Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Lào Cai


phương thức du lịch khác như nghiên cứu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, ký hợp đồng kinh doanh trong nước và quốc tế, xuất khẩu tại chỗ…

- Những phiên chợ vùng cao là những nét sinh hoạt có giá trị nhân văn, phục vụ tốt cho hoạt động du lịch ở Lào Cai, đó là phiên “Chợ văn hóa giao duyên” ở Sa Pa, phiên chợ Bắc Hà…

- Lào Cai không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa dân tộc đặc sắc mà Lào Cai còn nổi tiếng với nhiều món ăn mang đậm hương vị của núi rừng mà du khách đặc biệt ưa thích như cuốn sủi, khổ nhục, thắng cố, ngẩu pín…

* Đánh giá chung:

Với những nét khái quát và phân tích trên, có thể thấy rằng Lào Cai là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, đặc sắc có khả năng khai thác để phát triển với những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao. Hơn nữa, các tài nguyên phân bố một cách khá tập trung, lại kết hợp được cả tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc khai thác phát triển du lịch của Lào Cai.

Về tự nhiên, Lào Cai có tiềm năng phong phú có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm (leo núi, thám hiểm hang động).‌

Về nhân văn, Lào Cai là nơi hấp dẫn du khách đến với văn hóa dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch cộng đồng và du lịch mua sắm hàng hóa.

Tuy nhiên, do đặc điểm về tự nhiên, do tác động của hoạt động kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tiềm năng cho hoạt động du lịch, do vậy tỉnh cần có kế hoạch bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, kể cả tự nhiên và nhân văn nhằm đảm bảo phát triển trên quan điểm bền vững.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý Nhà nước về du lịch

Để KTDL phát triển đúng hướng và đạt được những thành công nhất định thì vai trò quản lý của Nhà nước vô cùng quan trọng. Quản lý Nhà nước (QLNN) về du

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 9


lịch thể hiện chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. QLNN về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước.

Với sự nhận thức đúng đắn về tiềm năng và thế mạnh để phát triển KTDL, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đi ngay vào việc xác định phương hướng, mục tiêu kinh tế - xã hội theo đặc trưng, đặc thù riêng của tỉnh Lào Cai. Trong đó, tỉnh đã sớm nắm bắt các tài nguyên du lịch, khảo sát, tổng hợp tài nguyên đó để đề ra chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để thực hiện vai trò QLNN về du lịch cũng như tăng cường sức mạnh và nâng cao hiệu quả quản lý, UBND tỉnh đã chỉ đạo việc hợp nhất các bộ phận QLNN về du lịch thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). Đồng thời cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở VHTT&DL, sắp xếp các phòng ban theo đúng chức năng, nhiệm vụ, ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ học đúng chuyên ngành về công tác tại cơ quan quản lý du lịch.

Sở VHTT&DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu và giúp cho UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở VHTT&DL chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của UBND tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch.

Đứng đầu Sở VHTT&DL là Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Sở về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm báo cáo trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch khi được yêu cầu. Tiếp đó là Phó giám đốc và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở. Ngoài ra còn có các đơn vị trực thuộc Sở là Trung tâm xúc tiến


đầu tư – thương mại và du lịch tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu thực tế, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1899/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm thông tin du lịch Lào Cai và hệ thống 2 nhà du lịch tại Sa Pa, Bắc Hà.

Có thể nói, trong những năm qua công tác QLNN về Du lịch của tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy KTDL phát triển theo đúng hướng. UBND tỉnh đã chỉ đạo việc triển khai, hướng dẫn Luật du lịch và các văn bản dưới Luật đến các cơ sở KDDL, các huyện, thành phố. Triển khai Nghị định 92/2008/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Luật Du lịch; ban hành Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 23/1/2008 về ban hành quy chế quản lý một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm tăng cường hơn nữa công tác QLNN về du lịch.

Bên cạnh đó, Tỉnh không ngừng tăng cường công tác quản lý cơ sở KDDL, tiến hành thẩm định các cơ sở lưu trú, phân loại rõ hạng. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở lưu trú, phòng văn hóa thông tin các huyện, thành phố thực hiện các quy định về việc phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình phục vụ khách. Việc quản lý giá cơ sở lưu trú đã được thực hiện tốt với việc tổ chức ký cam kết thực hiện văn minh trong kinh doanh cơ sở lưu trú và đăng ký giá phòng theo mùa vụ du lịch. Các cơ sở lưu trú hiện nay hầu hết đều đạt tiêu chuẩn tối thiểu, việc đánh giá xếp hạng được thực hiện theo các tiêu chí quy định của Tổng cục Du lịch và các văn bản quản lý của địa phương.

Tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý lữ hành quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Quy chế quản lý du lịch tại huyện Sa Pa, đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, hoạt động đúng pháp luật. Từ năm 2006 – 2009 đã tổ chức 6 phiên hội đàm và ký kết Biên bản hợp tác với Cục du lịch tỉnh Vân Nam, Cục du lịch châu Hồng Hà, Chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu – Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác quản lý và phát triển du lịch giữa hai bên. Thanh tra du lịch thường trực hàng ngày tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động lữ hành. Trong năm 2007 – 2009 đã kiểm tra trên 50 đơn vị kinh doanh du lịch và xử phạt vi phạm hành chính 26 triệu đồng, góp phần đưa các hoạt động lữ hành


tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai nói riêng và hoạt động du lịch của tỉnh Lào Cai nói chung dần đi vào chuyên nghiệp.

Với nhiệm vụ và quyền hạn quy định của mình theo pháp luật, Sở VHTT&DL cũng đã thực hiện tốt vai trò chỉ đạo của mình. Sở đã xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch cũng như phương hướng và nhiệm vụ để thực hiện có hiệu quả đề án phát triển KTDL của tỉnh, từng bước mở rộng và phân cấp quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời Sở VHTT&DL xây dựng xong Chính sách khuyến khích phát triển du lịch tỉnh Lào Cai theo trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình tỉnh phê duyệt.

Đặc biệt, trong năm 2009 có thể nói là một năm không ít khó khăn đối với du lịch Lào Cai. Suy thoái kinh tế toàn cầu, giá tour tăng, dịch bệnh…ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào Cai nói riêng. Trước tình hình khách quốc tế giảm và khó khăn của doanh nghiệp du lịch, ngành Du lịch Lào Cai đã xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai giải pháp cấp bách để thu hút khách quốc tế và tăng trưởng du lịch nội địa tỉnh Lào Cai năm 2009. Ngành đã xác định được các giải pháp quan trọng, cấp bách bao gồm: tăng cường xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mới, đổi mới tổ chức các sự kiện du lịch và tăng cường hợp tác quốc tế. Sở VHTT&DL đã phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành chung về thị trường du lịch, quy tụ sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch vì một mục đích xây dựng những gói sản phẩm kích cầu, chương trình khuyến mãi và tour du lịch giảm giá nhằm thu hút du khách, kiềm chế sự sụt giảm về lượng khách và doanh thu du lịch...Gói giải pháp được thực hiện đã tác động mạnh đến việc hợp tác xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch, dịch vụ giữa các cơ quan nhà nước và khối tư nhân, qua đó nâng cao hiệu quả kích cầu du lịch, kịp thời góp phần tháo gỡ trước những khó khăn, thách thức với những giải pháp mang tính chất cụ thể.

Mặc dù, việc thực hiện gói giải pháp vẫn chưa phát huy hết tác dụng và hiệu quả do các đơn vị chưa có sự hợp tác sâu, chưa tạo đà thúc đẩy đủ mạnh cho sự nghiệp phát triển du lịch chung. Song có thể nói rằng, với sự quan tâm chỉ đạo thực


hiện kịp thời và phát huy vai trò QLNN về du lịch trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực KTDL đồng thời góp phần tạo động lực thực sự thúc đẩy KTDL tỉnh Lào Cai ngày càng tăng trưởng và phát triển.

2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Trong những năm qua, tỉnh đã tăng cường và tập trung nguồn vốn đầu tư vào phát triển KTDL. Việc thu hút các dự án đầu tư vào cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch được thực hiện tốt, đã có nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, đăng ký đầu tư như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Công ty đầu tư xây dựng Việt Nam (Secoin), Công ty du lịch Saigon Tourism, Công ty cổ phần du lịch Hoàng Gia (Khách sạn Grand Royal)…Đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, trong đó có 12 doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư là trên 800 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vui chơi giải trí (đặc biệt là hệ

thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp) trong toàn tỉnh ước đạt 1.220.522 triệu đồng6.

Đặc biệt trong 3 năm qua, đã đầu tư 34,469 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và vốn từ hạ tầng du lịch quốc gia vào hệ thống các đường du lịch tại Sa pa, Bắc Hà đã trở thành “vốn mồi” quan trọng để thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch Lào Cai. Qua đó đã thu hút được nhiều dự án du lịch trên địa bàn tỉnh như dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Kim Thành, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Sa Pa với tổng số vốn xấp xỉ 300 tỷ đồng đầu tư chủ yếu tại Lào Cai, Huyện Sa Pa.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung đầu tư một số điểm du lịch có sức hút đối với du khách như Quần thể khu di tích Đền Thượng, công viên Nhạc Sơn, và tiến hành nâng cấp một số điểm du lịch (Cát Cát, Hàm Rồng – Sa Pa…).

Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng phức tạp cùng một số nguyên


nhân từ phía các chủ đầu tư và yêu cầu trong công tác quy hoạch của tỉnh Lào Cai nên năm 2009 có 6 dự án trong lĩnh vực khách sạn, du lịch sinh thái của các chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Đông Á; Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; Công ty Cố phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại; Điện lực Miền Bắc; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Công ty Cổ phần Sài Gòn Sa pa; Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam đã bị tạm dừng triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư chưa thực sự tốt đã tác động không nhỏ tới tâm lý của các chủ đầu tư mới vào các dự án du lịch lớn trên địa bàn. Đây cũng là những trở ngại không nhỏ trong thu hút đầu tư phát triển cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch và thu hút khách du lịch thu nhập cao đến với Lào Cai. Do đó, để tạo điều kiện cho KTDL phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, thì Lào Cai cần phải đề ra giải pháp tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để tăng thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2.2.3. Tình hình xúc tiến, quảng bá và liên kết, hợp tác du lịch

Với sự nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết và hợp tác du lịch đối với sự phát triển của KTDL, trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư và thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư du lịch. Giai đoạn 2006 -2010 với mức kinh phí ước đạt 12,557 tỷ đồng (chủ yếu từ nguồn xã hội hóa và các tổ chức phi chính phủ)7, góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch và các dự án đầu tư.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua tổ chức các sự kiện. Một loạt các ấn phẩm với nội dung phong phú, thông tin tiện ích như sách ảnh du lịch Lào Cai, cẩm nang du lịch, bản đồ du

lịch…được phát hành, mặt khác tỉnh cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá du lịch với ba Website riêng về du lịch và 1 Website chung với nhiều modul về du lịch (www.vanhoalaocai.vn). Những Website này là kênh tuyên truyền


nhanh, hiệu quả và kịp thời về nhiều sự kiện du lịch của Lào Cai. Bên cạnh đó, liên tục trong những năm qua, Lào Cai đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa du lịch lớn, thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu phải kể đến là “Lễ hội Đền thượng”; “Tuần văn hóa du lịch Sapa”; “Chương trình khám phá Fansipan”… với sự đổi mới về nội dung, hình thức phong phú và hấp dẫn, gắn kết văn hóa truyền thống với các hoạt động văn hóa, thể thao, thương mại và ẩm thực, qua đó thu hút được hàng chục nghìn lượt khách, phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến tham dự.

Đặc biệt, với vệc thành lập Trung tâm Thông tin du lịch tỉnh Lào Cai theo quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2007 và hệ thống 2 nhà du lịch tại Sa Pa, Bắc Hà, quầy thông tin ga Lào Cai đã phát huy hiệu quả (đã tư vấn du lịch cho 44.500 lượt khách), góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin, tư vấn và xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai, hướng công tác xúc tiến du lịch của tỉnh vào chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tổ chức trong và ngoài nước. Tỉnh đã phối hợp thành công với các tỉnh Yên Bái – Phú Thọ theo “Chương trình Du lịch về cội nguồn”, chương trình hợp tác phát triển du lịch khu vực Tây Bắc, mở rộng và hợp tác phát triển du lịch Lào Cai – Hà Giang. Hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng thông qua các hoạt động: Hội nghị hợp tác khai thác phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hợp tác với vùng Aquitaine – Cộng hòa Pháp…Trong giai đoạn 2006 - 2009, Lào Cai đã thu hút được 7 dự án đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực du lịch với tổng số vốn 28,621 triệu USD và 1 dự án đầu tư từ nguồn viện trợ không hoàn lại với số vốn là 1.790.000 Euro.

Đặc biệt, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xã hội hóa hoạt động du lịch ngày càng đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2006 - 2009 đã thu hút được 28 doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện du lịch của tỉnh với tổng số tiền và giá trị hiện vật tài trợ lên tới 3,8 tỷ đồng, trong đó đã ký hợp đồng với Tổng công ty hàng không (Vietnam


Airline) là nhà tài trợ chính cho Chương trình Du lịch về cội nguồn với tổng số tiền và hiện vật tài trợ là 3,3 tỷ đồng.

Qua sự phân tích trên có thể thấy, công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Lào Cai đã được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch và các dự án đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn gặp phải một số khó khăn và hạn chế về kinh phí, hoạt động quảng bá xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có chiến lược, mới chỉ tập trung quảng bá trong nước và các thị trường gần, chưa chú trọng quảng bá thị trường ngoài nước và những thị trường xa theo chủ điểm, trọng điểm hoặc sản phẩm đặc thù theo nhu cầu thị trường.

2.2.4. Thực trạng nguồn lao động trong ngành du lịch

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ lao động trong ngành du lịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc khai thác có hiệu quả cũng như bảo tồn lâu dài các nguồn tiềm năng du lịch của đất nước, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng, hấp dẫn khách. Đội ngũ này cũng thể hiện khả năng tiếp thu kinh nghiệm du lịch quốc tế, cũng như khả năng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng là nhằm đảm bảo cho Du lịch Lào Cai phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách. Đây chính là quá trình cụ thể hóa về nhân tố con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Du lịch phát triển đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đến hết năm 2009 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 3.200 người, lao động gián tiếp là

5.000 người. Tuy số lượng lao động của ngành tăng trưởng khá nhanh nhưng với số lượng khách lớn như hiện tại (700.451 lượt khách) thì số lượng lao động này chưa tương xứng. Số lượng đó chưa đủ để triển khai các hoạt động du lịch ngày một đa dạng hóa về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các loại sản phẩm du lịch.

Thời gian qua, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cũng đạt được một số kết quả khá tốt. Từ năm 2006 đến nay đã tổ chức đào tạo cho trên 400 lao động nông thôn các nghiệp vụ về du lịch và các kỹ năng phục vụ du lịch cộng đồng tại các xã Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ huyện Sa Pa (theo nguồn vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2022