạo ra một

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí